Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Lựa chọn ghế ngồi ô tô và quy tắc đảm bảo an toàn cho bé bạn cần biết



Ghế ngồi ô tô cho bé hiện nay đang rất phổ biến vì tính đảm bảo an toàn cao cho trẻ khi ba mẹ chở bé bằng ô tô, với nhiều loại ghế ngồi và mẫu mã khác nhau, làm sao để lựa chọn được sản phẩm hợp lý? Thì bạn hãy tìm hiểu cách chọn mua và quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng ghế cho bé nhé!


 
Hiện nay, sự dư giả về kinh tế đã và đang khá phổ biến trong xã hội nước ta hiện nay, việc mua ô tô để phục vụ cho việc đi lại của các gia đình ngày càng phổ biến. Với những nhà có con nhỏ, các bậc phụ huynh còn cẩn thận mua thêm chiếc ghế ngồi riêng cho bé đặt trong ô tô nhà mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé thì việc sử dụng chiếc ghế đó một cách đúng nhất lại cực kì quan trọng.

Ngay với các nước mà ô tô đã là phương tiện di chuyển phổ biến như ở Mỹ cũng có tới 7/10 ghế cho trẻ trên ô tô bị sử dụng sai cách. Theo khảo sát của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đối với 5.000 trường hợp thì có tới 70% ghế ngồi cho trẻ nhỏ trên ô tô là loại không phù hợp hoặc lắp sai, trong khi 95% bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình đã an toàn. Vì vậy, đừng nghĩ rằng cứ mua ghế lắp vào cho con ngồi là đã an toàn, bạn hãy học cách sử dụng chúng một cách cẩn thận nhất để bảo vệ bé yêu nhé.

1. Cách chọn ghế ngồi cho bé

Không chỉ là các đồ ăn bạn mới cần xem hạn sử dụng mà ngay cả với chiếc ghế ngồi cho bé bạn cũng cần phải kiểm tra hạn sử dụng của ghế, ghế có phải là sản phẩm thuộc danh sách bị thu hồi ở một quốc gia nào đó không hoặc có đúng kích thước, lứa tuổi phù hợp với con bạn không.
Theo NHTSA, tùy theo từng giai đoạn phát triển, trẻ cần có qua 4 thời điểm cần sự điều chỉnh ghế ngồi trên ô tô khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và chiều cao. Tuỳ từng trường hợp, cha mẹ sẽ phải chọn loại ghế lắp quay về phía trước hay sau xe, loại có nâng hay không.
=>Dưới đây là 4 quy tắc sử dụng ghế ô tô an toàn cho bé:
Thông thường, ghế ô tô được phân loại như sau:
- Ghế ô tô sơ sinh dùng cho bé từ sơ sinh đến khoảng 10kg (tương đương 12 tháng tuổi).
- Ghế ô tô cho dùng cho bé nặng khoảng 9kg tới 18kg (tương đương từ 1 tuổi tới 4 tuổi).
-Ghế ô tô dùng cho bé nặng khoảng 15kg tới 36kg (tương đương 3 tới 12 tuổi).
Nếu điều kiện gia đình khá gải hơn thì bạn có thể lựa chọn loại cao cấp hơn bằng cách bạn tham khảo các loại ghế có trang bị Eggshock – bọt biển hoặc Eggshock α – chất gel trong đặc biệt giúp hấp thu và phân tán các rung động và giảm chấn động rung lắc vào phần đầu em bé trong suốt chuyến hành trình.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của các loại ghế ô tô cao cấp là đều sử dụng chất liệu vải có kết cấu 3 chiều kết hợp với foam thông khí giúp nhanh chóng lưu thông không khí, giảm nhiệt độ tiếp xúc giữa cơ thể bé với đệm ghế.
Nhiều gia đình, vì nghĩ bé nhà mình cũng ít dùng đến chiếc ghế này nên để tiết kiệm, nhiều gia đình hay đi mượn bạn bè hoặc mua một chiếc ghế đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên, cách làm đó không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé nhà bạn vì bạn khó để biết chiếc ghế đó đã bị hỏng chưa, hoặc có bị mất phụ tùng nào không. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng ghế đã xuất xưởng quá 6 năm, vì nhựa và các vật liệu khác ở khung ghế có thể yếu đi theo thời gian, hoặc không còn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới.

2. Cách lắp đặt ghế ngồi cho bé

Khi lắp ghế cho con trên ô tô, các bậc cha mẹ thường mắc phải các lỗi lắp đặt sau: lắp lỏng, hoặc cài dây an toàn sai. Trong một số trường hợp, họ thậm chí không cài dây đai an toàn của ghế, hoặc chỉnh sai các điểm chốt. Về nguyên tắc, ghế cho trẻ không được dịch chuyển quá 2,5cm sang hai bên hoặc trước – sau khi bạn kéo vào các điểm chốt phía dưới của dây đai.
Điều cần thiết là các bậc cha mẹ phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không ít bậc cha mẹ đều đặt niềm tin quá cao vào sự hiểu biết của mình nên họ thường mắc sai lầm, đơn giản nhất vì nghĩ mình đã biết chắc chắn cách dùng ghế và họ đã không thèm đọc tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Vị trí lắp ghế ngồi cho bé

Với bé dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10kg bắt buộc phải lắp ghế ô tô ngược chiều với người lái xe (tức là bé sẽ ngồi quay mặt về phía sau xe). Với bé lớn hơn hoặc cân nặng hơn thì lắp ghế ô tô xuôi chiều với người lái xe.
Vị trí lắp tốt nhất, an toàn nhất là vị trí phía sau người lái xe. Vì ở đó trẻ tránh xa nhất khỏi tác động từ hai bên hông xe nếu xảy ra va chạm, và cũng tránh được nguy hiểm từ kính chắn gió và táp lô.
Tuyệt đối không lắp ngược ghế ô tô ở phần ghế có lắp đặt túi khí, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho bé.
Đối với những nhà có 2 bé thì bạn đừng lo lắng về sự lắp đặt ghế trên xe như thế nào cho tốt, bạn có thể lắp mỗi ghế ở một bên của hàng ghế sau. Trẻ từ 12 tuổi trở xuống không nên đặt ngồi ở hàng ghế trước, để tránh bị chấn thương do túi khí nổ mạnh và nguy hiểm đến từ phía kính chắn gió và bảng điều khiển.

4. Chốt an toàn cho bé

Khi bé đã được ngồi trong ghế, nếu trẻ không được giữ vững bằng dây an toàn thì việc dùng ghế chẳng còn tác dụng gì cả. Lỗi thường gặp đối với cha mẹ chính là dây an toàn giữ trẻ trong lòng ghế, nếu để dây quá lỏng hoặc chạy qua những đường rãnh không đúng khiến trẻ không được giữ chặt và đúng kiểu trong ghế, hoặc dây đai đã quá sờn hoặc bị hỏng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của trẻ. Tất cả ghế ngồi cho trẻ trên ô tô đều được thiết kế có một phần ghim cố định dây đai an toàn và bạn phải chỉnh sao cho nó này nằm ở vị trí ngang nách trẻ như ảnh dưới đây.
Khóa đai an toàn nên nằm trên phần xương chậu của bé, không phải trên phần bụng.Khi cho bé ngồi trong ghế, bạn cũng nên quan sát xem liệu bé đã thực sự thoải mái khi ngồi trên ghế chưa, có bị khó chịu ở đâu không, ngoài việc quan sát và hỏi bé thì bạn có thể biết chúng có thoải mái hay không bằng cách bạn kiểm tra trực tiếp. Nếu bạn không thể đút hơn hai ngón tay vào giữa phần đai an toàn và ngực em bé của bạn thì đó cũng chính là dấu hiệu để cho bạn biết con bạn đã an toàn và thoải mái để thực hiện chuyến đi của mình. Hãy thắt dây đai để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con bạn nhưng bạn cũng đừng quên về sự thoải mái cho bé.
Tuy ghế ngồi ô tô cho bé có thể đảm bảo được sự an toàn nhưng để nó được phát huy tốt nhất thì bạn nên biết về một số khái niệm sử dụng và hiểu biết an toàn khi sử dụng. Chúc bạn và bé luôn an toàn trên những chặng đường dài nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét