Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Ba mẹ nên lựa chọn núm ty và bình sữa cho bé thế nào?



Sử dụng đúng núm ti



Các bà mẹ có thể lựa chọn núm ti bằng cao su, silicone hoặc mủ cao su. Núm ti bằng mủ cao su thì mềm hơn, co giãn hơn nhưng không bền. Núm ti bằng silicone thi chắc chắn hơn và giữ hình dáng lâu hơn.

Các bà mẹ cũng có thể lựa chọn hình dạng của núm ti: núm ti theo truyền thống, núm ti chỉnh răng hoặc núm ti có đầu dẹt. Núm ti chỉnh răng được thiết kế phù hợp với vòm miệng và nướu, có một bầu ti phẳng đặt trên đầu lưỡi của trẻ. Núm ti có đầu dẹt mô phỏng hình dạng vú của mẹ.

Núm ti có các kích cỡ và dòng chảy sữa khác nhau vì thế các bà mẹ có thể thử một vài cỡ để tìm ra loại nào phù hợp nhất cho con của mình tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dùng núm ti của trẻ lớn. Khi nào các bà mẹ biết được cái mà con mình thích có thể mua đủ lượng núm ti dùng trong vài tháng.

Khi nào các bà mẹ cần thay thế núm ti cho trẻ?

Sữa cần nhỏ giọt đều qua núm ti, nếu sữa chảy ra mạnh, lỗ quá to thì đó là lúc cần thay đổi núm ti.Các bà mẹ nên kiểm tra núm ti định kì để biết được các dấu hiệu như mòn, mất màu để thay thế tránh những nguy hiểm gây ngạt cho bé.

Độ tuổi: Nếu trẻ sơ sinh đang bú bình các bà mẹ nên mua loại bình nhỏ nhất và để trẻ thử quyết định xem loại núm ti nào là phù hợp nhất. Nếu trẻ đang cai sữa và chuyển sang dùng bú bình thì nên mua loại núm ti phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Điểm mấu chốt: Nên mua núm ti đồng bộ với bình. Tuy nhiên, các bà mẹ nên mua một loạt các núm ti và xem loại nào phù hợp nhất cho con mình.

Cách chọn loại bình đúng

Nếu như hai mươi năm trước thì chỉ có một loại bình nhưng bây giờ các bà mẹ có thể lựa chọn loại bình có góc cạnh bên phải, loại bình này không khí ít đưa vào bên trong núm ti hay loại bình có dạng thuôn mà trẻ có thể tự cầm và rất nhiều các loại bình dùng một lần. Các bà mẹ cũng có thể lựa chọn bình nhựa hay bình thủy tinh.

Bình nhựa không vỡ nhưng nhanh hỏng nên các bà mẹ cần thay thường xuyên. Bình thủy tinh tốt hơn để giữ chất dinh dưỡng trong sữa và không cần thay thế nếu chúng không bị vỡ hoặc nứt.

Bình nhựa có an toàn hay không?

Bình sữa được làm từ 2 loại hợp chất khác nhau: Polyethylene và Polycarbonate. Theo các cuộc kiểm tra gần đây cho thấy một loại hóa chất có tên gọi là Bisphnol A có thể ngấm từ nhựa polycarbonate vào trong sữa khi bình sữa được làm nóng ở 100 độ C từ 20 đến 30 phút.

Các nhà sản xuất bình sữa luôn duy trì việc kiểm tra bình sữa nhưng cũng không đưa ra được mức độ chính xác về mức bisphenol A ngấm vào trong sữa từ nhựa bởi vì không ai đun sôi sữa trước khi cho trẻ bú. Các nhà sản xuất cũng cho rằng trẻ em đã được bú bình nhựa polycarbonate từ hơn 30 năm nay mà chưa có bất cứ chứng minh nào chất Bisphenol A gây độc hại cho trẻ. Cả Cục quản ly thực phẩm và dược của Mỹ và Hiệp hội các nhà sản suất sản phẩm đều cho biết bình sữa làm ấm đến nhiệt độ trong phòng thì là an toàn cho trẻ.

Vậy các bà mẹ nên làm gì?

Trước hết, các bà mẹ không nên giữ sữa trong bình nhựa. Chỉ cho nước vào bình trước khi cho trẻ uống và bỏ phần thừa nếu còn. Thứ 2 làm theo hướng dẫn của Cục quản lý thực phẩm và dược và không cho sữa vào bình nước quá nóng. Nếu các bà mẹ không thích sử dụng bình polycarbonate, thì sẽ có 2 sự lựa chọn: bình thủy tinh hoặc bình tái chế không chứa chất Bisphenol –A. Lựa chọn các phụ kiện đi kèm Các phụ kiện đi kèm hiện đại sẽ dễ dàng làm sạch, làm ấm và khử trùng. Túi cách nhiệt sẽ giữ nhiệt độ cho bình sữa ngay cả khi bạn đang đi trên đường hoặc chỉ đi công viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét