Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Chọn mua quần áo không gây dị ứng cho bé

Nồng độ PH của sợi vải quá mức độ cho phép là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc con bạn bị dị ứng bởi những bộ quần áo bé đang mặc trên người. Dưới đây là một số thông tin từ những chuyên gia trong ngành chia sẻ với các bậc cha mẹ về cách chọn quần áo mà không gây dị ứng cho con.
Thông tin được các phương tiện truyền thông trích nguồn từ Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, nhiều lô quần áo trẻ em có chỉ số pH cao hơn 8,7 trong khi hạn mức tiêu chuẩn là 7,5 pH.
Có lô hàng quần áo được ghi ngoài nhãn mác làm từ sợi terylene (sợi tổng hợp), nilon và spandex nhưng lại sử dụng sợi gai. Hàng loạt quần áo trẻ em có độ bền màu kém và sợi vải chứa các chất độc hại quá mức. Chỉ có 53,5% vải sợi may quần áo là đạt tiêu chuẩn an toàn.

Khảo sát tại một số địa điểm bán nhiều quần áo trẻ em tại Hà Nội cho thấy, nguồn hàng chủ yếu là từ Trung Quốc, nhiều loại quần áo không có chỉ số hay ký hiệu về độ an toàn.

Theo ông Nguyễn Sĩ Phương, phó viện trưởng Viện Dệt may, trong chỉ tiêu sinh thái dệt của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đề cập nhiều về nồng độ pH còn tồn dư trong quần áo, kể cả quần áo trẻ em. Vải và quần áo nhập về nước cũng chưa kiểm tra về nồng độ này. pH có thể có từ quá trình sản xuất sợi vải như tẩy, tuốt hay hồ...

Cách chọn quần áo cho bé

PGS.TS Nghiêm Xuân Thung, khoa Hóa (Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, quần áo có nồng độ pH cao quá 8,0 sẽ không tốt cho sức khoẻ người mặc, nhất là đồ dành cho trẻ em.

Nhà sản xuất chưa công bố nồng độ pH tồn dư trong quần áo

"Nồng độ pH cao trong quần áo trẻ sẽ dễ dàng tan ra khi trẻ có mồ hôi. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác ngứa, rít khó chịu, thậm chí viêm loét da", PGS Thung cảnh báo.

Về chất liệu vải, ông Nguyễn Sĩ Phương phân tích: Vải terylene, nilon và spandex là sợi tổng hợp được chiết xuất từ dầu mỏ, đảm bảo vệ sinh, hút ẩm và thoáng khí, tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ. Còn sợi gai làm từ sợi nhân tạo, khả năng hút ẩm kém.

"Có thể vì lý do nào đó như lợi nhuận, nhà sản xuất đã thay thế loại vải. Trẻ mặc quần áo loại vải này sẽ bị ngứa, mẩn vì bị chà xát", ông Phương cho hay.

Các chuyên gia đều cho rằng, có thể giảm bớt nồng độ pH ở quần áo trẻ bằng cách ngâm kỹ vào nước sau đó giặt sạch trước khi mặc. "pH là chất tan trong nước, vì thế ngâm lâu sẽ giảm được nồng độ", PGS Thung cho hay.

Chị Nguyễn Thùy Trang chia sẻ về cách chọn đồ trẻ, nên chọn loại vải mềm, nhẹ, tránh vải có sợi kim tuyến hay dạ gai, xơ vì mặc vào sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chọn vải dạ nên chọn loại có lớp lót phía trong đảm bảo trẻ không bị ngứa mà vẫn ấm...

Theo TS Trần Thu Nam, nguyên cán bộ Viện Hóa học công nghiệp khi giặt quần áo nên sử dụng loại xà phòng an toàn và giũ nước nhiều lần trước khi phơi nhằm giảm nồng độ pH có thể tồn dư từ xà phòng. Nếu không giũ sạch, nồng độ pH tồn cũng có thể cao hơn 7,5.

Theo Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 mới nhất, được công bố ngày 1/1/2010, các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em và sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da phải có độ pH trong khoảng 4,0 - 7,5. Da người bình thường có tính axit yếu, độ pH từ 4,5 - 6,5, nhờ vậy, có thể bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Độ pH trong quần áo quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của độ pH trên da, khiến da bị kích thích hoặc làm giảm khả năng bảo vệ của da trước sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Chất liệu vải may quần áo sơ sinh không gây dị ứng cho trẻ

Mùa hè nên chọn quần áo làm bằng chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi và không làm hại da bé, chọn loại nỉ dày dặn vào mùa lạnh. Nên chọn size rộng cho bé vì vải cotton thường co lại sau lần giặt đầu tiên. Chọn loại áo loại xé dán hay buộc dây, tránh các áo có cúc dễ khiến da bé bị hằn lên do cúc áo tì vào. Màu trắng, nhạt được khuyên dùng với trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Các mẹ cũng nhớ lộn phần mặt trong quần áo của con ra ngoài để tránh phần vải khâu chà lên da bé trong thời gian đầu mới sinh.
Chọn sản phẩm được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy.

Nhãn hiệu quần áo

Để ý đến nhãn sản phẩm: Đọc kĩ thông tin được ghi trên nhãn của sản phẩm, bao gồm tên hãng sản xuất, thành phần (chất liệu), cách giặt. Chọn mua sản phẩm của những tên tuổi quen thuộc, như các hãng sản xuất trong nước hoặc các hãng nổi tiếng, tùy thuộc vào túi tiền của mẹ, tránh các đồ không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Cắt bỏ phần nhãn mác trên quần áo trước khi cho bé mặc vì phần nhãn này có thể cọ xát vào da gây khó chịu cho bé.

Kích thước, tính chất vải, cách bảo quản quần áo cho bé

Quần áo thường được nhuộm bằng các loại phẩm màu như azo. Các phẩm màu này có khả năng chuyển hóa thành những hợp chất thơm, có nồng độ pH cao. Khi nhuộm các sản phẩm dệt may, lượng amin thơm được thải ra khá lớn. Nếu khâu xử lý kém thì các hợp chất amin thơm sẽ tồn tại trong sản phẩm sau khi nhuộm. Việc tiếp xúc với các amin thơm thường gây ra triệu chứng đau đầu, thiếu máu, giảm thị lực. Nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ung thư bàng quang, gan, vú, hệ thống tiết niệu, và kích ứng da ở trẻ em. Do vậy cần tránh chọn các loại quần áo có màu sắc sặc sỡ, quần áo chưa được xử lý thuốc nhuộm tốt. Mẹo nhỏ các mẹ có thể áp dụng là khi  mua quần áo, các mẹ có thể đưa lên mũi ngửi. Nếu là chất vải tốt sẽ có mùi thơm nhẹ, ngược lại vải chứa nhiều hóa chất sẽ có mùi khác thường. Nên giặt quần áo trước khi cho bé mặc, nếu nhận thấy quần áo bị phai màu (ra thuốc nhuộm), cần giặt lại nhiều lần cho đến khi thật sạch.

Không chọn các bộ đồ quá bé, hay bó sát cơ thể bé gây khó khăn trong khi cử động. Hơn nữa, đồ quá chật khi mặc sẽ chà sát vào da bé, gây sưng tấy, hăm đỏ.

Quần áo cũ

Cho bé mặc lại các bộ đồ cũ không hẳn là một ý kiến tồi, vì với quần áo cũ, các sợi vải đã được giặt lại nhiều lần thường sẽ mềm và dễ mặc hơn so với quần áo mới, lại không gây hại cho da bé, đồng thời cũng tiết kiệm cho mẹ.
Giặt quần áo đúng cách cũng là cách bảo vệ bé khỏi các vấn đề do chất vải gây ra. Mẹ nên đọc kĩ phần hướng dẫn cách giặt được ghi trên nhãn sản phẩm.
Với những mẹo chọn quần áo không gây dị ứng cho trẻ nhưng thiết thực trên đây, hi vọng sẽ giúp mẹ có những lựa chọn phù hợp cũng như an toàn về quần áo cho bé, giúp bé luôn khỏe mạnh và đáng yêu.



Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Chú ý quan trọng khi chọn mua đồ chơi nhựa cho bé

Để mua đồ chơi an toàn với bé thì cách tốt nhất là chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không chọn mua đồ chơi trôi nổi không rõ nguồn gốc, hãy đặt an toàn sức khoẻ cho bé lên hàng đầu.
Mẹ rất dễ mua đồ chơi nhựa kém chất lượng cho bé
Tại sao phải cẩn thận với đồ chơi bằng nhựa?
Không phải chỉ với đồ chơi bằng nhựa bạn mới cần cẩn trọng mà với tất cả các món đồ chơi cho bé bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề an toàn và chọn lựa đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé. Tuy nhiên do phần lớn các món đồ chơi thường được sản xuất bằng nhựa nên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin được đề cập đến nguy cơ từ đồ chơi sản xuất từ nhựa không an toàn.
Thường để giảm giá thành, các nhà sản xuất có thể sử dụng các loại nhựa tái sinh, nhựa phế thải từ nhiều nguồn khác nhau và thậm chí thu gom cả những loại nhựa có trộn lẫn với các chất thải hữu cơ để sản xuất đồ chơi. Việc sử dụng các loại nhựa không bảo đảm chất lượng như nhựa tái chế PVC khi qua xử lý nhiệt có thể thải ra khí clo, là một chất oxy hóa có độc tính cao hoặc thành phần nhựa có chứa lượng phthalates cao sẽ gây ra các nguy cơ về rối loạn nội tiết tố, nguy cơ dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản… Đây chỉ là 2 ví dụ về ảnh hưởng của các loại hoá chất thường dùng có trong nhựagây hại đến sức khoẻ của bé còn trong thực tế, các loại hoá chất trong đồ chơi có thể gây hại là rất nhiều.
Ngoài ra để làm cho các món đồ chơi ấn tượng, màu sắc thật bắt mắt hoặc làm cho món đồ chơi bền, dẻo hay rắn chắc, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm một số chất như muối kẽm, muối catmi, muối đồng, hoặc sử dụng thuỷ ngân, chì và các sơn màu giá rẻ không đảm bảo chất lượng. Những loại hoá chất này nếu không được kiểm định phân loại thành phần và hàm lượng an toàn thì một số chất phụ liệu hoàn toàn có khả năng gây hại cho bé (ví dụ chất hoá dẻo DBP (Dibutyl Phthalate) hay DOC (Dioctyl Phthalate) có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc trực tiếp lâu dài. Những chất như chì, thuỷ ngân có thể thẩm thấu và hấp thu bởi cơ thể của trẻ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngấm qua da trong quá trình chơi, tiếp xúc với các loại đồ chơi này.

Lưu ý khi chọn mua đồ chơi nhựa cho bé
Có thể các bậc cha mẹ biết về những nguy hại do đồ chơi bằng nhựa không an toàn mang lại, nhưng vấn đề là rất khó để phân loại, kiểm định những loại đồ chơi cho bé được bày bán tràn lan trên thị thường như hiện nay. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm cách nào để chọn mua đồ chơi nhựa an toàn cho bé?
Cách tốt nhất là chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Ưu tiên những đồ chơi mà các nhà sản xuất công bố được những giấy chứng nhận của các cơ quan chứng minh được nguyên liệu và quá trình sản xuất, sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ. Tuyệt đối không vì rẻ hay vì kiểu dáng màu sắc ấn tượng mà chọn mua đồ chơi trôi nổi không rõ nguồn gốc, hãy đặt an toàn sức khoẻ cho bé lên hàng đầu.
Không mua các loại đồ chơi bằng nhựa có kích thước quá nhỏ, có thể tháo lắp vì bé có thể nuốt chúng trong quá trình chơi. Ngoài ra các đồ chơi có góc cạnh nhọn cũng cần loại ra khỏi danh sách đồ chơi của bé.
Có rất nhiều loại nhựa có thể nhận định chủ quan ngay khi cầm lên tay như có mùi khét nặng, giòn, dễ gãy, nhiều tạp chất nổi hẳn trên bề mặt. Các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý các chi tiết này khi chọn đồ chơi cho con.


Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Chọn đồ chơi cho con theo cách người Nhật

Trẻ còn nhỏ, chưa biết đọc, biết chữ nên phương tiện để bé tìm hiểu và khám phá thế giới thường là các món đồ chơi. Tuy nhiên, để phát huy sức sáng tạo và khả năng tư duy cho con, người Nhật có những cách chọn đồ chơi riêng rất đáng để học tập. Các mẹ hãy xem tham khảo để có thêm phương án cho bé nhé!
·Dưới đây là những quy tắc nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru khuyên bố mẹ khi chọn đồ chơi và chơi với con.

Đừng mua cho con đồ chơi đắt tiền

Bạn từng bỏ ra một số tiền lớn để mua cho con những em búp bê, chiếc ô tô tiền triệu cho con? Tuy nhiên, có một sự thực là sau giây phút vui sướng, chỉ vài ngày sau là bé có thể vứt xó những món đồ chơi xa xỉ đó. Nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru cho rằng với trẻ nhỏ, những món đồ chơi như vậy chỉ để ngắm, bấm nút để chạy qua chạy lại, chẳng có gì thú vị. Bố mẹ có thể mua một chiếc tàu khỏ điều khiển tự động đắt tiền, nhưng điều khiến trẻ con mê mẩn lại là tháo tung đường ray và lắp ghép lại theo ý mình.


·Vấn đề ở đây là ở suy nghĩ của người lớn về đồ chơi. Chúng ta cho rằng đồ chơi thì phải thế này, thế nọ, nhưng với trẻ con, những đồ vật càng gần gũi với cuộc sống càng khiến trẻ say mê, thỏa mãn tính sáng tạo vốn có trong trẻ. Trong tâm hồn trẻ thơ, những thứ nhìn thấy, những thứ có thể chạm vào, đều là trò chơi. Món đồ chơi dù đắt tiền đến mấy nhưng không khơi gợi sự tò mò, sáng tạo, cũng là món đồ không có gì hấp dẫn với trẻ em.

Đồ chơi không cần sử dụng đúng mục đích

Với người lớn, sách là để đọc, để xem, còn bộ xếp hình đương nhiên là để xếp những tòa nhà, máy bay. Nhưng với trẻ em, vai trò của những thứ này không dừng lại đó. Một cuốn sách có thể trở thành đường hầm cho ô tô qua lại, cuốn vở cho trẻ vẽ tranh, thậm chí bị xé ra để gấp con vật. Nếu người lớn quy định cứng nhắc là sách chỉ để đọc thì đừng mua sách cho trẻ còn tốt hơn, bởi như vậy chỉ đem lại hậu quả tồi tệ cho trẻ mà thôi. Một lúc nào đó khi lớn lên, trẻ sẽ nhận ra sách dùng để xem, để đọc là cách chơi thú vị nhất.

Hãy mua đồ chơi có thể kích thích sự mày mò ở trẻ

Theo nhận định của nhà giáo dục Ibuka Masaru, trẻ không cảm thấy hạnh phúc khi đạt được mục tiêu với những món đồ chơi đã được lắp ráp sẵn. Thay vào đó, trẻ thường thích những món đồ chơi bắt buộc mình phải mày mò, tìm tòi để có thể lắp ráp, hoàn thiện. Như vậy bé sẽ cảm thấy hân hoan và vui sướng khi tự tay mình hoàn thành "nhiệm vụ”.

Do đó, thay vì những món quà đắt tiền, đất nặn, đồ gấp giấy và cắt giấy là những trò chơi mộc mạc mà nuôi dưỡng trí sáng tạo cho trẻ. Những đồ chơi này đều có đặc điểm chung là nếu để nguyên như vậy chúng chẳng có hình thù gì đặc sắc, nhưng với sự công phu sáng tạo của trẻ sẽ có nhiều đồ vật độc đáo, ngộ nghĩnh. Những trò chơi như thế mới kích thích sự phát triển tư duy của trẻ, khi bộ não của chúng đang trong tiến trình hoàn thiện từng ngày.


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm chọn mua chậu tắm cho bé

Các mẹ đang lúng túng không biết chọn mua chậu tắm cho bé yêu nhà mình như thế nào? Sau đây là một vài kinh nghiệm giúp mẹ chọn lựa được cho bé yêu chiếc chậu tắm thích hợp và an toàn nhất.
Ngày nay, bạn có nhiều lựa chọn khi tìm mua chậu tắm cho bé, có nhiều loại: chậu nhựa cứng, chậu gấp được, thậm chí cả chậu tắm bơm hơi. Có nhiều loại chậu được đánh dấu mực nước bên trong rất tiện dụng. Nhiều loại chậu có lớp lót bên trong bằng bọt biển mềm.


Trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng chậu tắm em bé cho mẹ dễ dàng lựa chọn. Tất nhiên, các nhà sản xuất sẽ đưa ra rất nhiều các kiểu dáng chậu tắm khác nhau với các ưu điểm riêng biệt của từng nhãn hiệu. Nhưng có một vài điểm mà các mẹ nên lưu ý khi mua chậu tắm cho bé.
- Tìm loại nhựa đủ dày để sản phẩm không bị oằn xuống dưới sức nặng của bé hoặc sức nặng của nước đựng trong chậu.
- Loại chậu có thể gấp gọn sẽ rất thuận tiện để bảo quản hoặc vận chuyển(đi du lịch), trong khi các loại chậu không gấp lại được có thể sẽ cứng đối với trẻ.
- Loại chậu tắm em bé dành cho trẻ từ sơ sinh đến lớn sẽ dùng được lâu hơn, bởi vì nó có thể điều chỉnh để phù hợp với cả trẻ lớn.
- Loại chậu có nút ở đáy sẽ làm cho việc tháo nước ra được dễ dàng hơn.
- Hãy đảm bảo rằng không có bất cứ cạnh sắc nào có thể làm trầy xước làn da mỏng manh của bé.
Bạn đã thực sự biết cách chọn mua chậu tắm cho bé yêu của mình chưa?
Nhiều bậc cha mẹ thích cùng ngồi vào bồn để tắm cùng con, nhưng điều đó cũng sẽ gây nguy hiểm, bé của bạn có thể bị đập đầu vào thành cứng của bồn tắm hoặc bị chìm xuống nước nếu bạn tuột tay không giữ chặt được bé.
Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tắm cho trẻ trong chậu tắm dành riêng cho bé, được thiết kế để dùng tắm bé sơ sinh một cách an toàn và làm cho quá trình mẹ tắm cho bé trở nên nhanh chóng và vui vẻ hơn. Ngoài ra,  chậu tắm dành cho trẻ em còn giúp bạn giữ trẻ an toàn khỏi trượt tay, hoặc tuột tay do trẻ vặn vẹo người, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.
Mặt Trời Bé chúc các mẹ chọn chiếc chậutắm cho bé thỏa thích tắm rửa.



Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Cách chọn địu em bé an toàn và thoải mái

Địu em bé giúp bạn được ở bên con mà vẫn rảnh rỗi đôi tay để làm việc nhà hay đọc sách, nấu ăn… quan trọng là cần chọn chiếc địu an toàn và thoải mái cho bé. Dưới đây là một số tiêu chí chọn địu cho bé tốt nhất:



 1. Nên chọn địu em bé có thêm phần đai lưới hứng phía dưới để phòng hờ trường hợp bé rơi xuống.

2. Chọn địu cho bé phải có dây đai để phòng trường hợp bé trèo ra hoặc bé tuột ra ngoài. Chọn loại có đỡ gáy chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, độ sâu phải vừa với lưng bé, phần đáy đủ hẹp để bé không bị lọt ra ngoài.

3. Bề mặt vải của địu phải mềm mại để tránh làm xước da của bé. Nên chọn những loại địu em bé có lớp vải ngoài bằng cotton với sợi vải mịn để thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những loại sợi nhân tạo, phải phi bóng hay nilon vì trong quá trình cọ xát rất dễ tĩnh điện.

4. Nên chọn địu em bé có phần mút/đệm lót giữa hai lớp vải của địu (nếu có) thật mềm mại và phải là loại sợi không độc hại.

5. Chọn địu em bé đường chỉ may thường xuyên, chất liệu vải phải bền chắc. Nếu là loại địu cài khóa, hãy thử độ chắc chắn của khóa an toàn này nhiều lần trước khi mua và trong suốt quá trình sử dụng.

6. Chọn địu cho bé có lỗ duỗi chân cho bé có độ rộng thoải mái nhưng không quá rộng để tránh bé bị trượt khỏi địu.

7. Nên chọn địu cho bé của những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Giặt và bảo quản địu đúng theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tránh giặt địu bằng những hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bé. Thay địu mới ngay khi có dấu hiệu bị sờn, mòn, khóa an toàn bị gãy…

8. Chọn địu cho bé có khung và có cây chống để cố định khung ở vị trí mở. Cơ chế đóng mở phải an toàn và không có khe hẹp phòng trường hợp bé bị kẹt tay.

9. Nên đeo thử địu lên người để đảm bảo địu dễ chịu khi có bé và không có bé trên địu.

10. Kiểm tra đường chỉ may và đai an toàn, khỏe để bé không bị tuột ra ngoài.


Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Xe tập đi bằng gỗ có nên cho bé sử dụng

Các cha mẹ đang phân vân không biết có nên cho bé sử dụng xe tập đi bằng gỗ hay không. Loại xe này được thiết kế khoa học và an toàn cho bé - chỉ tiến chứ không lùi được. Bên cạnh đó, tiếng kêu lách cách khi bé đẩy cũng giúp cho người lớn để ý và giám sát được bé thường xuyên. Hiện nay xe tập đi bằng gỗ được hiệp hội bác sĩ khuyên dùng.

Xe tập đi bằng gỗ là loại xe tập đi an toàn cho bé giúp kích thích khả năng tự vận động bước chân của trẻ.

Màu sắc đa dạng, được kết hợp hài hòa bởi nhiều màu sắc khác nhau tạo cho bé cảm giác thích thú. Là loại xe cải tiến mới, được làm bằng gỗ cao su rất an toàn cho bé.

Với một chiếc xe tập đi bằng gỗ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất như: cơ và xương tay chân, lực đẩy toàn thân.


Với xe đẩy này bé sẽ thích tự tập đi hơn mà không cần nhờ đến người lớn giúp đỡ, tạo cho bé có tính độc lập từ nhỏ. Cha mẹ cũng nên lưu ý trong thời gian đầu thì nên đi theo bé để bé làm quen.
Xe tập đi bằng gỗđược thiết kế phù hợp với dáng người nhỏ của bé sẽ tạo cho bé có dáng đứng phù hợp với tầm tay nắm thanh vịn.
Xe được thiết kế an toàn với hai bánh trước và hai bánh sau nên rất vững chắc,xe chỉ đi tiến chứ không đi lùi giúp trẻ không bị ngã về phía sau.
Xe tập đi bằng gỗgồm thanh vịn, gióng xe, gầm xe được thiết kế nhẵn mịn rất an toàn cho bé. Đặc biệt bánh gỗ tròn được bọc một viền cao su không gây tiếng cót két khi bé đẩy xe, tạo được lực ma sát không làm xe trôi trượt nhanh,
Xe tập đi bằng gỗ được gắn 3 chú chim hay vịt con rất dễ thương, mỗi khi bé đẩy xe đi tạo ra tiếng kêu leng keng xuống mặt xe làm bé cảm thấy hứng thú. Cùng với chất liệu gỗ và màu sơn an toàn đảm bảo cho sức khỏe của bé .
Hãy đến Mặt trời bé để lựa chọn cho bé xe tập đi bằng gỗ mà bé yêu thích.



Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé

 Ngày nay bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua đồ chơi cho trẻ với nhiều hình dáng, chất liệu, giá thành khác nhau. Tuy vậy, chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của con lại là vấn đề khó khăn. Dưới đây là 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé.


Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ

-          Với trẻ từ 1-3 tuổi: Chọn đồ chơi đơn giản, dễ cầm, nhiều màu sắc như xúc xắc, các loại thú nhồi bông, các loại sách, truyện bằng vải để trẻ làm quen, các đồ chơi phát nhạc… Không chọn mua đồ chơi quá to, hay quá nhỏ dễ khiến trẻ nuốt vào người, hay những đồ chơi nhiều góc nhọn có thể gây nguy hiểm khi trẻ ngã vào

-          Trẻ trên 3 tuổi: Chọn các loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo và tập trung của trẻ như lego (xếp hình), rubic,  các đồ chơi vận động như bong, ô tô điều khiển, đồ chơi nội trợ…
Không mua đồ chơi quá tầm tư duy của bé

Bạn vui khi con mình thông minh, và muốn cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi nhiều tư duy hơn, điều này có thể gây áp lực lên trẻ. Do đó hãy để trẻ được chơi với nhịp phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi của mình. Đồ chơi lý tưởng là phải kích thích trí tò mò, khả năng điều khiển nhưng không làm trẻ bị hẫng do quá khó hay quá lạ

Hành động chơi cũng quan trọng như đồ chơi

Nên chọn các đồ chơi có thể kích thích nhiều giác quan của trẻ, các đồ chơi trẻ bắt chước hành động của người lớn như xây nhà ( xếp hình), nấu ăn (bộ đồ nấu ăn), làm vườn: cuốc, xẻng, xô…

Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp

Với trẻ dưới 1 tuổi, mối quan tâm chủ yếu là các đồ chơi âm thanh và màu sắc, nhưng lớn lên trẻ sẽ thích đồ chơi có nhiều chức năng như: Chiếc xe có nhiều bộ phận có thể tháo rời và lắp rắp được thành nhiều hình khác nhau… để trẻ tự mày mò và rút kinh nghiệm. Bạn đừng ngạc nhiên khi vừa mới mua cho bé chiếc ô tô ngày hôm trước thì hôm sau chúng đã bị tháo tung bành. Trẻ thích như thế, và đó cũng là một cách trẻ chơi. Qua những sai sót, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ và cảm thấy vui thích

Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn

Thường thì bé gái sẽ bắt chước các hành động của mẹ như nấu ăn, trang điểm, soi gương, còn bé trai bắt chước bố  như chơi xe, xây nhà…Thê nhưng bố mẹ cũng đừng lo lắng nếu thấy các bé gái chơi ô tô và các bé trai chơi đồ hàng, nấu ăn, trang điểm vì trẻ từ 4-5 tuổi mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau

Tôn trọng sở thích của trẻ một cách có điều chỉnh

Mỗi trẻ đều có những sở thích về đồ chơi riêng, bạn biết điều này và nên tôn trọng trẻ, mua những đồ chơi trẻ thích. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần biết điều chỉnh, giáo dục cho trẻ bằng cách thêm vào những đồ chơi do chính bạn chọn và gợi ý cho trẻ thấy lý do bạn chọn chúng. Chắc chắn trẻ sẽ ngạc nhiên và thích thú

Hy vọng với 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé trên đây sẽ giúp bố mẹ có cách nhìn nhận kĩ càng và thông minh hơn trong việc mua đồ chơi cho trẻ, để không những tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho bé mà còn là công cụ giáo dục trẻ hữu hiệu và sáng tạo

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/6-tieu-chi-khi-chon-do-choi-cho-be.html


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Thận trọng khi chọn mua bình giữ nhiệt

Trên thị trường có nhiều loại bình giữ nhiệt, trong đó có hàng kém chất lượng, không thương hiệu, phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán tràn lan với giá rẻ dưới 100.000 đồng/bình.


Bình giữ nhiệt inox kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc được làm từ chất liệu rẻ tiền, sau một thời gian sử dụng sẽ bị gỉ sét (gây độc hại khi chứa thức uống, thực phẩm). Họ còn sử dụng inox mỏng, nhẹ không giữ được thăng bằng, dễ ngã đổ khi bị tác động nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, họ cho cát vào phần đáy bình nhằm tăng trọng lượng và tạo cảm giác được làm từ inox dày chắc chắn. Phần cát này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng sẽ dẫn đến ẩm độ cao, có mùi bất thường, gây hại cho sức khỏe. Bình “dỏm” còn sử dụng nắp chai bằng nhựa tái sinh nên có mùi hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Công ty TNHH Trung Huy (kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng với chất lượng an toàn cho sức khỏe), cho biết mặt hàng bình giữ nhiệt mà có giá chỉ vài chục ngàn đồng/bình chắc chắn là hàng kém chất lượng. Đối với bình giữ nhiệt chất lượng tốt phải sử dụng loại inox dùng cho thực phẩm là loại inox 304 không bị ôxy hóa, không hoen gỉ. Phần nắp sử dụng nhựa nguyên chất, loại nhựa được phép sử dụng để chứa thực phẩm.
Cũng theo ông Hoàng, hiện có loại bình giữ nhiệt Zebra với chất lượng cao của Công ty Satien Stainless Steel Public Co. Ltd (Zebra - Thái Lan) được bày bán nhiều trên thị trường và các siêu thị. Bình giữ nhiệt inox 304 của Zebra đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) kiểm tra và chứng nhận theo phiếu kiểm nghiệm số KT3-09043HD3 ngày 13-9-2013, đạt an toàn khi tiếp xúc thực phẩm (các chỉ tiêu hàm lượng chì, cadimi, asen, antimony phù hợp với quy định). Bình thép không gỉ giữ nhiệt Zebra kiểm nghiệm tại Quatest 3 (phiếu kết quả thử nghiệm số KT3-04999CK3, ngày 28-8-2013) cho kết quả với hàm lượng carbon, mangan, silic, phốt-pho, lưu huỳnh, crôm, niken đều phù hợp theo quy định là inox 304.
Người tiêu dùng mua sản phẩm bình giữ nhiệt nên chọn loại bình inox 304 của nhãn hiệu uy tín, có cam kết về nguyên liệu trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, phải chọn bình có nắp nhựa nguyên sinh, bóng, không có mùi (nhựa tái sinh không có độ bóng, có mùi hôi).