Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Những điều bố mẹ nên biết khi lựa chọn bàn học sinh đúng chuẩn



Dưới đây là những cách lựa chọn bàn học sinh đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế khuyến cáo.


Hiện nay tình trạng trẻ em bị gù lưng, vẹo cột sống rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và vóc dáng sau này của trẻ. Nguyên nhân trẻ bị như vậy có rất nhiều, có thể do trẻ ngồi không đúng tư thế, thói quen của trẻ đứng bằng một chân … và trong những nguyên đó thì việc lựa chọn bàn học sinh không phù hợp với tiêu chuẩn quy định khiến trẻ ngồi học không được đúng tư thế và sinh ra gù lưng, vẹo cột sống. Để tránh tình trạng này các bậc phụ huynh hãy nên cẩn thận trong khâu lựa chọn bàn học sinh cho trẻ. Dưới đây chúng tôi xin tư vấn cho các bạn cách lựa chọn bàn học sinh đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế khuyến cáo nhé!


Theo các nhà nghiên cứu, tư thế ngồi học tốt nhất được đánh giá thông qua những chỉ số sau: Góc cúi của đầu so với phương thẳng đứng là 25 độ, góc giữa đầu và thân là 35 độ, góc giữa thân và đường thẳng đứng là 10 độ, góc khuỷu tay là 90 độ, góc thân đùi là 115 độ…

Tuy nhiên, trong thực tế, bạn khó sử dụng những thông số đó khi mua sắm bàn ghế học sinh cho con em. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra công thức giúp xác định kích thước . Bàn ghế phù hợp cho từng lứa tuổi, đó là căn cứ vào chiều cao của trẻ. Theo công thức này, một bộ bàn ghế có kích thước phù hợp là chiều cao ghế ngồi bằng 0,27 chiều cao học sinh; chiều cao bàn học bằng 0,46 chiều cao học sinh.

Còn theo tiêu chuẩn của Bộ y tế thì có 1 số quy định bàn học sinh như sau:

- Bàn, ghế phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế, ghế phải có thành tựa lưng. 

- Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng ghế bằng 2/4 – 2/3 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4 – 0,5m.

- Lớp lá: Ghế cao 30 cm, bàn cao 50 cm (cỡ 2).

- Tiểu học: Ghế cao 33 cm, bàn cao 55 cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38 cm, bàn cao 61 cm (cỡ 4).

- Trung học cơ sở: Cỡ 4; hoặc ghế cao 44 cm, bàn cao 64cm (cỡ 5).

- Khoảng cách từ bàn đầu tới bảng là 1,7 – 2m. Bàn cuối cách bảng không quá 8m.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

6 trò chơi dạy con thông minh cho bé 0-3 tháng tuổi




Một số hoạt động đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại giúp bố mẹ dạy con thông minh hiệu quả ngay từ khi bé mới 0-3 tháng tuổi.


Dạy con thông minh không hề phức tạp như nhiều cha mẹ vẫn nghĩ. Chỉ bằng một vài hoạt động đơn giản, nhưng nếu được duy trì đều đặn hàng ngày sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa đối với con, đồng thời giúp bố mẹ dạy con thông minh hiệu quả. 

Dưới đây là một số hoạt động, trò chơi đơn giản cha mẹ có thể tham khảo trong giai đoạn con từ 0-3 tháng tuổi.

1. Đọc sách cho con
Hãy đọc sách cho dù bé nhà bạn chỉ mới 3 tháng tuổi. Cho bé xem những cuốn sách ảnh với màu sắc tươi sáng và các hình ảnh tương phản cao. Con sẽ thích nhìn những hình ảnh và lắng nghe giọng nói của bạn.

2. Nói chuyện với con
Nhìn con, mỉm cười với con và tham gia trò chuyện với bé ngay từ khi bé sinh ra. Con sẽ rất thích nghe bạn nói đấy. Hãy luôn nhìn vào mắt con khi trò chuyện nhé!

3. Treo đồ chơi trên nôi
Treo đồ chơi với nhiều hình thù và màu sắc tương phản trên nôi hoặc giường cũi của bé để bé có thể nhìn và cố vươn tới để lấy.

4. Cho con soi gương
Hãy đặt gương ở một ví trí an toàn để bé có thể nhìn thấy các hành động của mình trong gương khi nằm chơi, thay tã hay đùa với mẹ. 

5. Chơi với đồ chơi tạo âm thanh
Cho con chơi các loại đồ chơi tạo ra nhiều âm thanh khác nhau, bao gồm cả đồ chơi âm nhạc, phát ra tiếng động khi chạm vào. Bài học đầu tiên bé học được là nếu bé chạm vào thì đồ chơi sẽ phát ra âm thanh và điều đó khuyến khích bé khám phá nhiều hơn. 

6.  Hát cho bé nghe
Ngoài việc cho con nghe nhạc, đặc biệt là các bản nhạc không lời du dương, các loại âm thanh từ thiên nhiên (tiếng gió, tiếng mưa, tiếng nước chảy…), bố mẹ hãy hát cho con nghe. Bạn có thể hát ru con khi ngủ, ngân nga những giai điệu quen thuộc khi chơi với con… Con sẽ yêu bất cứ thể loại âm nhạc nào gì bạn hát cho bé nghe.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Những điều cần biết khi chọn đồ nội thất cho bé



Nhiều gia đình chuẩn bị không gian riêng cho trẻ nhỏ nhưng còn băn khoăn việc thiết kế sao cho phù hợp với việc học tập, vui chơi mà vẫn an toàn.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình được phát triển toàn diện nên việc cho con một không gian riêng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý khi chọn đồ cho bé.




Các bé khám phá thế giới bằng cách cho mọi vật vào miệng và không phải lúc nào cũng phân biệt được chất có độc hay không. Với các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với bé, phụ huynh nên chắc chắn rằng chúng được sản xuất từ những nguyên liệu an toàn, được sơn kỹ lưỡng và không độc hại. Đồ nội thất có cạnh sắc nhọn cũng có thể gây thương tích ở trẻ em: đứt tay, đập đầu. Bạn nên chọn các vật dụng nội thất dáng tròn hoặc có các đường bo ở góc.

Bé vui chơi, sáng tạo trong chính không gian riêng của mình. Màu sắc, kiểu dáng của sản phẩm nên phù hợp với sở thích, độ tuổi của bé. Bố mẹ đưa ra những sự lựa chọn về chất lượng, độ an toàn, còn mẫu mã nên tham khảo ý kiến của trẻ. Trước khi mua đồ, phụ huynh nên trò chuyện, tìm hiểu sở thích của bé về nhân vật hoạt hình ưa thích, màu sắc... để giúp bé có một phòng riêng phù hợp và ưng ý.

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại khi đầu tư những sản phẩm nội thất, trẻ mới sử dụng chưa lâu nhưng không còn phù hợp với độ tuổi nữa. Để tiết kiệm chi phí, diện tích không gian, khi chọn lựa đồ nội thất cho bé, bạn hãy lưu ý đến việc ưu tiên những sản phẩm đa năng, có thể sử dụng được cho nhiều độ tuổi, với nhiều công dụng khác nhau, thõa mãn nhu cầu ngay trong hiện tại và trong suốt quá trình bé yêu phát triển.