Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Chọn mua quần áo không gây dị ứng cho bé

Nồng độ PH của sợi vải quá mức độ cho phép là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc con bạn bị dị ứng bởi những bộ quần áo bé đang mặc trên người. Dưới đây là một số thông tin từ những chuyên gia trong ngành chia sẻ với các bậc cha mẹ về cách chọn quần áo mà không gây dị ứng cho con.
Thông tin được các phương tiện truyền thông trích nguồn từ Ủy ban Công nghiệp và Thương mại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, nhiều lô quần áo trẻ em có chỉ số pH cao hơn 8,7 trong khi hạn mức tiêu chuẩn là 7,5 pH.
Có lô hàng quần áo được ghi ngoài nhãn mác làm từ sợi terylene (sợi tổng hợp), nilon và spandex nhưng lại sử dụng sợi gai. Hàng loạt quần áo trẻ em có độ bền màu kém và sợi vải chứa các chất độc hại quá mức. Chỉ có 53,5% vải sợi may quần áo là đạt tiêu chuẩn an toàn.

Khảo sát tại một số địa điểm bán nhiều quần áo trẻ em tại Hà Nội cho thấy, nguồn hàng chủ yếu là từ Trung Quốc, nhiều loại quần áo không có chỉ số hay ký hiệu về độ an toàn.

Theo ông Nguyễn Sĩ Phương, phó viện trưởng Viện Dệt may, trong chỉ tiêu sinh thái dệt của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đề cập nhiều về nồng độ pH còn tồn dư trong quần áo, kể cả quần áo trẻ em. Vải và quần áo nhập về nước cũng chưa kiểm tra về nồng độ này. pH có thể có từ quá trình sản xuất sợi vải như tẩy, tuốt hay hồ...

Cách chọn quần áo cho bé

PGS.TS Nghiêm Xuân Thung, khoa Hóa (Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, quần áo có nồng độ pH cao quá 8,0 sẽ không tốt cho sức khoẻ người mặc, nhất là đồ dành cho trẻ em.

Nhà sản xuất chưa công bố nồng độ pH tồn dư trong quần áo

"Nồng độ pH cao trong quần áo trẻ sẽ dễ dàng tan ra khi trẻ có mồ hôi. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác ngứa, rít khó chịu, thậm chí viêm loét da", PGS Thung cảnh báo.

Về chất liệu vải, ông Nguyễn Sĩ Phương phân tích: Vải terylene, nilon và spandex là sợi tổng hợp được chiết xuất từ dầu mỏ, đảm bảo vệ sinh, hút ẩm và thoáng khí, tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ. Còn sợi gai làm từ sợi nhân tạo, khả năng hút ẩm kém.

"Có thể vì lý do nào đó như lợi nhuận, nhà sản xuất đã thay thế loại vải. Trẻ mặc quần áo loại vải này sẽ bị ngứa, mẩn vì bị chà xát", ông Phương cho hay.

Các chuyên gia đều cho rằng, có thể giảm bớt nồng độ pH ở quần áo trẻ bằng cách ngâm kỹ vào nước sau đó giặt sạch trước khi mặc. "pH là chất tan trong nước, vì thế ngâm lâu sẽ giảm được nồng độ", PGS Thung cho hay.

Chị Nguyễn Thùy Trang chia sẻ về cách chọn đồ trẻ, nên chọn loại vải mềm, nhẹ, tránh vải có sợi kim tuyến hay dạ gai, xơ vì mặc vào sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu chọn vải dạ nên chọn loại có lớp lót phía trong đảm bảo trẻ không bị ngứa mà vẫn ấm...

Theo TS Trần Thu Nam, nguyên cán bộ Viện Hóa học công nghiệp khi giặt quần áo nên sử dụng loại xà phòng an toàn và giũ nước nhiều lần trước khi phơi nhằm giảm nồng độ pH có thể tồn dư từ xà phòng. Nếu không giũ sạch, nồng độ pH tồn cũng có thể cao hơn 7,5.

Theo Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 mới nhất, được công bố ngày 1/1/2010, các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em và sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da phải có độ pH trong khoảng 4,0 - 7,5. Da người bình thường có tính axit yếu, độ pH từ 4,5 - 6,5, nhờ vậy, có thể bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Độ pH trong quần áo quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của độ pH trên da, khiến da bị kích thích hoặc làm giảm khả năng bảo vệ của da trước sự tấn công của vi khuẩn, virus.

Chất liệu vải may quần áo sơ sinh không gây dị ứng cho trẻ

Mùa hè nên chọn quần áo làm bằng chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi và không làm hại da bé, chọn loại nỉ dày dặn vào mùa lạnh. Nên chọn size rộng cho bé vì vải cotton thường co lại sau lần giặt đầu tiên. Chọn loại áo loại xé dán hay buộc dây, tránh các áo có cúc dễ khiến da bé bị hằn lên do cúc áo tì vào. Màu trắng, nhạt được khuyên dùng với trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Các mẹ cũng nhớ lộn phần mặt trong quần áo của con ra ngoài để tránh phần vải khâu chà lên da bé trong thời gian đầu mới sinh.
Chọn sản phẩm được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy.

Nhãn hiệu quần áo

Để ý đến nhãn sản phẩm: Đọc kĩ thông tin được ghi trên nhãn của sản phẩm, bao gồm tên hãng sản xuất, thành phần (chất liệu), cách giặt. Chọn mua sản phẩm của những tên tuổi quen thuộc, như các hãng sản xuất trong nước hoặc các hãng nổi tiếng, tùy thuộc vào túi tiền của mẹ, tránh các đồ không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Cắt bỏ phần nhãn mác trên quần áo trước khi cho bé mặc vì phần nhãn này có thể cọ xát vào da gây khó chịu cho bé.

Kích thước, tính chất vải, cách bảo quản quần áo cho bé

Quần áo thường được nhuộm bằng các loại phẩm màu như azo. Các phẩm màu này có khả năng chuyển hóa thành những hợp chất thơm, có nồng độ pH cao. Khi nhuộm các sản phẩm dệt may, lượng amin thơm được thải ra khá lớn. Nếu khâu xử lý kém thì các hợp chất amin thơm sẽ tồn tại trong sản phẩm sau khi nhuộm. Việc tiếp xúc với các amin thơm thường gây ra triệu chứng đau đầu, thiếu máu, giảm thị lực. Nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ung thư bàng quang, gan, vú, hệ thống tiết niệu, và kích ứng da ở trẻ em. Do vậy cần tránh chọn các loại quần áo có màu sắc sặc sỡ, quần áo chưa được xử lý thuốc nhuộm tốt. Mẹo nhỏ các mẹ có thể áp dụng là khi  mua quần áo, các mẹ có thể đưa lên mũi ngửi. Nếu là chất vải tốt sẽ có mùi thơm nhẹ, ngược lại vải chứa nhiều hóa chất sẽ có mùi khác thường. Nên giặt quần áo trước khi cho bé mặc, nếu nhận thấy quần áo bị phai màu (ra thuốc nhuộm), cần giặt lại nhiều lần cho đến khi thật sạch.

Không chọn các bộ đồ quá bé, hay bó sát cơ thể bé gây khó khăn trong khi cử động. Hơn nữa, đồ quá chật khi mặc sẽ chà sát vào da bé, gây sưng tấy, hăm đỏ.

Quần áo cũ

Cho bé mặc lại các bộ đồ cũ không hẳn là một ý kiến tồi, vì với quần áo cũ, các sợi vải đã được giặt lại nhiều lần thường sẽ mềm và dễ mặc hơn so với quần áo mới, lại không gây hại cho da bé, đồng thời cũng tiết kiệm cho mẹ.
Giặt quần áo đúng cách cũng là cách bảo vệ bé khỏi các vấn đề do chất vải gây ra. Mẹ nên đọc kĩ phần hướng dẫn cách giặt được ghi trên nhãn sản phẩm.
Với những mẹo chọn quần áo không gây dị ứng cho trẻ nhưng thiết thực trên đây, hi vọng sẽ giúp mẹ có những lựa chọn phù hợp cũng như an toàn về quần áo cho bé, giúp bé luôn khỏe mạnh và đáng yêu.



Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Chú ý quan trọng khi chọn mua đồ chơi nhựa cho bé

Để mua đồ chơi an toàn với bé thì cách tốt nhất là chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không chọn mua đồ chơi trôi nổi không rõ nguồn gốc, hãy đặt an toàn sức khoẻ cho bé lên hàng đầu.
Mẹ rất dễ mua đồ chơi nhựa kém chất lượng cho bé
Tại sao phải cẩn thận với đồ chơi bằng nhựa?
Không phải chỉ với đồ chơi bằng nhựa bạn mới cần cẩn trọng mà với tất cả các món đồ chơi cho bé bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề an toàn và chọn lựa đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé. Tuy nhiên do phần lớn các món đồ chơi thường được sản xuất bằng nhựa nên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin được đề cập đến nguy cơ từ đồ chơi sản xuất từ nhựa không an toàn.
Thường để giảm giá thành, các nhà sản xuất có thể sử dụng các loại nhựa tái sinh, nhựa phế thải từ nhiều nguồn khác nhau và thậm chí thu gom cả những loại nhựa có trộn lẫn với các chất thải hữu cơ để sản xuất đồ chơi. Việc sử dụng các loại nhựa không bảo đảm chất lượng như nhựa tái chế PVC khi qua xử lý nhiệt có thể thải ra khí clo, là một chất oxy hóa có độc tính cao hoặc thành phần nhựa có chứa lượng phthalates cao sẽ gây ra các nguy cơ về rối loạn nội tiết tố, nguy cơ dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản… Đây chỉ là 2 ví dụ về ảnh hưởng của các loại hoá chất thường dùng có trong nhựagây hại đến sức khoẻ của bé còn trong thực tế, các loại hoá chất trong đồ chơi có thể gây hại là rất nhiều.
Ngoài ra để làm cho các món đồ chơi ấn tượng, màu sắc thật bắt mắt hoặc làm cho món đồ chơi bền, dẻo hay rắn chắc, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm một số chất như muối kẽm, muối catmi, muối đồng, hoặc sử dụng thuỷ ngân, chì và các sơn màu giá rẻ không đảm bảo chất lượng. Những loại hoá chất này nếu không được kiểm định phân loại thành phần và hàm lượng an toàn thì một số chất phụ liệu hoàn toàn có khả năng gây hại cho bé (ví dụ chất hoá dẻo DBP (Dibutyl Phthalate) hay DOC (Dioctyl Phthalate) có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc trực tiếp lâu dài. Những chất như chì, thuỷ ngân có thể thẩm thấu và hấp thu bởi cơ thể của trẻ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngấm qua da trong quá trình chơi, tiếp xúc với các loại đồ chơi này.

Lưu ý khi chọn mua đồ chơi nhựa cho bé
Có thể các bậc cha mẹ biết về những nguy hại do đồ chơi bằng nhựa không an toàn mang lại, nhưng vấn đề là rất khó để phân loại, kiểm định những loại đồ chơi cho bé được bày bán tràn lan trên thị thường như hiện nay. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm cách nào để chọn mua đồ chơi nhựa an toàn cho bé?
Cách tốt nhất là chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Ưu tiên những đồ chơi mà các nhà sản xuất công bố được những giấy chứng nhận của các cơ quan chứng minh được nguyên liệu và quá trình sản xuất, sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ. Tuyệt đối không vì rẻ hay vì kiểu dáng màu sắc ấn tượng mà chọn mua đồ chơi trôi nổi không rõ nguồn gốc, hãy đặt an toàn sức khoẻ cho bé lên hàng đầu.
Không mua các loại đồ chơi bằng nhựa có kích thước quá nhỏ, có thể tháo lắp vì bé có thể nuốt chúng trong quá trình chơi. Ngoài ra các đồ chơi có góc cạnh nhọn cũng cần loại ra khỏi danh sách đồ chơi của bé.
Có rất nhiều loại nhựa có thể nhận định chủ quan ngay khi cầm lên tay như có mùi khét nặng, giòn, dễ gãy, nhiều tạp chất nổi hẳn trên bề mặt. Các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý các chi tiết này khi chọn đồ chơi cho con.


Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Chọn đồ chơi cho con theo cách người Nhật

Trẻ còn nhỏ, chưa biết đọc, biết chữ nên phương tiện để bé tìm hiểu và khám phá thế giới thường là các món đồ chơi. Tuy nhiên, để phát huy sức sáng tạo và khả năng tư duy cho con, người Nhật có những cách chọn đồ chơi riêng rất đáng để học tập. Các mẹ hãy xem tham khảo để có thêm phương án cho bé nhé!
·Dưới đây là những quy tắc nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru khuyên bố mẹ khi chọn đồ chơi và chơi với con.

Đừng mua cho con đồ chơi đắt tiền

Bạn từng bỏ ra một số tiền lớn để mua cho con những em búp bê, chiếc ô tô tiền triệu cho con? Tuy nhiên, có một sự thực là sau giây phút vui sướng, chỉ vài ngày sau là bé có thể vứt xó những món đồ chơi xa xỉ đó. Nhà giáo dục Nhật Bản Ibuka Masaru cho rằng với trẻ nhỏ, những món đồ chơi như vậy chỉ để ngắm, bấm nút để chạy qua chạy lại, chẳng có gì thú vị. Bố mẹ có thể mua một chiếc tàu khỏ điều khiển tự động đắt tiền, nhưng điều khiến trẻ con mê mẩn lại là tháo tung đường ray và lắp ghép lại theo ý mình.


·Vấn đề ở đây là ở suy nghĩ của người lớn về đồ chơi. Chúng ta cho rằng đồ chơi thì phải thế này, thế nọ, nhưng với trẻ con, những đồ vật càng gần gũi với cuộc sống càng khiến trẻ say mê, thỏa mãn tính sáng tạo vốn có trong trẻ. Trong tâm hồn trẻ thơ, những thứ nhìn thấy, những thứ có thể chạm vào, đều là trò chơi. Món đồ chơi dù đắt tiền đến mấy nhưng không khơi gợi sự tò mò, sáng tạo, cũng là món đồ không có gì hấp dẫn với trẻ em.

Đồ chơi không cần sử dụng đúng mục đích

Với người lớn, sách là để đọc, để xem, còn bộ xếp hình đương nhiên là để xếp những tòa nhà, máy bay. Nhưng với trẻ em, vai trò của những thứ này không dừng lại đó. Một cuốn sách có thể trở thành đường hầm cho ô tô qua lại, cuốn vở cho trẻ vẽ tranh, thậm chí bị xé ra để gấp con vật. Nếu người lớn quy định cứng nhắc là sách chỉ để đọc thì đừng mua sách cho trẻ còn tốt hơn, bởi như vậy chỉ đem lại hậu quả tồi tệ cho trẻ mà thôi. Một lúc nào đó khi lớn lên, trẻ sẽ nhận ra sách dùng để xem, để đọc là cách chơi thú vị nhất.

Hãy mua đồ chơi có thể kích thích sự mày mò ở trẻ

Theo nhận định của nhà giáo dục Ibuka Masaru, trẻ không cảm thấy hạnh phúc khi đạt được mục tiêu với những món đồ chơi đã được lắp ráp sẵn. Thay vào đó, trẻ thường thích những món đồ chơi bắt buộc mình phải mày mò, tìm tòi để có thể lắp ráp, hoàn thiện. Như vậy bé sẽ cảm thấy hân hoan và vui sướng khi tự tay mình hoàn thành "nhiệm vụ”.

Do đó, thay vì những món quà đắt tiền, đất nặn, đồ gấp giấy và cắt giấy là những trò chơi mộc mạc mà nuôi dưỡng trí sáng tạo cho trẻ. Những đồ chơi này đều có đặc điểm chung là nếu để nguyên như vậy chúng chẳng có hình thù gì đặc sắc, nhưng với sự công phu sáng tạo của trẻ sẽ có nhiều đồ vật độc đáo, ngộ nghĩnh. Những trò chơi như thế mới kích thích sự phát triển tư duy của trẻ, khi bộ não của chúng đang trong tiến trình hoàn thiện từng ngày.


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm chọn mua chậu tắm cho bé

Các mẹ đang lúng túng không biết chọn mua chậu tắm cho bé yêu nhà mình như thế nào? Sau đây là một vài kinh nghiệm giúp mẹ chọn lựa được cho bé yêu chiếc chậu tắm thích hợp và an toàn nhất.
Ngày nay, bạn có nhiều lựa chọn khi tìm mua chậu tắm cho bé, có nhiều loại: chậu nhựa cứng, chậu gấp được, thậm chí cả chậu tắm bơm hơi. Có nhiều loại chậu được đánh dấu mực nước bên trong rất tiện dụng. Nhiều loại chậu có lớp lót bên trong bằng bọt biển mềm.


Trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng chậu tắm em bé cho mẹ dễ dàng lựa chọn. Tất nhiên, các nhà sản xuất sẽ đưa ra rất nhiều các kiểu dáng chậu tắm khác nhau với các ưu điểm riêng biệt của từng nhãn hiệu. Nhưng có một vài điểm mà các mẹ nên lưu ý khi mua chậu tắm cho bé.
- Tìm loại nhựa đủ dày để sản phẩm không bị oằn xuống dưới sức nặng của bé hoặc sức nặng của nước đựng trong chậu.
- Loại chậu có thể gấp gọn sẽ rất thuận tiện để bảo quản hoặc vận chuyển(đi du lịch), trong khi các loại chậu không gấp lại được có thể sẽ cứng đối với trẻ.
- Loại chậu tắm em bé dành cho trẻ từ sơ sinh đến lớn sẽ dùng được lâu hơn, bởi vì nó có thể điều chỉnh để phù hợp với cả trẻ lớn.
- Loại chậu có nút ở đáy sẽ làm cho việc tháo nước ra được dễ dàng hơn.
- Hãy đảm bảo rằng không có bất cứ cạnh sắc nào có thể làm trầy xước làn da mỏng manh của bé.
Bạn đã thực sự biết cách chọn mua chậu tắm cho bé yêu của mình chưa?
Nhiều bậc cha mẹ thích cùng ngồi vào bồn để tắm cùng con, nhưng điều đó cũng sẽ gây nguy hiểm, bé của bạn có thể bị đập đầu vào thành cứng của bồn tắm hoặc bị chìm xuống nước nếu bạn tuột tay không giữ chặt được bé.
Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tắm cho trẻ trong chậu tắm dành riêng cho bé, được thiết kế để dùng tắm bé sơ sinh một cách an toàn và làm cho quá trình mẹ tắm cho bé trở nên nhanh chóng và vui vẻ hơn. Ngoài ra,  chậu tắm dành cho trẻ em còn giúp bạn giữ trẻ an toàn khỏi trượt tay, hoặc tuột tay do trẻ vặn vẹo người, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.
Mặt Trời Bé chúc các mẹ chọn chiếc chậutắm cho bé thỏa thích tắm rửa.



Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Cách chọn địu em bé an toàn và thoải mái

Địu em bé giúp bạn được ở bên con mà vẫn rảnh rỗi đôi tay để làm việc nhà hay đọc sách, nấu ăn… quan trọng là cần chọn chiếc địu an toàn và thoải mái cho bé. Dưới đây là một số tiêu chí chọn địu cho bé tốt nhất:



 1. Nên chọn địu em bé có thêm phần đai lưới hứng phía dưới để phòng hờ trường hợp bé rơi xuống.

2. Chọn địu cho bé phải có dây đai để phòng trường hợp bé trèo ra hoặc bé tuột ra ngoài. Chọn loại có đỡ gáy chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, độ sâu phải vừa với lưng bé, phần đáy đủ hẹp để bé không bị lọt ra ngoài.

3. Bề mặt vải của địu phải mềm mại để tránh làm xước da của bé. Nên chọn những loại địu em bé có lớp vải ngoài bằng cotton với sợi vải mịn để thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những loại sợi nhân tạo, phải phi bóng hay nilon vì trong quá trình cọ xát rất dễ tĩnh điện.

4. Nên chọn địu em bé có phần mút/đệm lót giữa hai lớp vải của địu (nếu có) thật mềm mại và phải là loại sợi không độc hại.

5. Chọn địu em bé đường chỉ may thường xuyên, chất liệu vải phải bền chắc. Nếu là loại địu cài khóa, hãy thử độ chắc chắn của khóa an toàn này nhiều lần trước khi mua và trong suốt quá trình sử dụng.

6. Chọn địu cho bé có lỗ duỗi chân cho bé có độ rộng thoải mái nhưng không quá rộng để tránh bé bị trượt khỏi địu.

7. Nên chọn địu cho bé của những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Giặt và bảo quản địu đúng theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tránh giặt địu bằng những hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bé. Thay địu mới ngay khi có dấu hiệu bị sờn, mòn, khóa an toàn bị gãy…

8. Chọn địu cho bé có khung và có cây chống để cố định khung ở vị trí mở. Cơ chế đóng mở phải an toàn và không có khe hẹp phòng trường hợp bé bị kẹt tay.

9. Nên đeo thử địu lên người để đảm bảo địu dễ chịu khi có bé và không có bé trên địu.

10. Kiểm tra đường chỉ may và đai an toàn, khỏe để bé không bị tuột ra ngoài.


Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Xe tập đi bằng gỗ có nên cho bé sử dụng

Các cha mẹ đang phân vân không biết có nên cho bé sử dụng xe tập đi bằng gỗ hay không. Loại xe này được thiết kế khoa học và an toàn cho bé - chỉ tiến chứ không lùi được. Bên cạnh đó, tiếng kêu lách cách khi bé đẩy cũng giúp cho người lớn để ý và giám sát được bé thường xuyên. Hiện nay xe tập đi bằng gỗ được hiệp hội bác sĩ khuyên dùng.

Xe tập đi bằng gỗ là loại xe tập đi an toàn cho bé giúp kích thích khả năng tự vận động bước chân của trẻ.

Màu sắc đa dạng, được kết hợp hài hòa bởi nhiều màu sắc khác nhau tạo cho bé cảm giác thích thú. Là loại xe cải tiến mới, được làm bằng gỗ cao su rất an toàn cho bé.

Với một chiếc xe tập đi bằng gỗ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất như: cơ và xương tay chân, lực đẩy toàn thân.


Với xe đẩy này bé sẽ thích tự tập đi hơn mà không cần nhờ đến người lớn giúp đỡ, tạo cho bé có tính độc lập từ nhỏ. Cha mẹ cũng nên lưu ý trong thời gian đầu thì nên đi theo bé để bé làm quen.
Xe tập đi bằng gỗđược thiết kế phù hợp với dáng người nhỏ của bé sẽ tạo cho bé có dáng đứng phù hợp với tầm tay nắm thanh vịn.
Xe được thiết kế an toàn với hai bánh trước và hai bánh sau nên rất vững chắc,xe chỉ đi tiến chứ không đi lùi giúp trẻ không bị ngã về phía sau.
Xe tập đi bằng gỗgồm thanh vịn, gióng xe, gầm xe được thiết kế nhẵn mịn rất an toàn cho bé. Đặc biệt bánh gỗ tròn được bọc một viền cao su không gây tiếng cót két khi bé đẩy xe, tạo được lực ma sát không làm xe trôi trượt nhanh,
Xe tập đi bằng gỗ được gắn 3 chú chim hay vịt con rất dễ thương, mỗi khi bé đẩy xe đi tạo ra tiếng kêu leng keng xuống mặt xe làm bé cảm thấy hứng thú. Cùng với chất liệu gỗ và màu sơn an toàn đảm bảo cho sức khỏe của bé .
Hãy đến Mặt trời bé để lựa chọn cho bé xe tập đi bằng gỗ mà bé yêu thích.



Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé

 Ngày nay bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua đồ chơi cho trẻ với nhiều hình dáng, chất liệu, giá thành khác nhau. Tuy vậy, chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của con lại là vấn đề khó khăn. Dưới đây là 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé.


Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ

-          Với trẻ từ 1-3 tuổi: Chọn đồ chơi đơn giản, dễ cầm, nhiều màu sắc như xúc xắc, các loại thú nhồi bông, các loại sách, truyện bằng vải để trẻ làm quen, các đồ chơi phát nhạc… Không chọn mua đồ chơi quá to, hay quá nhỏ dễ khiến trẻ nuốt vào người, hay những đồ chơi nhiều góc nhọn có thể gây nguy hiểm khi trẻ ngã vào

-          Trẻ trên 3 tuổi: Chọn các loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo và tập trung của trẻ như lego (xếp hình), rubic,  các đồ chơi vận động như bong, ô tô điều khiển, đồ chơi nội trợ…
Không mua đồ chơi quá tầm tư duy của bé

Bạn vui khi con mình thông minh, và muốn cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi nhiều tư duy hơn, điều này có thể gây áp lực lên trẻ. Do đó hãy để trẻ được chơi với nhịp phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi của mình. Đồ chơi lý tưởng là phải kích thích trí tò mò, khả năng điều khiển nhưng không làm trẻ bị hẫng do quá khó hay quá lạ

Hành động chơi cũng quan trọng như đồ chơi

Nên chọn các đồ chơi có thể kích thích nhiều giác quan của trẻ, các đồ chơi trẻ bắt chước hành động của người lớn như xây nhà ( xếp hình), nấu ăn (bộ đồ nấu ăn), làm vườn: cuốc, xẻng, xô…

Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp

Với trẻ dưới 1 tuổi, mối quan tâm chủ yếu là các đồ chơi âm thanh và màu sắc, nhưng lớn lên trẻ sẽ thích đồ chơi có nhiều chức năng như: Chiếc xe có nhiều bộ phận có thể tháo rời và lắp rắp được thành nhiều hình khác nhau… để trẻ tự mày mò và rút kinh nghiệm. Bạn đừng ngạc nhiên khi vừa mới mua cho bé chiếc ô tô ngày hôm trước thì hôm sau chúng đã bị tháo tung bành. Trẻ thích như thế, và đó cũng là một cách trẻ chơi. Qua những sai sót, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ và cảm thấy vui thích

Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn

Thường thì bé gái sẽ bắt chước các hành động của mẹ như nấu ăn, trang điểm, soi gương, còn bé trai bắt chước bố  như chơi xe, xây nhà…Thê nhưng bố mẹ cũng đừng lo lắng nếu thấy các bé gái chơi ô tô và các bé trai chơi đồ hàng, nấu ăn, trang điểm vì trẻ từ 4-5 tuổi mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau

Tôn trọng sở thích của trẻ một cách có điều chỉnh

Mỗi trẻ đều có những sở thích về đồ chơi riêng, bạn biết điều này và nên tôn trọng trẻ, mua những đồ chơi trẻ thích. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần biết điều chỉnh, giáo dục cho trẻ bằng cách thêm vào những đồ chơi do chính bạn chọn và gợi ý cho trẻ thấy lý do bạn chọn chúng. Chắc chắn trẻ sẽ ngạc nhiên và thích thú

Hy vọng với 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé trên đây sẽ giúp bố mẹ có cách nhìn nhận kĩ càng và thông minh hơn trong việc mua đồ chơi cho trẻ, để không những tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho bé mà còn là công cụ giáo dục trẻ hữu hiệu và sáng tạo

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/6-tieu-chi-khi-chon-do-choi-cho-be.html


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Thận trọng khi chọn mua bình giữ nhiệt

Trên thị trường có nhiều loại bình giữ nhiệt, trong đó có hàng kém chất lượng, không thương hiệu, phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán tràn lan với giá rẻ dưới 100.000 đồng/bình.


Bình giữ nhiệt inox kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc được làm từ chất liệu rẻ tiền, sau một thời gian sử dụng sẽ bị gỉ sét (gây độc hại khi chứa thức uống, thực phẩm). Họ còn sử dụng inox mỏng, nhẹ không giữ được thăng bằng, dễ ngã đổ khi bị tác động nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, họ cho cát vào phần đáy bình nhằm tăng trọng lượng và tạo cảm giác được làm từ inox dày chắc chắn. Phần cát này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng sẽ dẫn đến ẩm độ cao, có mùi bất thường, gây hại cho sức khỏe. Bình “dỏm” còn sử dụng nắp chai bằng nhựa tái sinh nên có mùi hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Công ty TNHH Trung Huy (kinh doanh nhiều mặt hàng gia dụng với chất lượng an toàn cho sức khỏe), cho biết mặt hàng bình giữ nhiệt mà có giá chỉ vài chục ngàn đồng/bình chắc chắn là hàng kém chất lượng. Đối với bình giữ nhiệt chất lượng tốt phải sử dụng loại inox dùng cho thực phẩm là loại inox 304 không bị ôxy hóa, không hoen gỉ. Phần nắp sử dụng nhựa nguyên chất, loại nhựa được phép sử dụng để chứa thực phẩm.
Cũng theo ông Hoàng, hiện có loại bình giữ nhiệt Zebra với chất lượng cao của Công ty Satien Stainless Steel Public Co. Ltd (Zebra - Thái Lan) được bày bán nhiều trên thị trường và các siêu thị. Bình giữ nhiệt inox 304 của Zebra đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) kiểm tra và chứng nhận theo phiếu kiểm nghiệm số KT3-09043HD3 ngày 13-9-2013, đạt an toàn khi tiếp xúc thực phẩm (các chỉ tiêu hàm lượng chì, cadimi, asen, antimony phù hợp với quy định). Bình thép không gỉ giữ nhiệt Zebra kiểm nghiệm tại Quatest 3 (phiếu kết quả thử nghiệm số KT3-04999CK3, ngày 28-8-2013) cho kết quả với hàm lượng carbon, mangan, silic, phốt-pho, lưu huỳnh, crôm, niken đều phù hợp theo quy định là inox 304.
Người tiêu dùng mua sản phẩm bình giữ nhiệt nên chọn loại bình inox 304 của nhãn hiệu uy tín, có cam kết về nguyên liệu trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, phải chọn bình có nắp nhựa nguyên sinh, bóng, không có mùi (nhựa tái sinh không có độ bóng, có mùi hôi).


Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Mua con đồ chơi, cũng cần mẹ khéo

Mua đồ chơi gì vừa giúp bé giải trí lại còn "tranh thủ" phát triển trí thông minh, không phải chị em nào cũng biết.

Muốn trẻ vừa chơi đồ chơi lại vừa thông minh là mong muốn làm "đau đầu" rất nhiều bà mẹ trẻ. Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại đồ chơi khác nhau khiến người lớn chúng ta mỗi khi muốn chọn mua cho bé lại phải 'hoa mắt' vì đủ các kiểu dáng, thể loại. Có chị em lựa chọn ô tô, rô bốt, cũng có mẹ lại yêu thích cho bé chơi đồ hàng, búp bê...



Tuy nhiên, đồ chơi hóa ra không phải chỉ có tác dụng giải trí. Trẻ con học qua lúc chơi. Do đó, nếu thông minh lựa chọn, mẹ hoàn toàn có thể 'một công đôi việc'. Vừa cho con chơi, lại đồng thời dạy con, giúp bé phát huy trí não. Có những kết quả rất bất ngờ về tác động của trò chơi với các khối hình lên trí thông mình của trẻ. Các mẹ đã biết điều này chưa?

Từ câu chuyện của một bé mẫu giáo

Giống như các bé học mẫu giáo khác, bé An An có thể xác định hầu hết tất cả các loại khối hình học và khả năng điều khiển tay khá thành thạo. Nếu mẹ bé đưa cho bé xem một hình chữ nhật hoặc hình vuông, bé có thể bắt chước và vẽ theo giống hệt. Tương tự như vậy khi mẹ bé chỉ cho bé xem các hình khối khác, bé có thể vẽ theo một cách dễ dàng. An cũng có khả năng tốt trong việc nhận biết mặt chữ, biết viết theo các nét chữ cơ bản theo nét chữ mẫu của mẹ cùng một khả năng tìm kiếm, xác định đồ vật đặc biệt tốt trong độ tuổi của bé.


Câu chuyện này nói lên điều gì với các mẹ? Kết quả của một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng tư duy về các khối hình và không gian cùng khả năng vận động thuần túy của tay chân, ánh mắt đặc biệt giúp những đứa trẻ cùng lứa tuổi như An An có thể học tốt trong các môn như tập đọc và toán học.

Đến kết quả của một cuộc nghiên cứu mới mẻ

Claire Cameron (Mỹ), một chuyên gia về trẻ em là người khởi xướng một cuộc nghiên cứu thú vị đối với các bé trong độ tuổi mẫu giáo và đã đạt được những kết quả hết sức bất ngờ. Cô tiến hành khảo sát trên 200 em bé nước Mỹ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi và theo dõi diễn tiến của cuộc khảo sát khi các bé vào học tiểu học. Kết quả ban đầu chỉ ra rằng các khả năng đơn giản như biết xếp đúng hay vẽ lại đúng một khối hình dự báo cho khả năng tư duy toán học và tập đọc của trẻ.

Theo báo cáo của các chuyên gia trong cuộc khảo sát kể trên những trẻ em sớm được luyện tập vẽ theo các đường thẳng, sao chép bắt chước các hình vuông, tròn, tam giác.... và rèn luyện khả năng tư duy liên quan đến các khối hình có khả năng học giỏi toán hơn những trẻ khác. Có rất nhiều lý do để lý giải cho hiện tượng này.

Tác dụng của những khối hình

Khi trẻ cố gắng sao chép một khối hình phức tạp, trẻ buộc phải tự liên tưởng đến các khối hình học không gian. Những khi bé chơi với các khối hình, xếp hình vào ô hay vẽ hình theo mẫu là khi khả năng tư duy logic của trẻ được mát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra có rất nhiều bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa khả năng liên tưởng hình học trong không gian và khả năng toán học của các bé.

Claire Cameron tiến hành tiếp một cuộc khảo sát thú vị khác cho các bé từ 6-8 tuổi để khẳng định kết quả nghiên cứu ở trên. Cô chia các bé thành hai nhóm khác nhau và cho chơi 2 trò chơi khác nhau trước khi làm một bài tập toán. Nhóm đầu tiên được chơi trò giải đố ô chữ và nhóm thứ hai được chơi trò với khối hình. Sau 40 phút cô để hai nhóm giải một số bài tập toán. Kết quả rất thú vị: Các bé giải đố ô chữ không hoàn thành tốt bài tập bằng các bé chơi xếp hình.

Có lẽ kết quả này cho thấy một điều rằng hầu hết chị em chưa hiểu được hết ý nghĩa của khả năng vận động cơ bản như sao chép hay bắt chước của trẻ nhỏ. Những vận động đơn giản kết hợp tay - mắt không những giúp trẻ thành thạo với những bộ môn thủ công tại trường mà còn có tác động lâu dài về khả năng suy nghĩ và học hỏi của trẻ sau này.

Chơi với các khối hình còn giúp trẻ tăng cường khả năng ngôn ngữ của mình. Đó cũng là một cách thay thế hiệu quả cho việc chỉ ngồi xem tivi và các chương trình truyền hình khác. Thậm chí đó còn là tiền thân của suy nghĩ và ngôn ngữ. Trẻ em lớn hơn thì sẽ bắt đầu bịa ra những câu chuyện hoặc kịch bản cho những đồ vật này.

Có những điều hết sức đơn giản của trẻ nhỏ nhưng nếu cha mẹ lưu tâm và để ý trau dồi, luyện tập, bé hoàn toàn có thể có những sự khác biệt và thông minh hơn các mẹ nghĩ đấy. Khi mua đồ chơi cho con, mẹ hãy lưu tâm đến những món đồ xếp hình đơn giản nhé. Đồ chơi nhỏ, tác dụng lại lớn vô cùng.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/mua-con-do-choi-cung-can-me-kheo.html

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

THUÊ ĐỒ CHƠI CHO CON: Coi chừng 'rước bệnh'!

Với tâm lí "đồ rẻ nhanh hỏng, đồ đắt tiếc tiền", nhiều phụ huynh đã chọn dịch vụ thuê đồ chơi cho con. Để tạo sự tin tưởng, các cửa hàng quảng cáo cho thuê đồ chơi của các thương hiệu nổi tiếng, rất an toàn và đảm bảo chất lượng..., tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, phụ huynh cần tỉnh táo để tránh “rước bệnh” cho con.

Trong vai phụ huynh cần thuê đồ chơi cho con, chúng tôi đến một shop cho thuê đồ chơi ở Q.Gò Vấp, Tp.HCM, Vân - nhân viên bán hàng ở đây nói: “Trẻ vốn cả thèm chóng chán, mỗi giai đoạn phát triển của bé chỉ phù hợp với những loại đồ chơi nhất định nên rất lãng phí khi mua đồ chơi với giá cao. Dịch vụ này hiện rất hút khách, chúng em lấy hàng về không đủ khách thuê”. Vừa nói, Vân vừa giới thiệu cho chúng tôi đủ loại đồ chơi cho trẻ từ một-sáu tuổi như: xe đẩy, xe lắc, xe đạp, máy bay, cầu tuột, đồ chơi mô hình, xếp hình trí tuệ, ô tô, nhà banh…


Vân cho biết, đa số đồ chơi cho thuê đều bền, đẹp, xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật… nhưng cũng có một số loại từ Trung Quốc. Tùy theo món đồ chơi, mức đặt cọc và giá thuê khác nhau. Ví dụ: ô tô điện của Trung Quốc giá gốc hơn ba triệu, giá thuê khoảng 120.000đ/tuần, đặt cọc một triệu đồng, kèm CMND photo; cầu tuột giá 3,2 triệu đồng, cho thuê 100.000đ/tuần…; nôi rung nhạc của Mỹ giá hơn một triệu đồng, một tuần cho thuê 70.000-80.000đ; xe tập đi của Mỹ có giá thuê 30.000đ/tuần… Nếu thuê thời gian vài tháng, giá sẽ thấp hơn.

Thuê đồ chơi có đảm bảo vệ sinh không? Vân khẳng định: “Bên em áp dụng nghiêm ngặt quy trình diệt khuẩn đồ chơi, nhằm đảm bảo trẻ được tiếp xúc với những đồ chơi an toàn và chất lượng nhất. Trước khi chị thuê và sau khi chị trả, cửa hàng sẽ khử trùng kỹ”.

Anh Minh Tú, chủ một của hàng cho thuê đồ chơi trẻ em ở Q.Tân Bình, Tp. HCM cho biết: “Hiện nay, dịch vụ cho thuê chỉ bỏ qua những hư hỏng nho nhỏ như sứt chỉ, mẻ góc, trầy trụa, thú bông hoa lá đính kèm bị bứt tung…, còn đối với những trường hợp bị bể, tắt tiếng, rách nát hoặc không hoạt động thì căn cứ vào hợp đồng, sẽ trừ tiền của khách tùy theo mức độ thiệt hại. Nếu thuê từ tháng thứ hai cửa hàng sẽ giảm giá cho khách 20%, tháng thứ ba là 30%”.

Trên các trang mạng, dịch vụ “cho thuê đồ chơi trẻ em” thu hút đông đảo sự chú ý của các bậc cha mẹ, tuy nhiên vấn đề nguồn gốc chất liệu và vệ sinh đồ chơi khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Nick name Xuanxuan chia sẻ: Không phải cửa hàng cho thuê đồ chơi nào cũng chọn những nhãn hàng có tên tuổi, chất liệu an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không ít loại đồ chơi sử dụng chất phthalates để nhuộm màu, nếu trẻ sử dụng sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm độc. Chưa kể, với tâm lý “của chung” nên việc giữ gìn và vệ sinh đồ chơi ít được quan tâm, vô tình đồ chơi trở thành nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 Tp.HCM, với đồ chơi dùng chung, không ai có thể đảm bảo sẽ được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn khi đến tay bé khác. Nếu đồ chơi không an toàn, trẻ có thể nhiễm bệnh tay chân miệng, dị ứng… Do đó, khi đi thuê đồ chơi, phụ huynh cần lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu không độc hại. Các mẹ nên hạn chế chọn đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có mùi bất thường… Cách tốt để giữ sức khỏe bé là cho bé chơi những đồ chơi hợp vệ sinh, phụ huynh cần làm sạch bằng xà bông và khử trùng trước khi cho bé chơi.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/thue-do-choi-cho-con:-coi-chung-ruoc-benh.html

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vệ sinh bình sữa để bảo vệ sức khỏe bé yêu

Các bà mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh bình sữa cho con, thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng vấn đề và thực hiện theo phương pháp đúng đắn. Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa không đúng cách sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Môi trường xung quanh nhiều bụi và vi khuẩn dễ khiến cho các vật dụng của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những vật dụng liên quan đến việc ăn uống của trẻ như bình sữa, muỗng, thìa, tô, chén... bị nhiễm bẩn. Việc vệ sinh bình sữa và các dụng cụ khác trở nên vô cùng quan trọng vì trong 6 tháng đầu hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Các mẹ cần lưu ý vấn đề khử trùng bình sữa của bé trước khi cho con bú, kể cả đối với bình vừa mới mua về.

Vệ sinh bình sữa

Khi sử dụng bình sữa lần đầu, các mẹ cần phải vệ sinh bình sữa bằng cọ và nước xà phòng, vì là mới mua về nên các mẹ nhớ phải cọ rửa cho thật kĩ. Tiếp theo, bỏ bình sữa ngập trong nước đang đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút. Lưu ý không nên để bình sữa chạm vào thân nồi vì thân nồi rất nóng có thể gây nóng chảy, biến dạng bình. Sau đó vớt bình ra và phơi dưới nắng thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.

Dụng cụ vệ sinh bình sữa


Đối với bình sữa bé đã bú nhiều lần, sau mỗi lần bú các mẹ cũng phải rất cẩn thận trong khâu vệ sinh. Sau khi cọ rửa thật sạch sẽ thân bình và núm vú bằng nước lạnh (lưu ý cần phun nước qua đầu núm nhiều lần để đảm bảo lỗ núm cũng phải thật sạch), các mẹ bắt đầu quá trình khử trùng bình. Việc khử trùng bình có thể thực hiện bằng các cách sau:

Vệ sinh bình sữa

1. Bằng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội (clo): Tuy sẽ tốn nhiều thời gian (hơn 30 phút) và để lại mùi dễ khiến bé khó chịu, nhưng đây là một phương pháp tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo.
2. Đun sôi: Tuy rẻ tiền nhưng dễ khiến bình giảm chất lượng và có thể phóng thích độc tố từ nhựa có trong bình.
3. Tiệt trùng bằng hơi nước trong các loại máy tiệt trùng (được bán trong các cửa hàng mẹ và bé): Phương pháp này khá được ưa chuộng vì máy hấp sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 – 15 phút) và nhiệt độ nhất định, chất lượng bình cũng được đảm bảo.
4. Tiệt trùng bằng lò vi sóng: Phương pháp này cũng nhanh, gọn, thời gian và nhiệt độ ổn định, tuy nhiên không áp dụng được với loại bình bằng thủy tinh.

Vệ sinh bình sữa để bảo vệ sức khỏe bé yêu

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng được khuyên chỉ nên khử trùng kĩ trong 6 tháng đầu đời của bé, vì nếu làm nhiều hơn ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; Bên cạnh đó, sau 6 tháng bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới và có thể cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng, tất nhiên là mẹ không thể nào khử trùng mọi thứ xung quanh bé được, mà điều cần làm là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường và những vật dụng, đồ chơi bé hay cầm nắm, hay tiếp xúc.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/so-sinh/ve-sinh-binh-sua-de-bao-ve-suc-khoe-be-yeu.html

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Dùng phấn rôm đúng cách cho bé yêu nhà mình

Mùa hè thời tiết nắng nóng bé hay bị rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. Các mẹ đã chuẩn bị phấn rôm cho bé yêu nhà mình chưa?


Hiện nay 100% các mẹ đều dùng phấn rôm cho bé sau khi tắm để bé không bị rôm sẩy. Nhưng rất ít các mẹ quan tâm đến việc sử dụng phấn rôm cho bé đúng cách và an toàn.

Theo các chuyên gia chăm sóc da cho bé thì khi bé bị rôm sảy, các mẹ thường nghĩ là do bé nóng ở trong nên phát ra ngoài bằng những rôm ngứa và chỉ cần bôi phấn rôm là khỏi, nhưng điều đó chưa hẳn là đúng.

Nếu rôm xuất hiện do thời tiết nắng nóng thì sẽ hết ngay nếu đang nóng có một trận mưa rào làm cho nhiệt độ hạ xuống, hoặc chỉ cần cho bé vào phòng có nhiệt độ mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé là hết rôm ngay. Nếu bôi phấn rôm quá nhiều còn làm che bít lỗ chân lông của bé, mồ hôi không thoát được ra sẽ làm tình trạng rôm sảy càng nặng hơn.

Khi chọn mua phấn rôm cho bé mẹ nên đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn hộp để đảm bảo an toàn sức khỏe   Một số loại phấn rôm có chứa cả những hoạt chất có hại như etylen oxit, một chất dùng trong sản xuất công nghiệp và khử trùng các thiết bị y tế. Ở liều lượng nhất định etylen nozit có thể dẫn đến tổn thương phổi, gây cảm giác buồn nôn, nôn và thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Mẹ cũng nên lưu ý khi dùng phấn rôm, vì bụi từ phấn rôm có thể ảnh hưởng đến phổi của bé. Nếu muốn dùng phấn rôm cho bé, nên chọn hộp đựng phấn rôm sẽ hạn chế tình trạng phấn rơi vãi trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hướng dẫn sử dụng phấn rôm cho bé an toàn.

Nếu dùng phấn rôm cho bé, chỉ nên dùng cho vùng mông hoặc lưng của bé, không nên dùng ở phần cơ quan sinh dục hay cổ vì vị trí này gần mũi và mồm của bé, là nguyên nhân khiến cho bé dễ hít vào bột phấn, có thể gây các bệnh đường hô hấp.

Không nên thoa trực tiếp phấn rôm lên cơ thể bé mà nên đổ một ít phấn rôm lên tay và thoa đều lên tã của bé. Chú ý những vùng da gấp vì phấn rôm dễ bị tích tụ ở những chỗ này.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ nên chọn phấn rôm của các hãng sản xuất có uy tín và được nhiều mẹ tin dùng.

Mặt Trời Bé chuyên cung cấp các sản phẩm phấn rôm cho bé của những nhãn hàng quen thuộc với các mẹ như Johnson, Bubchen…Đến với chúng tôi mẹ hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và không cần lo lắng về sức khỏe của bé.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/dung-phan-rom-dung-cach-cho-be-yeu-nha-minh.html

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Chọn phấn thơm cho làn da của bé

Các bác sĩ đều khuyên: “Đối với làn da nhạy cảm của trẻ em bạn nên sử dụng phấn thơm để tạo cảm giác mát mẻ khô ráo và thoải mái cho làn da của bé”.


Phấn hiện được chia làm ba loại cơ bản: phấn thơm, phấn thơm hút ẩm và phấn thuốc (phấn rôm).

Thành phần chứa trong phấn thơm chủ yếu là bột Talc (loại bột đá khoáng hay còn gọi là bọt biển) nguyên chất với hương thơm tự nhiên tạo cảm giác khô ráo cho bé. Phấn thuốc có bổ sung thêm hoạt chất kháng khuẩn Cholorhexidine HCL giúp điều trị ngứa ngáy do rôm sẩy và chất Zinc Oxide giúp ngăn chặn vi khuẩn gây rôm sẩy. Phấn hút ẩm được điều chế từ tinh bột bắp vì có độ hút ẩm mạnh ngăn chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu phấn thơm để bạn lựa chọn và nhiều nhất là các sản phẩm nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm của mỗi nhãn hiệu đều có một nét riêng, dễ phân biệt nhất đó là ở hương thơm. Phấn nhãn hiệu Pureen có ba loại: phấn thơm, phấn thuốc và phấn thơm hút ẩm đều mang hương thơm nhẹ nhàng của thảo mộc.

Loại phấn thơm Johnson’s Baby mới ngoài thành phần bột Talc cao cấp còn chứa hương thơm tự nhiên chiết xuất từ hoa cúc và hoa oải hương. Hương thơm nhẹ nhàng của hai loại hoa này giúp mang đến cảm giác êm ái, mát mẻ.

Phấn rôm Lander của Mỹ lại có hương thơm mạnh, lâu phai, hạt phấn khá mỏng, dễ tan giúp da sạch mịn màng, khô ráo.

Phấn thơm Pigeon của Nhật ngoài thành phần bột đá khoáng còn bổ sung thêm dầu jojoba và hương hoa thiên nhiên, làm da mát mẻ.

Khi sử dụng phấn thơm, bạn chú ý chỉ sử dụng với lượng vừa phải, tránh xa vùng mắt bé. Nên dùng sau khi tắm bé, và phải lau thật khô trước khi thoa để tránh cho phấn bị vón cục và da sẽ bị rít.

Phấn cũng là loại mỹ phẩm nhạy cảm, có thể bị kích ứng nếu không hợp nên trước khi dùng bạn nên thoa thử trên lòng bàn tay của bé trước khi thoa ở những vùng nhạy cảm khác.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-phan-thom-cho-lan-da-cua-be.html

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Tiêu Chí Chọn Xe Đẩy Em Bé

Xe đẩy giúp bạn không phải bế bé mỗi khi đi dạo chơi và là công cụ trợ giúp đắc lực và tiện lợi để bạn mang bé theo khi đi xa nhà.


Trên thị trường, xe đẩy em bé có xuất xứ khá đa dạng. Các sản phẩm từ Trung Quốc có giá thấp, dao động từ 950.000 – trên 1 triệu đồng/sản phẩm nhưng không phải là sản phẩm được ưa chuộng nhất vì những nhược điểm như: chất liệu vải đệm ít thấm mồ hôi và kém êm ái, bộ khung chưa tạo cảm giác chắc chắn an tâm, một số sản phẩm nặng và kém cơ động.

Bên cạnh đó, những sản phẩm của Maclaren, Lucky baby, Farlin, Baby Planet, Cool Kids… xuất xứ từ Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan có giá dao động từ 2 – 10 triệu đồng cũng được bán khá nhiều tại các cửa hàng dành cho trẻ em.

Trước hàng loạt sản phẩm xe đẩy có trên thị trường, nhiều người không khỏi băn khoăn khi muốn mua một chiếc cho bé yêu của mình. Bạn nên lưu ý những điểm sau:

An toàn: Kết cấu xe phải chắc chắn giúp em bé có thể nằm hoặc ngồi thoải mái trên xe. Bánh xe cần có bộ phận thắng an toàn để có thể giữ cho xe không tự chuyển động khi bạn dừng lại. Ngoài ra, bánh xe phải có hệ thống giảm xóc tốt và phần đệm bé ngồi, nằm êm ái cùng với dây đai bảo vệ chắc chắn.

Cơ động và tiện lợi: Bạn nên chọn chiếc xe có thể gập gọn và tháo ra dễ dàng, để mang, xách đi khắp nơi. Xe đẩy dành cho em bé còn nhỏ (dưới 1 tuổi) nên có tính năng đẩy 2 chiều để bé an tâm khi luôn nhìn thấy cha/mẹ.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/tieu-chi-chon-xe-day-em-be.html

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Chọn xe đạp theo độ tuổi cho bé

Đi xe đạp là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con. Trên thị trường có rất nhiều loại xe để bạn lựa chọn. Bạn có thể căn cứ vào độ tuổi của con mình để lựa chọn cho bé một chiếc xe đạp phù hợp.

Bé từ 10 tháng đến 1 tuổi rưỡi

Dòng xe đạp ba bánh có thiết kế ngộ nghĩnh và tiện dụng với chỗ để chân và cần đẩy, phù hợp cho những bé đã ngồi vững (Khoảng 10 tháng trở lên). Những em bé trong độ tuổi này thường chưa tự mình đạp xe được, vì vậy cha mẹ nên đặt trẻ ngồi vào xe và đẩy bé đi dạo trong xóm hoặc trong công viên, tạo sự thích thú cho bé với thế giới xung quanh. Xe cũng thường được gắn mái che nắng, mưa và một giỏ đựng đồ phía sau để bạn chứa những đồ dùng của bé khi đi ra ngoài.

Khi bé lớn hơn và đủ cứng cáp để đạp xe một mình, bạn có thể tháo phần để chân và cần đẩy ra là bé đã có một chiếc xe đạp ba bánh gọn nhẹ.

Bé từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi

Nếu bé đã được hơn 1 tuổi rưỡi bạn mới quyết định sắm xe đạp cho bé thì chỉ cần chọn một chiếc đạp ba bánh gọn nhẹ. Mục tiêu hàng đầu của bạn khi mua xe đạp cho bé là sự an toàn và thoải mái với trẻ. Khi mua xe cho trẻ, bạn hãy lưu ý một vài điều sau:

- Nên đưa bé đi chọn xe cùng để đảm bảo là bé thích kiểu dáng của chiếc xe đó.

- Có rất nhiều xe đạp trẻ em bị nhà sản xuất làm lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé nhà bạn không thể đạp được cả vòng. Bạn cũng cần đảm bảo khi ngồi trên xe, chân bé có thể đặt thoải mái trên bàn đạp, không bị với quá mà cũng không phải co gập chân khiến bé bị mỏi.

- Khi mua xe cho bé, bạn nên chú ý kiểm tra độ chắc chắn và an toàn của khung xe, bàn đạp, bánh xe...

- Mua những chiếc xe đạp trẻ em với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị cồng kềnh nơi cất giữ.



Bé trên 3 tuổi

Bé từ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng loại xe đạp chạy bằng xích và có gắn bánh phụ đằng sau. Với bé 3-4 tuổi, bố mẹ nên chọn mua xe có đường kính bánh xe khoảng 30 cm. Bé từ 4 đến 6 tuổi thì đường kính bánh xe cỡ 40 cm, 6-8 tuổi là 50 cm và 8-10 tuổi là 60 cm.

Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp với tất cả mọi người là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Bạn có thể nhở người bán xe hoặc tự mình điều chỉnh độ cao của yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé.

Bạn cần giúp bé tập làm quen với chiếc xe này. So với xe đạp ba bánh, xe chạy bằng xích nặng hơn và không đạp lùi được, vì vậy bé có thể lúng túng khi lần đầu điều khiển xe. Bé cũng cần làm quen với phanh tay và làm chủ tốc độ. Khi bé đã điều khiển thành thạo chiếc xe này, bạn hãy tháo dần từng bánh phụ phía sau để bé tập giữ thăng bằng.

Việc tập xe đạp đôi khi không tránh khỏi bị ngã và thương thích, vì vậy hãy trang bị một chiếc mũ bảo hiểm loại nhẹ và miếng bảo vệ đầu gối, khuỷu tay để giữ an toàn cho trẻ.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-xe-dap-theo-do-tuoi-cho-be.html

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Những lưu ý về đồ chơi nhồi bông cho trẻ

Những món đồ chơi nhồi bông lúc nào cũng thật dễ thương và ấm áp. Nhưng liệu rằng chúng có an toàn cho bé?



Thị trường đồ chơi ngày nay rất đa dạng và phong phú, từ robot, búp bê đến đồ chơi lắp ráp, xếp hình với đủ lọi mẫu mã, chất lượng. Nhưng làm thế nào để chọn được những món đồ chơi vừa phù hợp vừa an toàn cho trẻ? Sau đây là những tiêu chí mà bạn có thể tham khảo khi mua sắm đồ chơi nhồi bông cho bé yêu.

Trước tiên là mắt, và sau đó là mũi của thú bông. Kiểm tra cẩn thận các bộ phận bằng nút, cườm, và các vật thể nhỏ khác mà có thể rơi ra (hoặc trẻ có thể nuốt được). Tương tự với quần áo, phụ kiện và những vật trang trí khác trên thú bông. Cần lưu ý rằng: bất cứ thứ gì được dán hay khâu đều có khả năng rất cao lọt vào miệng bé.

Hãy chú ý đến những sợi kim loại. Kiểm tra tai, chân, đuôi (và bất kì chỗ nào khác) để chắc rằng món đồ của bé không có sợi kim loại. Thậm chí khi các sợi dây được che phủ bởi lớp lông, nó cũng có thể rơi ra và làm tổn thương con bạn.

Tránh xa các loại sợi. Những thứ dây nhợ như tóc, ruy băng, dây buộc dài hơn 6 inches (khoảng 13cm) cần phải loại bỏ khỏi đồ chơi của bé.
Kiểm tra kết cấu sản phẩm. Những đường khâu phải thật chắc chắn để đảm bảo các bộ phận của chú thỏ bông không dễ bị rơi ra.

Chắc rằng món đồ chơi ấy có thể giặt tấy được. Một điều cần lưu ý là những món đồ chơi gấu bông này thường rất dễ bị bẩn (rất nhiều bụi và vi khuẩn ẩn nấp trên bộ long của chúng). Bạn nên chọn những món đồ chơi có thể giặt và sấy dễ dàng. Nếu con bạn rất thích món đồ chơi ấy và không chịu rời xa chúng thậm chí một giây thì hãy cân nhắc đến việc mua một cặp như vậy để tránh chúng khóc thét lên vào ngày giặt giũ.

Chống lại bụi bẩn. Ngoài việc thú bông ẩn chứ rất nhiều vi khuẩn, chúng còn là nơi tích tụ bụi bẩn. Đôi khi đó lại là nguyen nhân làm cho bệnh dị ứng hay hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Các tốt nhất để giảm thiểu bụi trên thú bông là giặt và sấy định kì, sau đó thì bỏ chúng vào túi nhựa và cho vào tủ lạnh!

Đừng đặt đồ chơi vào củi của trẻ. Đặt những con thú nhồi bông vào củi thì trông thật dễ thương nhưng chúng lại có thể làm con bạn nghẹt thở. Vì vậy hãy giữ những món đồ chơi ấy bên ngoài.

Chúc các mẹ có thể chọn cho con mình những thú nhồi bông tốt nhất cho con mình.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/nhung-luu-y-ve-do-choi-nhoi-bong-cho-tre.html

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Hướng dẫn chọn xe đạp 3 bánh phù hợp cho bé

Để lựa chọn xe đạp 3 bánh vừa ý cho bé là điều không dễ đối với ba mẹ. Dưới đây là một số hướng dẫn lựa chọn kiểu dáng, mãu mã xe đạp phù hợp với bé.

Một tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với chiếc xe đạp 3 bánh. Mục tiêu hàng đầu của mẹ khi mua xe đạp 3 bánh cho bé là sự an toàn và thoải mái với trẻ.


Chọn mua xe đạp 3 bánh an toàn và thoải mái cho bé

Dạy trẻ làm quen và dạy trẻ cách điều khiển xe đạp 3 bánh là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con và còn là cột mốc của sự phát triển của trẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại xe đạp 3 bánh để mẹ lựa chọn.

Khi chọn mua xe đạp 3 bánh cho bé nhà mình, mẹ nên đưa bé đi chọn để bé thử xe xem có ngồi thoải mái hay không.Trong quá trình đi tìm mua xe đạp 3 bánh cho bé thì mẹ nên xem xét kỹ lưỡng tránh mua phải xe bị lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé nhà bạn không thể đạp được cả vòng.

Khi bé nhà bạn đã đủ  một tuổi rưỡi thì mẹ nên cho bé làm quen với xe đạp 3 bánh 3 bánh vì đó là ngưỡng tuổi rất tốt để cho bé học cách đi. Mới đầu, bạn có thể sắm cho bé nhà bạn một chiếc xe ba bánh điện tử để bé tập giữ thăng bằng. Ở độ tuổi này, phần đa các bé chưa thể kết hợp nhiều động tác một lúc nhất là học cách đạp xe nên bạn mua xe cho con bạn không cần bàn đạp cũng được. Công việc của bé chỉ là ngồi lên xe và kéo lê chân theo.

Xe đạp 3 bánh giúp bé học cách giữ thăng bằng

Xe đạp 3 bánh có thể giúp bé tập làm quen với việc cầm ghi-đông xe, đi càng xa càng tốt, tập vòng trái, vòng phải. Kỹ năng cầm ghi-đông giữ thăng bằng rất quan trọng để sau này bé có thể điều khiển xe một cách dễ dàng khi đã quá quen với xe rồi. Ngoài ra, chiếc xe 3 bánh thường nhỏ và dễ điều khiển, giúp bé giữ thăng bằng mà không bị ngã. Con nít vốn chóng chán, khó có thể ngồi lâu trên yên xe. Mua những chiếc xe đạp 3 bánh cho bé với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị cồng kềnh nơi cất giữ.

Sau đây là một số mẫu xe đạp 3 bánh cho bé để các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cho các bé nhà mình.

Những chiếc xe đạp 3 bánh phù hợp với bé từ 18 tháng tuổi

Khi mua xe đạp 3 bánh cho bé, bạn nên chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng độ bền của khung xe hay chất lượng và an toàn của bàn đạp, bánh xe… Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp 3 bánh với tất cả mọi người là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi ngồi trên xe thì các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho phù hợp với chiều cao của bé

Việc chọn mua xe đạp 3 bánh cho bé phù hợp với bé là rất quan trọng, để bé tập đi và tập làm quen với cân bằng, và vui chơi thỏa thích nữa, nếu bé nhà bạn còn nhỏ thì hãy đưa bé ra những nơi có sân rộng và có sự giám sát của người lớn nữa. Luôn bảo vệ an toàn cho bé nhé!

Mẫu mã xe đạp 3 bánh an toàn cho bé

Hãy cùng đến hệ thống siêu thị của “Xe đạp trẻ em” để chọn một chiếc xe đạp 3 bánh cho bé yêu thật hài lòng, khi đến với cửa hàng quý khách sẽ được tư vấn chi tiết với chất lượng phục vụ tốt. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo tất cả sản phẩm xe đạp 3 bánh giúp cho quý khách có sự lựa chọn chính xác và nhanh chóng.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/huong-dan-chon-xe-dap-3-banh-phu-hop-cho-be.html

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Chọn mua xe đạp cho trẻ - dễ mà khó

Xe đạp trẻ em với nhiều mẫu mã khác nhau trên thị trường, chọn lựa làm sao cho bé một chiếc xe đạp trẻ em thật vừa ý là câu hỏi của nhiều ba mẹ. Cùng tham khảo bài viết về cách lựa chọn xe đạp cho trẻ nhé.

Hai tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với xe đạp. Có nhiều tiêu chí để chọn một chiếc xe đạp phù hợp cho bé. Tuy nhiên, mục tiêu ưu tiên hàng đầu khi chọn xe là sự an toàn và thoải mái cho trẻ.


Dạy trẻ làm quen và dạy trẻ cách điều khiển  xe đạp là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con và còn là cột mốc của sự phát triển của trẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại xe đạp trẻ em để bạn lựa chọn. Khi bạn tìm mua cho trẻ còn đang học mầm non, bạn nên đưa bé đi chọn hoặc một anh chị tiểu học đi cùng để thử xe. Trong quá trình đi tìm mua xe đạp trẻ em cho con thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng tránh mua phải xe bị lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé không thể đạp được cả vòng.

Khi bé đã đủ hai tuổi rưỡi thì bạn nên cho bé làm quen với xe đạp vì đó là ngưỡng tuổi rất tốt để cho bé học cách đi. Mới đầu, bạn có thể sắm cho bé một chiếc xe hai bánh không bàn đạp để bé tập giữ thăng bằng. Ở độ tuổi này, phần đa các bé chưa thể kết hợp nhiều động tác một lúc nhất là học cách đạp xe nên bạn có thể mua xe không cần bàn đạp. Công việc của bé chỉ là ngồi lên xe và kéo lê chân theo.

Chiếc xe này có thể giúp bé tập làm quen với việc cầm ghi-đông xe, đi càng xa càng tốt, tập vòng trái, vòng phải. Kỹ năng cầm ghi-đông giữ thăng bằng rất quan trọng để sau này bé có thể điều khiển xe một cách dễ dàng khi đã quá quen xe. Ngoài ra, chiếc xe không bàn đạp thường nhỏ và dễ điều khiển. Trẻ con vốn chóng chán, khó có thể ngồi lâu trên yên xe. Mua những chiếc xe đạp trẻ em với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị còng kềnh khi cất giữ.

Những chiếc xe ba bánh phù hợp với bé 2-3 tuổi. Nhược điểm của chiếc xe ba bánh là bé phải đập, điều mà không phải em bé dưới 3 tuổi nào cũng làm được. Nhưng cũng có nhiều bé 3 tuổi có thể đạp được nửa vòng. Chiếc xe ba bánh phù hợp hơn với những em bé 3-4 tuổi.

Khi mua xe đạp trẻ em  cho bé,bạn nên chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng độ bền của khung xe hay chất lượng và an toàn của bàn đạp, bánh xe… Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi ngồi trên xe thì các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho phù hợp với chiều cao của bé.

Theo kinh nghiệm của những người bán xe đạp lâu năm, với bé 2-4 tuổi, bố mẹ nên chọn mua xe có đường kính bánh xe khoảng 30 cm. Bé từ 4 đến 6 tuổi thì đường kính bánh xe cỡ 40 cm, 6-8 tuổi là 50 cm và 8-10 tuổi là 60 cm.

Việc chọn mua xe đạp trẻ em phù hợp với bé là rất quan trọng, để bé tập đi và tập làm quen với việc cân bằng. Những giờ phút tập cho bé làm quen với xe đạp cũng sẽ là những phút giây hạnh phúc và cực kỳ ý nghĩa đối với mỗi gia đình. Các mẹ hãy nhớ phải luôn ở bên, giúp bé tập xe và đảm bảo an toàn cho bé!

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-mua-xe-dap-cho-tre-de-ma-kho.html