Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Để an tâm di tiêm phòng cho bé



Để các mẹ yên tâm khi chăm sóc bé ,cũng như tích cực cho trẻ đi tiêm phòng và hiểu rõ hơn những trường hợp nào thì cần tránh tiêm phòng, một số điều sau các mẹ nên nắm rõ khi đi tiêm phòng.

Để an tâm di tiêm phòng cho bé:
Lứa tuổi tiêm ngừa

Đối với các trẻ dưới 12 tháng tuổi việc tiêm ngừa nên được thực hiện theo yêu cầu của chương trình y tế quốc gia. Ngoài ra trong lứa tuổi này trẻ có thể tiêm 2 loại vắc xin ngoài chương trình: Viêm màng não mủ HIB, Cúm và uống vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Những phản ứng không mong muốn khi tiêm phòng cho bé
- Phản ứng tại chỗ


Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ một vài giờ đến một vài ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc. Hay nổi mận đỏ ở nơi tiêm.

- Phản ứng toàn thân


Nhiều trẻ lên cơn sốt sau khi tiêm phòng.  Hình ảnh: Internet

Sốt là triệu chứng hay gặp nhất sau tiêm phòng, có trẻ bị sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ sốt cao (trên 39ºC) kèm vật vã, quấy khóc, trẻ lớn hơn có thể thấy nhức đầu. Chứng nóng sốt này thường xuất hiện khi tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà.

- Tai biến thần kinh
  
Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng ho gà, có thể bị co giật kèm sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 20 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng, thường gặp những trẻ có tiền sử co giật. Những trẻ có tiền sử co giật này cân chú ý có thể không nên cho tiêm phòng bệnh ho gà vì thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh não.

Và một số phản ứng không mong muốn khác: Phản ứng ngoài da, viêm hạch...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét