Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Đánh vào mông ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Hộp sọ có liên kết với cột sống. Nếu đánh quá nặng, mông trẻ bị tác động đột ngột sẽ truyền qua cột sống lên hộp sọ.

Gần đây, trang World News của Hoa kỳ công một một báo cáo dựa trên 4 năm nghiên cứu trên 1510 trẻ em từ 2-9 tuổi cho thấy rằng những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số IQ trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm.

"Một số phụ huynh đang có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này là cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em.Đánh đòn gây tụ máu quanh hông con, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí gây viêm da hoại tử.

Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển thường các cơ quan tương đối tinh tế, mao mạch cũng nhiều. Trong trường hợp bị tác động bên ngoài quá mạnh, mao mạch dễ bị chảy máu gây tổn thương gan tim mạch và các cơ quan khác."nghiên cứu này cho biết.

Tại sao đánh vào mông lại ảnh hưởng đến IQ

Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.

Bé trai bị đánh vào mông tổn hại nhiều hơn bé gái

Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. Dùng thắt lưng, khăn hay dép đánh vào mông con cùng gây tụ máu mông, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí viêm hoại tử.

 - 1
Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. (ảnh minh hoạ)

Đánh vào mông thậm chí gây tổn hại tâm thần

Một số phụ huynh ngoài việc đánh đòn vào mông còn hay dùng cách kéo tai cách để giáo dục trẻ em.Mặc dù hình phạt này không gây tổn thương màng nhĩ, nhưng kéo tai của trẻ có khả năng gây tổn thương sụn tai, nhiễm trùng hoặc tụ máu.

Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ em, "đánh đòn" và các phương thức bạo lực giáo dục khác ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em, còn rất bất lợi đối với sự phát triển tâm lý trẻ.Sự trừng phạt và đòn roi sẽ phá hủy sự thân mật giữa con cái và cha mẹ, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.
Một số trẻ em nếu thường xuyên bị đòn roi có thể dẫn đến nổi loạn, có xu hướng bắt chước người lớn, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với trẻ nhút nhát, giáo dục bằng bạo lực sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè và trầm cảm.

Đánh đòn không chỉ khiến trẻ đau đớn xác thịt mà sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng cả vè tinh thần. Trẻ em sinh ra vốn mong manh, nhạy cảm, dễ bị tổn thương.Chỉ có cha mẹ kém cói mới dùng đòn roi để giáo dục con cái.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

7 dấu hiệu nhận biết da không khỏe

-Thiếu nước cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng da sạm đen, xỉn màu.
-Theo bạn cơ quan nào lớn nhất trên cơ thể? Nếu đi theo diện tích bề mặt, đó chính là làn da. Cũng giống như tất cả các cơ quan khác, da cần sự chăm sóc để được khỏe mạnh và xinh đẹp. Da xấu sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề khác. Dưới đây là 7 dấu hiệu về da mà bạn cần đặc biệt quan tâm.
 
1. Vệt đốm và màu da không đều 
Làn da phản ánh sức khỏe bên trong của bạn. Đốm trên da hoặc màu da không đồng đều có thể là do cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng, mất nước hoặc mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng trên, bạn sẽ cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống hợp lý và uống thật nhiều nước.

2. Mụn
Mụn trứng cá là dấu hiệu rõ ràng nhất mà bạn có thể nhìn thấy được trên da. Ở tuổi dậy thì, mụn trứng cá có thể được gây ra bởi những thay đổi trong nội tiết tố nhưng nó cũng có thể là do sự tích tụ của vi khuẩn dưới da, gây ra lượng dầu nhiều và xuất hiện da chết nhiều bất thường. Việc bạn cần làm là chăm sóc da một cách cẩn thận và tốt nhất là đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và điều trị.

3. Da khô và bong tróc
 
Nhiều người có làn da khô tự nhiên, tuy nhiên nếu da bạn đột nhiên trở nên khô và xuất hiện vảy trắng nhỏ bong ra, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy da bạn đang có vấn đề nghiêm trọng. Da khô, bong tróc có thể là do một số yếu tố môi trường hoặc do bệnh vẩy nến, rối loạn tuyến giáp.

4. Sự xuất hiện của nếp nhăn
 
Nếp nhăn xuất hiện một phần là do quá trình lão hóa tự nhiên nhưng yếu tố môi trường và tinh thần cũng ảnh hưởng tới việc hình thành nếp nhăn sớm ở da. Do vậy, bạn nên chú ý trong việc giữ da bằng cách đeo kính râm, khẩu trang khi đi ngoài đường và hạn chế tối đa căng thẳng, mệt mỏi.

5. Mất tính đàn hồi
 
Một làn da tự nhiên luôn bóng mịn và đàn hồi, ngay cả khi bạn có làn da khô. Nếu da của bạn bắt đầu mất tính đàn hồi, có nghĩa là nó cần được quan tâm nhiều hơn. Mất tính đàn hồi có thể được gây ra bởi các yếu tố môi trường, mất nước hoặc thậm chí suy dinh dưỡng.

6. Môi khô
Khô môi thường là dấu hiệu của hiện tượng thiếu nước trong cơ thể và từ đó dẫn đến việc thiếu độ ẩm trên da. Để chấm dứt tình trạng này, một mặt bạn cần phải tiêu thụ nhiều nước hơn và mặt khác, bạn cần đảm bảo độ ẩm trên môi bằng cách sử dụng son dưỡng ẩm.

7. Phát ban và ngứa
Nếu da bạn xuất hiện các nốt phát ban hay nổi mẩn đỏ hay ngứa, chắc chắn bạn cần phải xem xét lại da của mình. Phát ban và ngứa có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố. Và để điều trị cho đúng, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu.
  

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Những bước tạo nên một ngôi nhà tốt cho sức khỏe của trẻ

Một nhà khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe cho các con là điều bạn nên làm và hoàn toàn có thể làm được.

Thật không vui nếu bạn bị ốm, hoặc chăm sóc 1 em bé bị ốm, hoặc tồi tệ nhất là phải cố gắng làm cả hai việc đó cùng một lúc. Hãy loại trừ bệnh tật (hoặc ít nhất là đuổi hết mầm bệnh đi khỏi nhà bạn) bằng cách thực hiện các bước vệ sinh đơn giản và thói quen dọn dẹp dưới đây.

1. Rửa tay là ưu tiên số 1

Các thành viên trong gia đình, khách tới chơi, và thậm chí các con của bạn nên rửa tay (hoặc bạn rửa tay cho con sạch sẽ) thường xuyên: Trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã, sau khi trở về từ bên ngoài , sau khi chơi hay chăm sóc vật nuôi, hoặc khi chăm sóc cho người bị bệnh , v.vv... Hãy chắc chắn rằng xà phòng, nước, khăn sạch luôn có sẵn trong phòng tắm nhà bạn.



2. Ngăn ngừa các bệnh qua thực phẩm

Đối với người lớn hay trẻ em, một căn bệnh truyền qua thực phẩm rất thường gặp và gây ra nhiều phiền toái, dù thường không nguy hiểm, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, vốn có hệ thống miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh để giải quyết các rắc rối liên quan đến vi khuẩn. Vì lợi ích của tất cả mọi người, bạn có thể ngăn ngừa bệnh với những lời khuyên sau đây:

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn. Hãy đặc biệt kỹ càng khi bạn xử lý thịt sống, gia cầm, cá, hoặc trứng.

Có nhiều loại thớt– để loại cho rau củ quả, một loại cho các thực phẩm protein như thịt và cá. Đặt thớt vào máy rửa chén, hoặc chà với nước xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng. Và thay thế khi chúng bị sứt sẹo hoặc bị nứt vỡ (vi khuẩn thích làm tổ trong những đường nứt đó).

Giữ thức ăn nóng luôn nóngvà thức ăn lạnh được lạnh.

Lau sạch các bề mặt(bàn, thanh nắm, tay nắm cửa, v.vv..) với chất khử trùng, và rửa giẻ bếp, miếng xốp và khăn tắm thường xuyên.

Tránh lây nhiễm chéo- không đặt thức ăn nấu chín vào đĩa đựng các loại thực phẩm sống trước đó, vì các vi khuẩn từ thịt sống (hoặc rau) có thể chuyển sang bánh mì kẹp thịt (hoặc rau) đã được nấu chín.

3. Dọn dẹp nơi ngủ

Cả gia đình bạn dành khá nhiều thời gian trên giường cho các giấc ngủ nên hãy giặt khăn trải giường tuần một lần trong nước ấm hoặc nước nóng và thường xuyên hơn nếu có ai bị bệnh, đặc biệt bệnh về đường ruột. Khăn trải giường cần thay thường xuyên hơn, vì chúng thường bị vấy bẩn bởi nước tiểu, hay nước dãi.

4. Ngăn chặn bệnh lây lan thêm

Như một nguyên tắc, giữ vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn tắm) dùng riêng cho bản thân - dùng màu để phân biệt, làm sạch chúng thường xuyên, và lưu trữ chúng đủ xa khỏi những cái của người khác) để vi trùng không có cơ hội lây truyền . Nhớ chú ý thêm đến các thói quen tốt cho sức khỏe khi bất cứ ai trong gia đình bạn bị bệnh: bắt buộc rửa tay, đặt máy giặt làm việc hết mức, lưu trữ giấy ăn, cọ rửa sạch bề mặt phòng tắm thường xuyên hơn, và thay thế bàn chải đánh răng theo định kỳ.

5. Để giày ngoài thảm chùi chân

Yêu cầu các thành viên gia đình và khách tới chơi bỏ giày ở ngoài trước khi vào trong nhà - đặc biệt nếu nhà bạn có con nhỏ đang tập bò. Bằng cách đó, ta đang loại trừ bụi bẩn (vi khuẩn, và các mối nguy hiểm khác) ngay từ ngoài cửa, không phải sàn nhà nơi bé dành cả ngày của mình ở đó.

6. Luôn cảnh giác nguy cơ dị ứng

Nếu ai trong gia đình bạn bị dị ứng về hô hấp, hãy làm cho nhà của bạn thật sạch sẽ bằng cách giảm các chất gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, nấm mốc và lông thú cưng.

Xem xét việc mua một máy hút bụi với một bộ lọc hiệu quả cao, sẽ giúp lọc sạch bụi và chất gây dị ứng khác. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên thay hệ thống lọc chất lượng cao của điều hòa không khí.

Giặt bộ đồ giường một lần một tuần và màn, rèm, mành mỗi tháng một lần.

Vứt bớt các con thú nhồi bông , chỉ để một vài con thú bé nhà bạn yêu thích và giặt chúng sạch sẽ hàng tuần. Nếu ngôi nhà của bạn ẩm ướt, chạy một máy hút ẩm để giải quyết tình trạng này. Thông hơi cho nhà bếp, phòng giặt, và phòng tắm (bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt hút).

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Mang thai mùa hè tiện cả đôi đường

Mang bầu mùa hè là cơ hội để mẹ hấp thụ nhiều vitamin D, giúp xương thai nhi phát triển tốt nhất.

Tiết trời oi bức của mùa hè khiến nhiều chị em e ngại khi tính đến chuyện mang bầu vào những ngày tháng nắng nóng nhất trong năm này. Tuy nhiên, mang thai mùa hè có nhiều lợi ích lắm đấy!

1. Thời điểm thích hợp cho tập luyện ngoài trời



Nếu như mùa mưa lạnh dễ khiến chị em bầu bí nặng nề ngại đi lại, lười vận động thì mùa hè lại là thời điểm lí tưởng để các mẹ ra ngoài tập luyện và hít thở không khí trong lành. Đi bộ và bơi lội là 2 môn thể thao lí tưởng dành cho bà bầu. Cả hai môn này đều khá nhẹ nhàng, tốt cho tim mạch và giúp bạn có cơ hội tận hưởng khí trời.

Tập luyện thường xuyên vừa tốt cho mẹ, khỏe cho con mà lúc "vượt cạn" cũng dễ dàng hơn. Mẹ bầu khi đi bộ chú ý mang giày bệt thoải mái và nước kèm theo. Còn nếu cảm thấy đi lại trên mặt đất khó khăn, bơi lội dưới nước là một lựa chọn tuyệt vời. Bơi giúp giảm triệu chứng phù nề, giãn xương khớp và áp lực nặng nề của việc tăng cân. Ở dưới nước là nơi duy nhất các bà bầu được cảm nhận trạng thái nhẹ nhàng như không trọng lượng và làn nước mát thực sự vô cùng sảng khoái.

Thời tiết nóng nực khiến chị em cũng có xu hướng muốn ăn đồ thanh mát như sinh tố, salad, hoa quả tươi,... nhiều hơn so với khi trời lạnh. Vitamin và dưỡng chất trong rau quả tươi cực kì cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Mùa hè có rất nhiều loại trái cây và rau chính vụ, các bà bầu có nhiều lựa chọn phong phú, đa dạng hơn cho thực đơn của mình, nguy cơ ăn phải đồ chứa hóa chất bảo quản vì trái vụ cũng được giảm xuống.

2. Quần áo thoải mái

Thay vì cồng kềnh khăn, mũ, áo choàng, áo len khiến bầu bí đã nặng nề càng nặng nề hơn vào mùa đông, chị em bầu bí mùa hè tha hồ xúng xính đủ kiểu váy hoa, váy maxi, bikini... xinh tươi rực rỡ. Những đôi dép bệt mùa hè cũng giúp các mẹ giải phóng đôi chân, đem lại cảm giác thoáng mát, dễ vận động.

3. Cơ hội tắm nắng - bổ sung vitamin D

Mặc dù không nên tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và luôn phải sử dụng kem chống nắng, bà bầu vẫn nên dành vài phút mỗi ngày dưới nắng (khi ánh nắng chưa gay gắt, tốt nhất là 6h30-7h30 sáng) để hấp thụ vitamin D. Nghiên cứu của đại học Bristol cho thấyvitamin D từ ánh nắng vô cùng quan trọng trong việc tạo xương ở trẻ nhỏ, ngay cả khi ở trong tử cung.

Thiếu hụt vitamin D là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và thường dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh tiền sản giật, tiểu đường và nhiễm khuẩn âm đạo. Dĩ nhiên, có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm như sữa, cá chứa dầu,... nhưng thường là rất khó để bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết chỉ qua thức ăn. Vì thế, tắm nắng sớm (nắng non) để hấp thụ vitamin D ở bà bầu vẫn được các nhà khoa học khuyến khích.
4. Nguồn rau quả tươi đúng mùa phong phú

Vi rút hợp bào hô hấp RSV là một loại vi rút có tính lây nhiễm cao, thường gây ra các bệnh về viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mùa của vi rút RSV thường kéo dài từ tháng Mười năm này đến tháng Năm năm sau. Do đó, trẻ sinh ra vào những tháng mùa hè thường có khả năng mắc bệnh này ít hơn nhiều.

 5. Uống đủ nước? Quá đơn giản!

Các bà bầu luôn được khuyến cáo phải uống đủ nước trong suốt quá trình mang thai. Nếu như mùa đông lạnh dễ sinh tâm lí lười uống nước thì mùa hè với tiết trời oi bức, không chị em bầu bí nào quên được nhu cầu bổ sung nước vô cùng quan trọng. Hơn nữa, tận dụng nguồn hoa quả nhiệt đới vô cùng phong phú của mùa hè, chị em có thể chế biến thành nhiều loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà không lo bị ngán, đảm bảo hấp thụ đủ nước cho cơ thể.

6. Giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cho em bé

Vi rút hợp bào hô hấp RSV là một loại vi rút có tính lây nhiễm cao, thường gây ra các bệnh về viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mùa của vi rút RSV thường kéo dài từ tháng Mười năm này đến tháng Năm năm sau. Do đó, trẻ sinh ra vào những tháng mùa hè thường có khả năng mắc bệnh này ít hơn nhiều.

7. Mùa của những chuyến "vi vu"

Mùa hè là khoảng thời gian tuyệt vời cho du lịch nghỉ dưỡng, tạm gác lại công việc bận rộn và dành thời gian nuông chiều bản thân một chút. Đi du lịch trước khi sinh em bé cũng là cơ hội hoàn hảo để vợ chồng bạn lãng mạn bên nhau trước khi bắt đầu trách nhiệm làm cha làm mẹ.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Bạn có chắc chắn vệ sinh bình sữa cho con đúng cách?

Trong 6 tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Việc sử dụng vài bình sữa mỗi ngày để pha sữa cho bé của bạn là một điều thường xảy ra. 

Theo nghiên cứu, một số bình sữa có thể được rửa sạch, sấy khô và sử dụng lại đến 2.700 lần. Vì thế mà khâu vệ sinh bình sữa vô cùng quan trọng.


Tuy nhiên, cặn sữa thường hay đóng ở đáy bình và đầu ty là những nơi khó rửa sạch sẽ nhất và có thể trở thành nơi ẩn nấp cho vi trùng, gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe của bé. Với phương pháp vệ sinh thông thường, bạn dễ dàng sử dụng các loại chất tẩy rửa mà thiếu đi độ an toàn cho trẻ. Bạn nên chú ý vào mùi hương, màu sắc của nước rửa bình, vì đây là những yếu tố giúp ta dễ nhận ra mức độ hóa chất có trong dung dịch.

Các bước rửa bình sữa


1- Rửa tay sạch:
 
Đây là bước cơ bản đầu tiên mà các mẹ thường hay bỏ qua. Hãy nhớ rửa tay sạch sẽ nhé!

2- Chuẩn bị dụng cụ:

• Rổ sạch để úp vật dụng của bé như bình sữa, ty…
• Nước rửa bình
• Cọ rửa bình: cọ lớn và cọ nhỏ

3- Rửa bình:

• Tráng bình sữa
• Lấy 1 lượng nước rửa bình theo hướng dẫn hòa vào nước.
• Dùng cọ lớn để rửa sạch phần thân và đáy bình.
• Dùng cọ nhỏ rửa sạch các rãnh phần đầu ty và nắp bình.
• Tráng lại bằng nước cho sạch

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/so-sinh/ban-co-chac-chan-ve-sinh-binh-sua-cho-con-dung-cach.html

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

5 trò chơi hàng ngày với bố mẹ giúp bé thông minh hơn

Dù bận đến mấy thì bố mẹ cũng nên dành thời gian chơi với con 5 trò chơi dưới đây hàng ngày nhé. Chúng rất tốt cho sự phát triển của bé.

Đọc sách


Sau một ngày mệt mỏi, bố mẹ thường lười không muốn ngồi xuống để đọc sách cùng con. Hoặc có khi đang đọc sách thì lại chìm vào giấc ngủ.

Bạn cần lên kế hoạch về cuốn sách nào bạn muốn đọc và để riêng ra. Cần chuẩn bị như thế vào mỗi buổi chiều. Hoặc bạn có thể thay đổi thói quen đọc sách cùng với trẻ như đọc sách khi đang đi ra ngoài, khi đang ăn nhẹ, hoặc thậm chí là nghe một cuốn sách được đọc to bằng Youtube ở trên máy tính.

Đọc sách là trò chơi thú vị bố mẹ có thể chơi với con. Thông qua việc đọc sách, trẻ sẽ huy động được trí tưởng tượng. Ngoài ra việc đọc sách còn mang lại cho trẻ khối lượng từ vựng lớn và khiến trẻ yêu thích, hình thành thói quen thích đọc sách.

Trò chơi tìm kho báu

Trò chơi tìm kiếm kho báu là cách hữu ích để giúp trẻ vận động và khám phá những điều mới mẻ theo một cách chủ động. Bố mẹ có thểchơi với connhững trò chơi tìm kiếm như: tìm màu phù hợp, nhận biết tên, nhận biết số, ghép bảng chữ cái…

Trò chơi với đất nặn

Chơi với đất nặn là trò chơi giúp bé có thể tập trung cao độ và mẹ vẫn có thể tranh thủ làm việc nhà. Bạn có thể cung cấp cho bé đất nặn và một vài thiết bị cắt đất, cùng với những hình khuôn mẫu có sẵn. Bé sẽ thỏa thích nặn và sáng tạo theo ý thích. Hoặc mẹ có thể "yêu cầu” bé nặn những sản phẩm như: nặn quả gì, con gì… để khuyến khích bé tưởng tượng, tạo hình. Nếu có thời gian thì hãy ngồi xuống nặn vàchơi với con.

Trò chơi vận động

Mẹ và bé có thể đi tới công viên, chơi đùa để bé có thể vận động nhiều hơn hàng ngày. Cả gia đình có thể cùng nhau chơi trò cúp bắt, đuổi nhau, chạy tìm chữ cái... hoặc đi dạo nhẹ nhàng cùng khám phá những điều thú vị trong công viên.

Khi quá bận rộn và không thể dắt con ra khỏi nhà, mẹ cũng nên nghĩ ra một vào trò chơi vận động trong nhà giúp bé có thể hoạt động nhiều hơn.

Trò chơi đóng vai

Trò chơi đóng vai khuyến khích bé tưởng tượng. Bé có thể giả vờ làm một bác sỹ và bố mẹ sẽ là bệnh nhân để chơi trò khám bệnh.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cùng bé đóng vai người bán và người mua trong cửa hàng. Mẹ sẽ là người "đi chợ” mua hàng và khuyến khích con tham gia vào việc mặc cả, trả tiền…

Trò chơi đóng vai không chỉ giúp bé tưởng tượng tốt mà còn là một cách tuyệt vời để giúp bé phát triển vốn từ vựng, xây dựng những kỹ năng xã hội đơn giản.

Cuối cùng, mẹ cần nhớ trẻ con có sự chú ý cực kì ngắn. Chúng có thể chơi đất nặn trong 15 phút, chơi trò đóng vai 10 phút, đọc 2-3 cuốn sách và chạy hoạt động chơi ở bên ngoài… Vậy là trẻ đã có 45 phút chơi hết sức bổ ích trong ngày rồi. Mẹ đừng yêu cầu việc bé phải chơi như thế nào. Đôi khi việc chơi này có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào sở thích của bé.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Bí quyết nuôi con ít ốm bố mẹ cần biết

Các bố mẹ có con hay bị ốm vặt hãy tham khảo những bí quyết nuôi con ít ốm vặt dưới đây để áp dụng cho con mình nhé.

Uống đủ nước


Mùa nóng, trẻ thường ra mồ hôi nhiều nên mới cần bổ sung nhiều nước, nước chỉ giúp cân bằng việc điều hòa thân nhiệt cho trẻ vào mùa nóng – giảm sự nóng bức trong người cho trẻ, tức là giúp tạo mồ hôi, thải nhiệt và làm mát da khi trời nóng.

Mùa lạnh trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Vì thế mẹ cần khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.

Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đườnghô hấpvà tiêu hóa khinuôi connhỏ. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng 

Vận động nhiều

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

"Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.

Ngủ đủ giấc

"Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu.Không ngủ đủsẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”, T.S. Rotbart chia sẻ. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.

Không sờ tay lên mặt

Virus cúm hay một số loại vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biết hạn chế sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng.
Thế nên bạn vẫn cần nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, bé không nên dùng chung ống hút, cốc hay bàn chảiđánh răng với người khác…

Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng

Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Tiêm phòng đầy đủ

Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Mẹ nên cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Tắm nắng buổi sáng

Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Những lời khuyên cha mẹ cần biết khi mua đồ chơi cho con.




7 lời khuyên khi mua đồ chơi cho con dưới đây sẽ giúp mẹ tiết kiệm mà vẫn mua được món đồ chơi ưng ý, hữu ích.

Nếu bạn ghé thăm gian hàng đồ chơi của bất kỳ cửa hàng nào có thể bạn sẽ hoang mang bởi có quá nhiều loại đồ chơi dễ thương và nhiều màu sắc. Nên mua món đồ chơi nào an toàn và giúp con phát triển trí thông minh? Dưới đây là 7 lời khuyên cần phải cân nhắc trước khi mua đồ chơi cho con:



Món đồ chơi đó phải phù hợp với tuổi của bé

Đây là điều quan trọng đầu tiên mà bố mẹ cần quan tâm khi mua đồ chơi cho con. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn rơi vào tình huống mua một món đồ chơi về nhưng phải mất 1 năm nữa con bạn mới có thể chơi được. Vì vậy hãy chắc chắn rằng món đồ đó là phù hợp với độ tuổi của bé.  

Đồ chơi đó có an toàn cho em bé của bạn không?

Thực tế, phần lớn là các đồ chơi thiết kế cho trẻ nhỏ đều an toàn, tuy nhiên, nếu nhìn vào chất liệu và các phụ kiện thì vẫn còn có những chi tiết nhỏ có thể gây nguy hiểm cho con, chẳng hạn như những con ốc vít nhỏ xíu có thể bị rời ra bất cứ lúc nào, hay lớp sơn trên bề mặt của đồ chơi có thể bị tróc ra khi con bạn cắn phải. Hãy kiểm tra thật kỹ và chắc chắn về độ an toàn trước khi mua đồ chơi cho con.

Khuyến khích tính sáng tạo

Hầu hết trẻ con thường sử dụng trí tưởng tưởng của mình để lý giải mọi chuyện, do đó hãy chắc chắn rằng những món đồ chơi mua cho em bé không chỉ đem lại sự vui vẻ mà còn có thể khuyến khích chúng sáng tạo. Thay vì mua cho con bạn một bộ Lego để lắp thành một con tàu thì tại sao không thay thế nó bằng một bộ xếp hình tự do để con bạn có thể xây lắp thành bất kỳ thứ gì chúng muốn, như vậy bạn cũng đang tạo điều kiện giúp cho con mình có cơ hội tạo ra những món đồ chơi thú vị cho chính mình. 

Khuyến khích hoạt động thể chất 

Hãy mua những món đồ chơi có thể thúc đẩy hoạt động thế chất cho trẻ. Có rất nhiều loại đồ chơi đỏi hỏi trẻ con hoạt động nhiều hơn việc chỉ ngồi trên sàn nhà. Thả diều là một trò chơi thú vị trong những ngày đẹp trời và là ý tưởng kích thích trẻ vận động tuyệt vời.

Những món đồ có thể chơi được lâu dài

Nuôi dạy một đứa trẻ khá là tốn, đồ chơi dành cho trẻ cũng khá đắt đỏ. Vậy nên đừng phí một đống tiền vào những món đồ chơi mà trẻ chỉ chơi trong vòng vài ngày. Thay vào đó, hãy dành thời gian để nghiên cứu và tìm ra món đồ chơi có thể theo con bạn trong thời gian dài hơn. Có một số món đồ chơi vừa phù hợp với trẻ con khi chúng còn nhỏ, nhưng cũng rất dễ dàng "hô biến" thành những món đồ chơi khác khi chúng lớn hơn một chút.

Giúp trẻ có được những trải nghiệm đa giác quan tuyệt vời

Hãy tìm cho em bé của bạn một thứ đồ chơi đa công dụng, chẳng hạn nó có thể phát sáng, tạo âm thanh và đồng thời có kết cấu đa dạng. Những loại đồ chơi này có khả năng ngăn chặn hành vi quá khích hay giảm căng thẳng và tạo động lực cho trẻ.

Khuyến khích học hỏi

Đồ chơi cho trẻ em rất đa dạng, chúng có thể phát sáng, hay tạo ra âm thanh nhưng phải chắc chắn rằng những thứ đồ chơi đó phải kích thích được trí óc con bạn. Trẻ con có thể học rất nhanh nên hãy tận dụng thời gian. Đầu tư vào những loại đồ chơi mà chúng đỏi hỏi con bạn phải giải quyết vấn đề hoặc suy nghĩ một cách nghiêm túc để giúp cho trẻ vừa vui chơi vừa phát triển trí não. 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

7 thói quen những người mẹ không nên làm.

Để cố gắng trở thành một người mẹ tốt, phụ nữ thường làm nhiều điều mà có thể đôi khi chúng không thực sự tốt như họ lầm tưởng.

 

 

1. Tắm cho trẻ nhiều lần trong ngày

Đối với trẻ nhỏ hay chơi đùa nghịch ngợm, quần áo chúng thường hay lấm lem bụi bẩn. Những bà mẹ sạch sẽ thường tắm cho trẻ hàng ngày, điều này không tốt. Vào mùa hè, tắm rửa hàng ngày giúp sạch bụi bẩn mồ hôi nhưng mùa đông sẽ làm da khô và nứt nẻ hơn đặc biệt là da trẻ con rất nhạy cảm. Việc không tắm thường xuyên sẽ làm bạn bớt căng thẳng vì những tiếng la hét đùa nghịch inh ỏi của trẻ nhỏ trong nhà tắm. Một người mẹ tốt không phải là người mẹ luôn giữ cho trẻ sạch sẽ thường xuyên.

2. Lên một danh sách các việc phải làm trước khi đi ngủ

Về lý thuyết, những bà mẹ có con nhỏ cần có danh sách những công việc phải làm. Nhiều bà mẹ tự đặt cho mình cả danh sách công việc dài như với trẻ sơ sinh là cần tắm, mát xa, cho con bú,... Với trẻ lớn hơn thì thường là hát cùng con, đọc sách, đọc truyện cho con nghe, chơi các trò chơi khác nhau, đánh răng, ôm hôn trước khi ngủ, giúp trẻ ăn uống theo một giờ giấc khoa học,... 

Những công việc ấy đôi khi làm chúng ta ngạt thở. Nhiều bà mẹ cảm giác như khoảng thời gian buổi tối trước khi đi ngủ không còn một khoảng trống và lúc trẻ ngủ cũng là lúc đã mệt nhoài.

Thực ra bạn có thể bỏ bớt một vài công việc không thực sự cần thiết hoặc làm bạn khó chịu trong danh sách. Một người mẹ tốt là người mẹ biết cùng chồng chia sẻ công việc chăm sóc trẻ để bạn có được những khoảng thời gian nghỉ ngơi thực sự.

3. Dành quá nhiều thời gian chọn thực phẩm

Khi chọn lựa thực phẩm, phụ nữ luôn cầu kì hơn nam giới. Những bà mẹ đôi khi dành hàng tiếng đồng hồ để đi quanh siêu thị hay phân vân rất lâu giữa hai loại hoa quả khác nhau được bày bán. Chọn lựa kĩ thực phẩm là tốt nhưng dành quá nhiều thời gian vào mua bán thì không nên. Đôi khi bạn suy nghĩ rất kĩ lúc ở cửa hàng, rất tâm đắc với món hàng mình chọn nhưng sau đó, bạn nhận ra chẳng đáng dành thời gian nhiều như vậy để phân vân về hai món hàng mà giá trị chẳng chênh lệch bao nhiêu.

4. Bắt con ăn nhiều rau

Nhiều ông bố bà mẹ luôn bắt trẻ phải ăn nhiều rau. Có những bà mẹ còn nghĩ ra cách bắt trẻ phải ăn hết rau mới được ăn món tráng miệng ưa thích hoặc chơi trò chơi. Điều này làm trẻ luôn có tâm lý chống đối và đôi khi làm cho không khí bữa ăn không thoải mái. Cố ép trẻ hay nghĩ những biện pháp “ăn khoán” như vậy sẽ phản tác dụng và còn ảnh hưởng đến tâm lý của chúnh. Nếu trẻ tỏ thái độ phản đối trong bữa ăn, đừng khó chịu hay gắt gỏng với con. Thay vào đó, một người mẹ tốt và thông minh cần biết cách tôn trọng nguyện vọng ăn uống của con.


5. Luôn luôn kiềm chế      

Những bà mẹ luôn phải kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc rất nhiều trước các trò nghịch ngợm quậy phá của trẻ con. Áp lực công việc, cuộc sống quá bận rộn nhiều nỗi lo, về nhà lại là tiếng la hét ầm ĩ hay chạy nhảy của trẻ nhỏ, việc nổi nóng là điều dễ hiểu. Kiềm chế cảm xúc đôi khi làm bạn dễ buồn bực và khó chịu hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Thay vào đó, bạn có thể phản ứng bằng theo những cách nhất định để trẻ hiểu và thông cảm cho mẹ nhiều hơn.

6. Giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ

Có người từng nói rằng “Trở thành mẹ cũng là trở thành một người giúp việc lau dọn nhà cửa”. Nhiều bà mẹ thường bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ, luôn phải giữ gìn không gian cho ngôi nhà thoáng đãng. Họ lau bếp, lau nhà, bàn ghế và đồ đạc hàng ngày. Điều này đôi khi sẽ làm cho những đứa con của bạn, nhất là con trai nghĩ rằng sẽ có người lau dọn tất cả sau khi chúng bày bừa. 

Tất nhiên việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ là đúng, nhưng bạn đừng trở thành nô lệ của nó. Đừng thấy khó chịu khi ngôi nhà không sạch sẽ như ý bạn muốn và hãy để những đứa trẻ hiểu một phần trách nhiệm, giúp bạn những công việc nhẹ nhàng như lau chùi bàn ghế, rửa cốc chén,...

7. Dành toàn bộ những ngày nghỉ bên con

Những bà mẹ bận rộn với công việc cả tuần và thường chỉ có một hay hai ngày nghỉ vào cuối tuần. Nhưng những ngày tưởng chừng sẽ được thảnh thơi ấy, họ lại phải chăm lo cho những đứa nhỏ rồi đến các công việc nội trợ. Bạn hãy thử dành một ngày tự do trong tuần không công việc, không có con nhỏ, không có việc nhà. Một người mẹ tốt biết tận dụng khoảng thời gian riêng đó để đi làm một kiểu tóc mới, đi dạo hay đến một không gian cho riêng mình, điều đó sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Liệu cho trẻ sơ sinh nằm võng có thực sự tốt?



Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không? là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi trẻ khóc hoặc khi ru ngủ cho trẻ, các mẹ thường lựa chọn chiếc võng như một biện pháp hữu hiệu. Nhiều phụ huynh có thói quen cho trẻ sơ sinh nằm ngủ trên võng ngay từ khi còn rất nhỏ, vì dễ ru ngủ bé, bé sẽ nhanh ngủ, ngủ sâu. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khuyên nên sớm từ bỏ thói quen này, vì bé có thể bị hội chứng rung lắc, một dạng nặng của chấn thương đầu và não, dẫn tới không ít nguy hại về lâu dài cho bé.


 Cơ thể trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, hệ cơ xương khớp chưa đủ cứng để đỡ toàn bộ cơ thể, nếu cho trẻ sơ sinh nằm võng sẽ ảnh hưởng đến cột sống của bé. Ngoài ra, nằm võng có thể làm biến dạng lồng ngực nếu bé bị còi xương. Trên thực tế, khi người lớn đưa võng cho bé ngủ, độ lắc mạnh khiến bé mệt, dễ đi vào giấc ngủ. Đây là giấc ngủ ép buộc chứ không phải giấc ngủ tự nhiên, không tốt cho sự phát triển của bé. Đó là chưa nói đến việc một số phụ huynh thường đung đưa võng với cường độ mạnh, biên độ lớn, có thể dẫn tới hội chứng rung lắc – một thể chấn thương sọ não nhẹ, có thể gây di chứng về sau.
- Bên cạnh đó, nếu sử dụng loại võng lưới có mặt, không ít trường hợp bé bị rơi xuống đất, hoặc bé đặt tay xuống dưới để cơ thể đè lên về lâu dài có thể gây hoại tử ở tay. Còn với loại võng lưới vải thì rất bí và bé không thể vận động tay chân tự do khi muốn thay đổi tư thế.
Lời khuyên cho mẹ vẫn muốn cho con nằm võng
- Nếu vẫn muốn để con nằm võng thì mẹ chỉ nên cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày. Nếu để bé ngủ ở đó cả đêm thì không tốt cho bé. Để bé đỡ bị cong lưng và so vai, phụ huynh có thể mua một cái chiếu hoặc tấm đệm mỏng lót xuống võng và đặt bé nằm xéo võng để đảm bảo đầu – lưng được thẳng. Một số phụ huynh thay vì để con nằm võng thì cho con nằm ở xe đẩy để lưng thẳng. Phần chắn 2 bên xe giúp bé cảm thấy an toàn không giật mình, lại khá cơ động để phụ huynh có thể vừa làm việc nhà vừa ở ngay bên cạnh để trông nom trẻ. Đó là một giải pháp hợp lý. Hoặc cũng có thể sử dụng nôi tự động đung đưa để bé có thể ngủ dễ và ngon giấc. Giấc ngủ với bé rất quan trọng. Bố mẹ nên tạo cho con một tư thế ngủ thật thoải mái, tốt nhất bạn nên cho trẻ nằm trên giường, dang chân dang tay vừa đảm bảo an toàn, trẻ lại vừa thoải mái vận động.
- Khi bé được hơn 1 tuổi thì có thể cho nằm võng nếu bé thích. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần luôn theo sát để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra (võng bị lật úp, đưa võng quá mạnh khiến bé bị văng ra,..)
- Khi bé có thể nằm võng được, các bà mẹ có thể tìm đến sản phẩm máy đưa võng tự động Mặt Trời Bé để chia sẽ bớt cực nhọc cho các mẹ. Vì máy đưa võng tự động đưa bé ngủ ngon, bạn không cần phải ngồi hàng giờ bên võng ru con ngủ nữa. Với nhịp độ đung đưa đều đặn bạn không cần phải lo lắng sợ ảnh hưởng đến thần kinh khi trẻ nằm võng. Điều đặc biệt máy đưa võng tự động ts sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm được nhiều việc khác trong khi bé ngủ.