Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Giúp mẹ thay tã lót cho bé đúng cách

Thay tã lót cho bé yêu thường xuyên là việc rất cần thiết và quan trọng, bởi vì nước tiểu kết hợp với vi khuẩn trong không khí sẽ gây ra các bệnh viêm da và phát ban do tã lót. 

Cần thực hiện việc thay tã trước và sau khi ăn (trừ buổi đêm, khi mà việc thay tã lót làm ảnh hưởng tới giấc ngủ). Tất nhiên là phải thay tã sau khi bé ị.

Trẻ thường ị nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi cho bé ăn (do phản ứng của đường ruột). Trong những ngày đầu, bé thường ị phân su (màu đen và dính), sau đó sẽ chuyển sang màu vàng.

Tình trạng ẩm ướt sẽ không gây khó chịu cho hầu hết các bé mới sinh vì thế đừng nghĩ rằng bé sẽ khóc hay khó chịu mỗi khi thấy muốn được thay tã. Các loại tã dùng một lần có khả năng thấm hút rất tốt vì thế sẽ không thể biết được tã ướt trừ khi chúng đã bị bão hòa. Để tránh tình trạng tã lót quá tải, cần kiểm tra sau mỗi 2 giờ bằng cách đưa 1 ngón tay sạch vào phía trong tã.


Loại tã nào tốt – Tã dùng 1 lần hay tã vải? 

Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Tã vải truyền thống thường được ưa chuộng hơn tã dùng 1 lần, đặc biệt là vào những tháng đầu mới chào đời. Bởi tã vải rẻ hơn và ít gây phát ban do tã lót hơn. Tã vải có thể giặt và dùng đi dùng lại chứ không như tã dùng 1 lần.

Tuy nhiên, đầu tư quá nhiều các loại tã đắt tiền cũng không nên. Trước khi quyết định dùng loại tã nào, hãy nghĩ tới những yếu tố cơ bản hơn như: nhà có máy giặt và sấy khô không nếu định dùng tã vải. Nếu chọn loại tã dùng 1 lần, bạn có thể dễ dàng mua ở đâu và trong nhà có chỗ nào để cất chúng? Hãy trò chuyện với các bà mẹ có con nhỏ về kinh nghiệm dùng các loại tã. So sánh giá trị sử dụng và số tiền bỏ ra khi dùng tã vải, tã dùng 1 lần và quá trình giặt tã trong thời gian 2 – 3 năm. Và cũng cần lưu ý cả kế hoạch sẽ sinh bé tiếp theo nữa.

Thậm chí ngay cả khi lựa chọn tã vải, bạn vẫn có thể dùng tã giấy khi đi du lịch hay khi bé ốm bệnh.

Chuẩn bị thay tã cho bé như thế nào? 

 Trước khi thay tả cho bé cần chuẩn bị như sau:

  • Một khu vực an toàn với khăn và các dung dịch vệ sinh cần dùng
  • Một chiếc tã sạch
  • Một chiếc túi hay xô/chậu để đựng tã bẩn.
  • Khăn xô và nước ấm
  • Một chiếc xô có sẵn xà phòng nếu dùng tã vải
  • Kem chống hăm nếu bé bị phát ban do tã
  • Đồ chơi – cho bé một món đồ chơi nào đó để đánh lạc hướng bé khi mẹ thay tã.

Thao tác thay tã?

1. Tháo miếng dính 2 bên nhẹ nhàng và dán ngay vào tã lót để chúng không dính vào người bé. Đừng kéo tã bẩn ra vội.
2. Đặt 1 miếng giấy sạch lên trên tã bẩn hoặc kéo tã ra ngoài 1 chút nếu tã quá bẩn. Lau vùng sinh dục cho bé bằng một miếng vải mềm sạch.
3. Nâng mông bé lên và có thể dùng mắt cá chân của bạn đỡ mông này nếu chưa thành thạo.
4. Gấp tã bẩn lại làm đôi, chỉ chừa lại phần sạch sẽ.
5. Dùng khăn sạch lau phần phía trước. Nếu là bé gái thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn nhiễm vào bộ phận sinh dục.
6. Nâng cả chân bé lên và lau mông.
7. Thay tã sạch vào. Lúc này có thể thoa chút phấn rôm nếu cần thiết.
8. Kéo miếng dán sẵn ở 2 bên tã rồi dính lại sao cho vừa ôm người bé, không quá chặt hay quá lỏng (nhét vừa 1 ngón tay).
9. Mặc quần cho bé rồi thu dọn tã bẩn và rửa tay với nước và xà phòng. 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nguyên nhân khiến bé bị táo bón mà mẹ ít ngờ tới

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở bé, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn, mà lại là từ những đồ ăn mẹ không bao giờ ngờ tới.

1. Những nguyên nhân gây táo bón từ thức ăn

- Các mẹ vẫn nghĩ rằng choăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng táo bón. Nhưng trên thực tế có một số loại quả nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì lại rất dễ gây táo bón ở trẻ như: chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều.

- Nếu bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé bị táo bón cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Đến khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.

- Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.

- Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp.


2. Làm thế nào để biết con bạn đang bị táo bón?

Có nhiều mẹ cứ thấy con không đi tiêu hàng ngày hoặc đi hơi khó khăn một chút là nghĩ ngay đến táo bón. Tuy nhiên theo bác sĩ Lowri Kew (người chuyên nghiên cứu về táo bón ở trẻ) cho biết: "Có những bé cách ngày mới đi tiêu hoặc rất khó chịu khi làm việc này, nhưng điều đó không có nghĩa là con bạn bị táo bón. Nếu bé nhà bạn ‘đi’ từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ mới nên nghĩ đến táo bón".

Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau:

- Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).

- Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.

- Bé đi tiêu khó khăn, không tự "đi" được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu.

- Có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra).

3. Các biện pháp khắc phục táo bón cho trẻ

- Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể chouống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận (nho, táo) 2 lần/ngày. Nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.

- Nếu bé đã ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé để “đầu ra” được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: lê, đào, mận, mơ, đậu Hà Lan, rau bina.

Bác sĩ Lowri Kew cho biết, để nhận biết loại đồ ăn nào giàu chất xơ không khó, vì có thể quan sát bằng mắt. Các mẹ dễ dàng nhìn thấy sợi xơ trong một số thực phẩm, chẳng hạn những sợi xơ trong một múi cam. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có “da” bao bên ngoài như các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, ngô…

Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn.

- Các mẹ đã từng nghe nói đến "chế độ ăn BRAT"? Đây là từ viết tắt của B – banana (chuối); R – rice (gạo); A – Apple-sauce (nước sốt táo) và T - Toast (bánh mỳ nướng). Hãy tránh cho bé ăn theo chế độ này nếu con bạn đang bị táo bón bởi vì đó là chế độ ăn dành cho bé bị tiêu chảy, nó có tác dụng làm rắn phân.

Cuối cùng, một nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ hãy cho bé uống đủ nước, chú trọng đến chất xơ trong thực đơn của bé.

Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể áp dụng song song với những cách sau sẽ giúp quá trình điều trị táo bón hiệu quả hơn:

- Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài.

- Động tác "đạp xe": Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có thể thay thế cho massage bụng nói trên. Nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi.

- Tắm nước ấm: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé đang bị táo bón đi tắm nước ấm. Tắm xong, bạn nên kết hợp với massage bụng cho con.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Dầu gội Johnsons Natural Baby Shampoo 295ml

Dầu gội JOHNSON`S ® NATURAL® Baby Shampoo 295ml

+ Dòng sản phẩm mang thương hiệu JOHNSON`S® NATURAL® về dầu gội - dầu tắm & giữ ẩm với hơn 100 năm kinh nghiệm về kiến thức đáng tin cậy trong chăm sóc cho bé yêu của bạn, với những sản phẩm tiêu chuẩn.




+ Thành phẩn: chiết suất đến 98% tinh chất từ thiên nhiên và 2% chất tổng hợp.

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Canada.

Nhập khẩu: từ Mỹ.

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi

Kích thước: Đang cập nhật

Thương hiệu: Johnson`s Baby (USA, Canada) | Tắm gội chung Johnson`s Baby, Sữa tắm Johnson`s Baby, Dầu gội Johnson`s Baby
Hãng Sản xuất: JOHNSON & JOHNSON CONSUMER PRODUCTS COMPANY

Nguồn: http://mattroibe.com/cham-soc-be-yeu/dau-goi-sua-tam-xa-phong

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Trẻ Sơ Sinh Bị Ho

Ở trẻ sơ sinh, khi bị đau bé không thể tự nói được, cha mẹ phải biết cách phân biệt các chứng bệnh để biết cách mà điều trị cho bé.

Trong đó căn bệnh ho cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số kiến thức về căn bệnh  ho ở trẻ sơ sinh, mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

Ho là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Và theo giải thích của Howard Balbi  Giám đốc trung tâm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ  Nassau County ( Mỹ ) ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ. 
Ho có 2 kiểu:

Ho khan:  Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng, xảy ra khi bị lạnh hoặc dị ứng.

Ho sâu:  Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ), bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì chuyện ho ít đáng báo động vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh. Nhưng còn đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi ho nhiều là vấn đề đáng báo động, vì thường vào mùa đông trẻ sẽ ho rất nhiều nguyên nhân có thể là do virus hô hấp hợp bào (RSV) nguy hiểm.

Sau đây là các kiểu ho giúp bạn có thể phân biệt  kiểu nào là theo dõi kiểu nào là xử lý khẩn cấp:

Cúm hay chỉ cảm lạnh thường

Cảm lạnh thường

Nghẹt và chảy nước mũi

Sưng họng (Âm thanh nghe khô khan)

- Các triệu chứng khác: tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể có: Nước 
nhầy rớt, sốt nhẹ về đêm.

- Cách trị: cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí để giúp bé dễ thở hơn. Cho dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Trẻ có thể bị cúm nếu thân nhiệt của trẻ trên 37o C  và có vẻ trông mệt mỏi, khi đó phải gọi ngay bác sĩ. Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi khi bị sốt nhẹ cũng nghiêm trọng vì thế cần gọi ngay bác sĩ khi trẻ bị sốt.

Bệnh bạch cầu thanh quản

Đặc điểm của bệnh này là thức dậy nửa đêm, ho sâu và khó thở. Bé dưới 5 tuổi thường bị ảnh hưởng bệnh này, và triệu chứng của bệnh là cảm lạnh và sổ mũi vào sáng sớm.

- Âm thanh giống như ho sâu

Bệnh bạch cầu thanh quản thường là do nhiễm virus làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở. Đây là nguyên nhân khiến trẻ khó thở. Khi trẻ hít vào (không phải lúc thở ra) bạn sẽ nghe thấy tiếng ho của trẻ bị đặc kín.

Cách trị:

-  Cần cho bé bình tâm

-  Mở vòi hoa sen, đóng cửa nhà tắm và cho bé thở trong không khí đầy hơi nước.

-  Nếu là nửa đêm, đưa bé ra ngoài, không khí ẩm sẽ làm cho con dễ thở hơn.

-  Cho trẻ thở không khí từ máy làm ẩm khí
Bệnh bạch cầu thanh quản sẽ hết trong khoảng 3-4 ngày, nếu không đỡ thì cần gọi bác sĩ.

Bệnh viêm phổi

Bệnh xảy ra khi phổi bị nhiễm khuẩn thường nguy hiểm hơn và thủ phạm thường là khuẩn strep pneumonae, hoặc virus do một số bệnh mang lại,  kể cả cảm lạnh thường.

- Tiếng ho nghe sâu và có đờm

- Các triệu chứng khác: trẻ rất mệt và dễ ho, nhìn mọi thứ đều có sắc xanh và vàng.

Nếu bé bị sốt cần gọi ngay bác sĩ.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

6 bí mật đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh

Các bác sĩ nhi khoa chia sẻ với các mẹ những thông tin đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh.

1. Các ngón chân của trẻ sơ sinh thường cụp vào, nhưng mẹ hãy thử di chuyển hai ngón tay dọc theo bàn chân bé mà xem, các ngón chân sẽ duỗi thẳng ra ngay. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh đấy.

Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên chơi đùa với bàn chân của trẻ sơ sinh bằng cách vuốt ve lòng bàn chân bé thì bạn sẽ thấy ngón chân cái của bé uốn cong lên và các ngón khác cũng sẽ như vậy.

 2. Trẻ sơ sinh thường nằm ở tư thế như trong bụng mẹ, khi bé nằm ngửa thì chân tay phải ở tư thế cong gập như trong bào thai. Mẹ hãy để ý nhé vì nếu tay nào không cong gập thì là tay đó có vấn đề đấy, còn nếu hai chân không co lên mà cứ thẳng đơ thì có thể trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề ở não.


Đây là những phản xạ tự nhiên và rất nhỏ nhưng các mẹ nên chú ý để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sơ sinh.

3. Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra đâu các mẹ nhé! Đó là lý do vì sao các thường nắm tay. Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thẻ tự xòe bàn tay ra được.

Có một điều có thể các mẹ chưa biết là trẻ sơ sinh rất thích nắm bàn tay mẹ. Vì vậy mẹ hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để con có cơ hội được thực hiện điều mình thích nhé. Những em bé khỏe mạnh sẽ nắm tay rất chặt.

4. Trẻ sơ sinh không tạo ra nước mắt khi khóc đâu nhé! Nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt.


Điều đáng ngạc nhiên đối với trẻ mới sinh là chúng vẫn có thể chảy nước mắt – nhưng không phải vì khóc mà do phản xạ với môi trường xung quanh – ví dụ như hành tây cũng sẽ làm trẻ chảy nước mắt y như với người lớn.

Trẻ sơ sinh không nhìn được xa và rõ các đồ vật xung quanh. Chúng chỉ thấy hình khối và ánh sáng. Đó là lý do vì sao các món đồ chơi của trẻ luôn mang những tông màu tương phản và trẻ hay nhìn về phía của sổ hoặc những nơi có nguồn sáng rực rỡ.

5. Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy.

Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.

6. Đầu gối của bé chưa được hình thành đầy đủ khi sinh ra. Nó chỉ là sụn. Sụn này sẽ chuyển sang xương trong độ tuổi 2-6.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Khi nào bé “sẵn sàng” ăn dặm

Khi mọc răng trẻ thường sốt, khó chịu và cảm thấy đau nhức lợi do đó việc ăn uống và sinh hoạt của bé bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Làm cách nào để cho bé cảm thấy dễ chịu hơn đây?

Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên khi được 6 – 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi được 2 – 3 tuổi. Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy.



Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày:


Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em
 

Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho các bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Bánh ăn dặm cho đang mọc răng

 
Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Các loại rau nấu chín

 
Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát

 
Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.


Khăn lạnh để bé nhai giảm đau tạm thời

 
Các mẹ có thể cho một chiếc khăn ướt sạch lên ngăn đá tủ lạnh, sau đó cho bé nhai để làm dịu chỗ nướu đau. 

Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh

Bệnh màng trong (hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, gây suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sinh non.

 

Màng trong là gì?

Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất Surfactant – là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.

trẻ đẻ non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ôxy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong nhanh.

Biểu hiện khi mắc bệnh

Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su… với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy không đỡ… Nếu nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần và trẻ có thể được cứu sống. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ sẽ tử vong sau vài giờ. Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại các di chứng như thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết…

Bệnh có thể phòng được không?

Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh màng trong, điều đầu tiên và quan trọng là thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân. Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,… cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh.

Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé

Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp cha mẹ mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

 Khi con chưa biết nói thì việc nhìn các hành động và đoán được ý muốn của con là điều không dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Một vài những kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn gặp khó khăn trong việc đoán xem con muốn gì!

Các chuyên gia tâm lý cho rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% của hệ thống giao tiếp, trong khi đó ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Đối với các bậc cha mẹ, việc có thể hiểu được mong muốn của bé qua ngôn ngữ cơ thể là rất khó khăn. 

Những điều mà các bậc phụ huynh mang lại thường không đúng với mong muốn của bé, chính vì vậy mà bé hay quấy khóc. Bởi vậy, việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

 

Bé duỗi các đầu ngón tay   
Khi nhìn thấy con duỗi các đầu ngón tay có nghĩa là con đang cảm thấy vô cùng thoải mái. Cũng có thể con muốn dùng các ngón tay của mình khám phá thể giới xung quanh. Tuy nhiên, để biết được chính xác, cha mẹ cũng nên quan sát xem khuôn mặt của con có ngầm nói lên điều gì nữa không…

Trong những lúc như vậy, bạn hãy để bé chơi một mình trong khoảng một vài phút hoặc cùng chơi với bé. Bạn cũng có thể đặt vào tay trẻ một món đồ gì đó, tất nhiên, hãy luôn theo dõi và đừng rời mắt để đảm bảo an toàn cho con.


Bé mút ngón tay
Mút ngón tay được các chuyên gia tâm lý cho là “hành vi an ủi”. Hành vi này chỉ báo bé đang rất căng thẳng và muốn được bố mẹ vỗ về, chú ý hơn. 

Thông thường, bé chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú sữa mẹ, đây là một hành động bản năng. Nếu như một đứa bé bình thường hàng ngày không mút ngón tay, nhưng bỗng dưng thời gian gần đây bạn lại thấy hành động này xuất hiện ở bé, như vậy rất có thể là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, bố mẹ nên bế và vỗ về để bé cảm thấy mình được yêu thương. 

Bé dụi hoặc che mắt
Khi thấy con dụi hoặc dùng tay che mắt có nghĩa là con đang cố tìm cách thu hút sự chú ý của bố mẹ. Lúc này bạn hãy quay lại chơi cùng để bé cảm thấy rằng mình không cô đơn. 

Tuy nhiên người lớn cũng cần phải chú ý xem có vật thể lạ gì bay vào mắt hoặc trẻ đang có dấu hiệu buồn ngủ không. Nếu con bị ngứa mắt do có vật thể lạ bay vào thì cần phải nhẹ nhàng nâng đầu và kiểm tra mắt cho bé. 

Còn nếu bé đang buồn ngủ thì chẳng có cớ gì bạn không đọc cho con nghe một câu chuyện ngắn hoặc hát ru nhẹ nhàng. Bé sẽ chìm ngay vào giấc ngủ và quên đi hành động dụi mắt.

Bé hoạt động chân nhiều hơn
Khi cho bé ăn hoặc chơi với bé, bạn nhận thấy chân của bé hoạt động nhiều hơn và có xu hướng muốn đi ra phía cửa, điều này cho thấy rằng bé muốn ra ngoài và chơi đùa. Lúc này, bạn có thể nói với bé rằng hãy ăn hết chỗ thức ăn này thì có thể đi chơi.
Nếu có dấu hiệu muốn đứng lên chứng tỏ con đang rất phấn khích và vui mừng. Lúc này, bạn có thể hỏi han để bé cảm nhận rằng mình được quan tâm.

Con khóc thút thít

Khi trẻ lớn tiếng khóc to, có nghĩa tinh thần bé đang bất an. Lúc này cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, bằng bài hát hoặc những câu chuyện quen thuộc. 

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Xử lý khi trẻ bị đau răng

Cơn đau răng triền miên không dứt là nỗi sợ ám ảnh của nhiều đang trong giai đoạn mọc răng. Một vài phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp trẻ nói lời tạm biệt với nỗi nhức nhói này.

1. Thức uống lạnh
Hãy cho trẻ uống đồ lạnh hoặc ăn những thực phẩm lạnh. Nhớ bằm nhỏ thức ăn nếu trẻ còn quá nhỏ để nhai những thức ăn cứng.


2. Khăn lạnh
Một chiếc khăn mặt đã được làm lạnh trong tủ lạnh có công dụng rất tốt giúp trẻ giảm cơn đau nhức răng.

3. Âu yếm bé
Những cái vuốt ve, âu yếm từ cha và mẹ sẽ giúp cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

4. Mát-xa nướu răng
Bạn có thể thử xoa bóp nướu răng cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng ngón tay đã rửa sạch.


5. Gel nha khoa
Gel nha khoa luôn là một lựa chọn giảm đau tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ liều lượng khuyên dùng và tuân theo hướng dẫn sử dụng.
 
6. Giải pháp cuối cùng
Nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng đầy khó chịu và tất cả các phương pháp trên tỏ ra vô hiệu, bạn có thể cho trẻ uống một viên thuốc giảm đau như paracetamol.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Những trò chơi dành cho trẻ

Bài giới thiệu dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số trò chơi thú vị và bổ ích dành dành cho các thiên thần nhỏ.

Khi trẻ được một tuổi, đây sẽ là quãng thời gian mà cả bạn và trẻ đều khá bận rộn, vì trẻ phát triển và lớn lên khá nhanh. Trẻ sẽ tìm cách khám phá mọi thứ quanh mình, tập luyện những kỹ năng mới cho đến khi thành thục. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy là người chơi chung với trẻ, tạo cho trẻ những trò chơi an toàn và giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình.


Chạm sàn
Bạn cần đặt một tấm chăn trên sàn và đặt vào khăn tắm khô, một miếng vải satin, thảm len, thảm nằm em bé bằng nhiều chất liệu khác nhau rồi để trẻ sờ mó, khám phá các chất liệu vải này.
Khi trẻ lớn hơn, chúng ta cần phải chú trọng vào những vật liệu được đặt trên sàn. Bạn có thể chọn nhiều đồ vật và thay đổi thường xuyên. Những loại đồ chơi trẻ em có thể đáp ứng nhu cầu phát triển cho trẻ bao gồm: khối gạch hoặc bóng mềm, đồ chơi mềm, gương, trống lúc lắc, sách, hộp, hộp nhựa, nhạc cụ đồ chơi.

Trò chơi trí tuệ
Chơi đùa không phải lúc nào cũng náo nhiệt, vẫn có những lúc rất yên bình, lặng lẽ. Những trò chơi im lặng mang tính phản ánh cũng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ ngang bằng với những trò chơi giao tiếp hay vận động. Bằng cách đọc những lời nói, hành vi của trẻ mà bạn sẽ biết được khi nào trẻ cần và bằng lòng ở một mình. Khi trẻ bập bẹ vui vẻ lúc vừa tỉnh giấc, nằm yên xem điện thoại, nhìn hình ảnh phản chiếu trong gương hay âu yếm một món đồ chơi ưa thích, hãy để trẻ tự chơi một mình.
 

Làm nhạc
Hát, ngân nga hay huýt sáo theo những bài hát trẻ em quen thuộc. Bạn cũng nên bổ sung thêm những động tác tay cho các bài hát này.
Bạn có thể chơi nhiều loại nhạc cho trẻ. Dùng trống lúc lắc, và những loại nhạc cụ đồ chơi để hỗ trợ thêm cho mình. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh với những vật an toàn trong nhà như muỗng gỗ và chảo.

Những cơ hội mỗi ngày
Hãy biến những hoạt động xếp đặt sẵn mỗi ngày trở thành cơ hội cho trẻ chơi, học hỏi và xây dựng quan hệ. Mát-xa, nói chuyện hoặc hát trong khi đang thay tã, nói chuyện lúc ăn cơm và cho trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình. Trò chuyện và chỉ vào những vật thú vị khi ra ngoài mua sắm, hát ru lúc trẻ ngủ.
Không cần thiết phải mua những món đồ chơi đắt tiền mới thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. Hãy sử dụng những đồ vật trong nhà, thậm chí cả những loại đồ đựng mà thông thường ta hay bỏ đi.

Bước tiếp theo
Trẻ chơi trong nhóm bạn là cơ hội tốt để mở rộng những hoạt động trong nhà. Nhóm trẻ là cơ hội để các bậc cha mẹ và những người chăm sóc gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Trẻ nhỏ học tập khi chơi, và nhóm trẻ cùng chơi mang đến rất nhiều kinh nghiệm khám phá cho chúng. Rất nhiều tình bạn lâu dài bắt nguồn từ đây, và quan trọng là, nhóm trẻ rất vui.

Lắc tay
Để tự làm lắc tay, hãy cho vào chai đựng nước rỗng những vật như lông chim, kim tuyến, hoa giấy. Cho thêm nút áo, cát, đá. Đổ thêm màu nước và gạo. Sau đó đóng kín lại bằng keo không độc.

 Trò chơi ngôn ngữ và hiệu ứng âm thanh
Tạo và nghe âm thanh là bước đầu tiên của ngôn ngữ. Với trẻ nhỏ, mọi âm thanh đều còn mới mẻ: một số thì êm dịu, số khác lại khó chịu. Hãy để trẻ tập nghe nhiều loại âm thanh bằng cách thay đổi tông giọng nói của bạn. Khi bắt đầu trò chuyện với trẻ, đầu tiên ta giao tiếp bằng mắt rồi mới trò chuyện. Trẻ có thể kêu la và làm những âm thanh gì đó. Hãy nhắc lại những âm thanh, bập bẹ, và nói lại, rồi chờ trẻ phản hồi.

Một cuộc nói chuyện đang dần hoàn chỉnh
Giai đoạn cuối khi trẻ được một tuổi, ta có thể bắt đầu phát triển vốn từ vựng bằng cách gọi tên những đồ vật quen thuộc. Thường xuyên dùng tên trẻ khi nói chuyện, trong các bài hát và khi kể chuyện. Cùng đọc truyện với trẻ và để trẻ tự chơi với những món đồ có thể tẩy xoá được.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Giữ khỏe đường hô hấp cho bé vào mùa đông

Thời tiết chuyển sang rét, lạnh trong những ngày gần đây tại khu vực miền Bắc là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Chỉ một chút lơ là của bố mẹ là các bé có thể bị cảm, ho, viêm phế quản.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng, phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây viêm phổi ở trẻ em như các loại virut gây bệnh cúm, thủy đậu, virus hợp bào hô hấp... Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh, có thể gây thành dịch nguy hiểm.

Ở trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết, sự thay đổi nắng, mưa, lạnh, khô khiến trẻ có thể bị cảm, mà triệu chứng đầu tiên là ho rồi viêm họng, sốt. Nếu để kéo dài, trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn nặng khiến trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém.


PGS-TS Nguyễn Văn Bàng nhấn mạnh, khi trẻ bị một trong những dấu hiệu của viêm hô hấp, các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ ngay, vì kháng sinh chỉ dành cho các trường hợp cấp tính, nếu lạm dụng trẻ rất dễ bị phản ứng phụ như: tiêu chảy, nôn, dị ứng… Lâu dần, trẻ mất đi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Bởi vậy, khi có dấu hiệu chớm bệnh, nên áp dụng những phương thức an toàn, giúp điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương) chia sẻ, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên điều trị bằng các loại thuốc thảo dược để đảm bảo tính an toàn và sức đề kháng tự nhiên cho trẻ. Có thể sử dụng các vị thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa ho, cảm mùa lạnh cho trẻ như: quất, mật ong, kinh giới… hoặc các loại siro thảo dược.

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông này, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, đồng thời thay trang phục cho phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lúc có sương, gió. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Đồng thời, thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.