Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Lựa chọn bình giữ nhiệt phù hợp cho mọi lứa tuổi



Chiếc bình inox giữ nhiệt nóng lạnh luôn được các bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng ưa chuộng sử dụng.

Hiện nay những chiếc bình giữ nhiệt khá đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, rất tiện lợi cho việc giữ nhiệt các loại thức uống nóng lạnh. Chiếc bình giữ nhiệt có thể giúp thực phẩm bên trong không tỏa nhiệt ra bên ngoài và bảo toàn nhiệt độ trong khoảng 24 giờ.  Nhờ được sản xuất theo nguyên tắc kín hơi, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
 

Bình inox giữ nhiệt nóng lạnh

Bình giữ nhiệt nóng lạnh được thiết kế có quai xách rất thuận tiện cho người sử dụng có thể mang đi theo bất cứ nơi đâu, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bình có kiểu dáng to nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn bình có thể tích 500ml hoặc 1lít.  
 
Không chỉ có tác dụng giữ nhiệt có thức ăn, bình giữ nhiệt còn không làm mất hương vị của thức ăn bên trong. Được sản xuất bằng công nghệ cao không có các yếu tố độc hại, rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Chiếc bình giữ nhiệt inox được bày bán tại các cửa hàng và siêu thị trên cả nước.
 
Bình giữ nhiệt rất thích hợp cho công việc văn phòng, các bạn học sinh sinh viên đi học hay những chuyến đi dã ngoại, picnic. Bình giữ nhiệt có thể giúp giữ nước ở trạng thái nóng hoặc lạnh trong nhiều giờ.
Mặc dù bình bằng inox thường nặng và kém đẹp hơn bình nhựa. Nhưng trong điều kiện kín hơi và thời tiết nóng bức, hiện tượng tăng nhiệt có thể gây ra phản ứng hóa học giữa nhựa và nước. Bình nhựa có kết cấu 2 lớp với phần không khí rỗng ở giữa để cách nhiệt. Ưu điểm của loại bình này là giá khá mềm, chỉ 40.000 – 100.000 đồng/bình, tuy nhiên giữ nhiệt kém, không dùng để đựng nước nóng.

Bình giữ nhiệt khá an toàn và tiện lợi, được thiết kế đa dạng với nắp bình có nút bấm để rót nước, bạn nên hạn chế mở cả nắp để giữ nhiệt. Bạn có thể dùng để đi du lich, vận động thể thao, khi uống nước có thể dùng nắp làm ly.
Khả năng chịu nhiệt đáng nể từ 0-80 độ C, khả năng giữ nhiệt từ 4 – 6 tiếng, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài của môi trường, giúp những món ăn, thức uống luôn thơm ngon, hấp dẫn.

Bình giữ nhiệt bằng chất liệu nhựa cao cấp

Được thiết kế nhỏ gọn, xinh xắn với màu sắc nhã nhặn, rất phù mọi lứa tuổi ở mọi lúc, mọi nơi. Bên hông bình có tay cầm và quai xách tiện lợi, chắc chắn rất tiện dụng khi mang thức ăn, đồ uống đến công ty, đến trường, đi dã ngoại… 
Không chỉ có tác dụng đựng nước sôi, bạn còn có thể dùng bình giữ nhiệt để đựng các món cháo, súp… Các món ăn sẽ được giữ nóng và thơm ngon cho đến khi bạn sử dụng.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Những điều bạn cần biết khi lựa chọn ghế ngồi ô tô cho bé



Trên thực tế, việc sử dụng ô tô làm phương tiện giao thông đi lại hàng ngày ngày càng phổ biến. Các hãng ô tô đều có những hướng dẫn và thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên vấn đề đó chủ yếu dành cho người lớn mà không chú trọng quá nhiều vào đối tượng trẻ em, hơn nữa chính các bậc cha mẹ cũng ít quan tâm đến vấn đề này khi cùng con nhỏ đi xa bằng ô tô.

 
Thêm vào đó, người Việt Nam chúng ta có thói quen bế bé trên tay khi đi trên ô tô, tuy nhiên điều đó là không an toàn, bởi vì chỉ một va trạm nhỏ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến bé. Có một sản phẩm rất cần thiết để đảm bảo cho bé ở trên ô tô, chúng tôi gọi đó là những chiếc ghế ngồi ô tô cho bé

Nhưng làm sao để có thể lựa chọn một chiếc ghế ngồi ô tô cho bé có chất lượng, giá cả hợp lý và phù hợp với kích cỡ ô tô? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể có những lựa chọn đúng đắn trong vấn đề này.
Lựa chọn loại ghế phù hợp với độ tuổi và kích thước riêng của trẻ.

- Ghế ngồi ô tô cho bé thông thường hay được phân ra làm 3 loại chính:
+ Ghế ô tô sơ sinh dùng cho bé từ sơ sinh đến khoảng 10kg (tương đương 12 tháng tuổi)
+ Ghế ô tô cho dùng cho bé nặng khoảng 9kg tới 18kg (tương đương từ 1 tuổi tới 4 tuổi)
+ Ghế ô tô dùng cho bé nặng khoảng 15kg tới 36kg (tương đương 3 tới 12 tuổi)
- Với những trẻ trong độ tuổi dưới 1 tuổi và có cân nặng dưới 10 kg bạn nên lựa chọn loại ghế xe dạng nôi gắn ở ghế sau của ô tô sẽ là lựa chọn phù hợp bởi trẻ ở độ tuổi này chưa thể ngồi lâu trên ghế được.
- Đối với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn từ 1 đến 1 tuổi rưỡi và cân nặng dưới 13 kg, các bậc cha mẹ không cần chọn loại ghế nôi nữa mà có thể chọn mua loại ghế ngồi thực sự cho trẻ được gắn sao cho trẻ ngồi ở hướng ngược lại với chiều chuyển động của xe. Điều này sẽ giúp hạn chế những chấn thương đối với trẻ trong trường hợp xảy ra tai nạn.
- Những bé trong độ tuổi từ 1 đến 4 và cân nặng từ 8 đến 18 kg, loại ghế có thể điều chỉnh ở phần lưng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất mang lại sự thoải mái cho trẻ.
- Khi trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 7 với cân nặng từ 15 - 25 kg cha mẹ nên lựa chọn loại ghế phù hợp theo chiều cao của trẻ và chế độ sử dụng đai an toàn. Cùng với thời gian có thể bỏ phần lưng ghế và chỉ cần giữ lại phần mặt ghế.
-Ở độ tuổi 6 đến 10 và cân nặng từ 22 đến 36 kg có lẽ chỉ cần quan tâm đến phần dây đai an toàn và sự thoải mái khi sử dụng ghế ô tô.
Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về kích thước và thông số của xe ô tô của mình để có thể dễ dàng lựa chọn ghế ngồi cho bé tránh gây khó chịu cho bé hay bất cập trong lắp ráp và di chuyển ghế.
Lựa chọn ghế có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất các loại ghế ô tô dành cho trẻ em có danh tiếng như Mamakids, Capella, Hauck hay Graco... Các sản phẩm của các hãng đều đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, nhiều mẫu mã và kiểu dáng, phụ thuộc vào tính năng cũng như lứa tuổi của trẻ. Chất liệu để tạo nên các sản phẩm này thường là nhựa plastic với ưu điểm là bền giúp đảm bảo được sự an toàn cho trẻ em.
Chú ý khi lắp ráp ghế

Việc lắp ráp ghế ngồi ô tô cho bé vào xe ô tô là một khâu vô cùng quan trọng và yêu cầu cha mẹ phải thật cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé. Khi đã lắp ráp đúng cách, bạn không thể dịch chuyển ghế an toàn nhiều hơn 2 cm. Nên thắt dây đai an toàn vừa đủ chặt ngang gối và dưới vai. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi cần lưu ý bước đảo chiều và chỉnh dây đai, khi ghế an toàn được đặt hướng về phía sau, bạn cần phải dựa ngửa ghế để tránh trường hợp đầu bé gập xuống phía trước vì ở độ tuổi này xương cổ của trẻ chưa vững vàng. Trong thời gian xe chạy, tay cầm của ghế an toàn cần được gạt xuống và cài chặt. Để tránh cho người bé bị chèn ép vì những sợi dây an toàn, bạn nên dùng gối mỏng hoặc khăn tắm để chèn quanh người bé.
Việc lựa chọn đúng đắn sẽ giúp đỡ cho trẻ rất nhiều về cả mặt an toàn cùng với việc cha mẹ có thể yên tâm lái xe khi đi lại.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

5 điều bạn nên biết trước khi mua bình giữ nhiệt



Bình giữ nhiệt đang ngày càng được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày bởi sự tiện lợi và thiết kế nhỏ gọn của chúng. Để chọn mua được những chiếc bình phù hợp không phải là điều khó nhưng không phải ai cũng biết. Sau đây là danh sách 5 điều mà chúng ta cần biết khi chọn mua một chiếc bình giữ nhiệt.

 

 


1. Mục đích sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thường xuyên mà chúng ta nên lựa chọn những loại bình giữ nhiệt khác nhau. Nếu bạn chỉ muốn mua một chiếc bình để giữ ấm hoặc lạnh cho nước, thì bạn có thể sử dụng những loại bình nóng lạnh thông thường như những chiếc bình giữ nhiệt của Carlmann. Còn nếu bạn muốn mua để dựng thức ăn mang theo đi làm hoặc đi picnic, thì bạn nên lựa chọn những chiếc bình thực phẩm giữ nhiệt thì sẽ phù hợp hơn.

2. Các loại bình giữ nhiệt

Bình giữ nhiệt nóng lạnh: Đối với loại bình dùng để mang đi thì chúng thường có kích thước nhỏ, thon gọn và thích hợp để đựng trong ba lô hay túi xách. Mỗi lúc cần dùng có thể lấy ra sử dụng Nắp của những chiếc bình này là một thiết kế 2 trong 1, vừa là nắp đậy và vừa là chiếc ly nhỏ nhắn để rót nước ra dùng khi cần thiết. Ngoài ra, bình giữ nhiệt nóng lạnh cũng có loại có kích thước lớn hơn, thích hợp dùng để mang nước cho nhiều người, nhất là khi cùng đi dã ngoại.
Bình café giữ nhiệt: Đây là những chiếc bình có kích cỡ lớn, được dùng chủ yếu cho mục đích giữ cà phê ở nhiệt độ ban đầu, tránh làm giảm nhiệt độ và ảnh hưởng đến hương vị của cà phê, hoặc các loại thức uống khác như trà hay sữa ngũ cốc…
Bình thực phẩm giữ nhiệt: Hiện nay, mọi người đa phần đều dùng bình giữ loại bình giữ nhiệt nóng lạnh cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả chứa thực phẩm, nên loại bình thực phẩm giữ nhiệt này chưa được sử dụng phổ biến lắm. Những chiếc bình giữ nhiệt dạng này thường thấp và rộng hơn các loại khác. Phần nắp được thiết kế rộng hơn và thường có kèm thêm một chiếc muỗng để dễ sử dụng. Trong tương lai, những chiếc bình này có thể thể thay thế cho các loại camen hay hộp đựng thức ăn truyền thống.
Ly giữ nhiệt: Đây là loại sản phẩm rất thích hợp cho giới văn phòng, những chiếc ly giữ nhiệt không những khiến cho chiếc bạn làm việc của bạn trở nên thanh lịch hơn mà còn luôn sẵn sàng cho bạn vài giây giải lao tuyệt vời với hương vị đậm đà của loại thức uống mà mình yêu thích.

3. Chất liệu làm bình

Bình giữ nhiệt có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, thép không gỉ, nhôm hay nhựa cách nhiệt…. Đa phần, các loại bình này đều được cấu thành từ 2 lớp chất liệu và ở giữa là môi trường chân không ngăn cản sự tỏa nhiệt từ trong ra bên ngoài và lưu giữ được hương vị ban đầu của đồ uống hoặc thực phẩm.

4. Thời gian giữ nhiệt

Tùy thuộc vào chất liệu và thiết kế sử dụng của chiếc bình mà thời gian có thể khác nhau. Một chiếc bình giữ nhiệt thông thường có thể duy trì nhiệt độ từ khoảng 8 đến 12 tiếng. Một số sản phẩm cao cấp hơn thì có thể giữ lâu đến 24 tiếng.

5. Kích cỡ

Có khá nhiều kích cỡ khác nhau của bình giữ nhiệt cho bạn lựa chọn. Các loại được sử dụng phồ biến thường là 500 ml, 1 lít và có cả những chiếc bình có kích thước 2 lít.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Những sai lầm có thể gây tử vong cho trẻ khi uống thuốc



Đối với trẻ em, liều dùng một số loại thuốc dựa vào trọng lượng cơ thể trẻ. Vì vậy, không bao giờ được đoán trọng lượng để dùng thuốc hoặc ước liều của người lớn.



Để tránh tình trạng cho trẻ uống quá ít hoặc quá liều thuốc, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

Đọc ký hướng dẫn và dùng chính xác loại thuốc

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và thực hiện đúng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Biết được các thành phần hoạt chất có trong sản phẩm. Các thành phần này thường được ghi ở phần trên cùng của nhãn thuốc. Vì nhiều loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng khác nhau nhưng lại có cùng một hoạt chất.

Cho uống đúng thuốc, liều lượng phù hợp với từng lứa tuổi

Ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn, liều lượng và hướng dẫn cũng khác nhau. Không bao giờ sử dụng thuốc nhiều hơn chỉ dẫn, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

Biết chính xác trọng lượng của con, em mình 

Đối với trẻ em, liều dùng một số loại thuốc dựa vào trọng lượng cơ thể trẻ. Vì vậy, không bao giờ được đoán trọng lượng để dùng thuốc hoặc ước liều của người lớn rồi chia ra cho trẻ em. Trường hợp với những thuốc nếu liều không được liệt kê cho trọng lượng của trẻ, hãy gọi cho bác sĩ.

Tư thế cho trẻ uống thuốc

Đối với trẻ còn nhỏ thì cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn và hơi nghiêng sang một bên hoặc có thể bế trẻ ở tư thế ngồi, tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay đang ôm trẻ ấn vào cằm để mở miệng trẻ, bàn tay kia dùng muỗng để đổ thuốc vào.

Đối với trẻ lớn hơn thì trẻ có thể ngồi hoặc đứng để uống thuốc, cho đầu hơi nghiêng ra sau.

Không pha thuốc vào sữa, thức ăn

Không nên trộn thuốc vào sữa hay thức ăn của trẻ, vì mùi vị của thức ăn sẽ lẫn với mùi của thuốc làm trẻ biếng ăn có phản ứng sợ ăn, không dám ăn, mặc dù đó có thể là món mà trước đây trẻ rất thích.
Đối với trẻ lớn hơn và đã nhận thức được tốt hơn thì trẻ sẽ nghĩ mình bị bố mẹ lừa dối, từ đó trẻ sẽ mất niềm tin vào bố mẹ.

Mặt khác, nếu pha thuốc với sữa, chẳng hạn với sữa bò thì kali và sắt trong sữa bò khi gặp thuốc sẽ phản ứng tạo ra một số chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thu thuốc của đường ruột và dạ dày.

Theo Khỏe và Đẹp