Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

10 tuyệt chiêu giúp trẻ sơ sinh nín khóc



Trước khi áp dụng những lời khuyên sau, bạn hãy chắc chắn rằng bé nhà bạn không đang trong trường hợp: Bé đang đói, bé đang bị lạnh quá hoặc nóng quá, bé bị ốm, sốt... Nếu không, hãy thử những lời khuyên sau nhé!

1. Quấn chặt bé
 
Rất nhiều em bé sơ sinh, đặc biệt dưới 1 tháng tuổi, cảm thấy an toàn khi được quấn chặt trong một chiếc chăn. Điều này khiến bé cảm thấy mình vẫn ở trong tử cung chật chội của mẹ - nơi đã quen thuộc với bé suốt 9 tháng qua. Tất nhiên, bạn không được quấn trùm cả đầu và mặt bé sẽ khiến bé không thở được. Ngoài ra, cần đảm bảo bé không bị nóng quá.
2. Sử dụng ti giả hoặc thứ tương tự

"Món khoái khẩu" của các em bé là ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé đã no mà vẫn muốn bú. Bạn có thể cho bé sử dụng ti giả hoặc cho bé ngậm ngón tay đã rửa sạch của bạn. Bé sẽ nín khóc.

3. Đu đưa bé nhẹ nhàng

Chuyển động nhẹ nhàng có một hiệu ứng rất tuyệt vời trong việc làm dịu cơn khó chịu của bé. Ôm chặt bé và đu đưa từ bên này sang bên kia, hoặc đặt bé trong nôi và rung nhẹ, có thể khiến bé bớt khóc và dần đi vào giấc ngủ.

4. Cho bé đi dạo trong xe ô tô

Khi bạn đã thử cách thứ 3, nhưng cứ khi ngồi xuống là trẻ lại khóc không ngừng, thì bạn có thể đặt bé ngồi trong ghế dành riêng cho bé khi đi ô tô rồi chở bé đi dạo. Sự chuyển động nhẹ nhàng, nhịp nhàng của xe ô tô sẽ khiến bé dễ chịu hơn.

5. Mát-xa bé

Mát-xa nhẹ nhàng ở lưng, bụng, cánh tay và chân bé được cho là hỗ trợ cho việc tiêu hóa của trẻ cũng như giúp bé dễ ngủ hơn. Bạn nên đăng kí học một lớp mát-xa cho bé để biết cách làm thế nào cho đúng. Ngoài ra, việc làm này cũng khiến bạn và bé gắn kết tốt hơn.
 
6. Kiểm tra việc ăn uống của mẹ và bé

Nếu bạn đang cho con bú, các chất có trong thức ăn và đồ uống của bạn, đặc biệt các đồ có chứa chất cafein, có thể gây ra sự khó chịu, bồn chồn cho bé. Hãy lập một cuốn nhật kí ăn uống để thuận tiện việc kiểm tra.

7. Cho bé cầm đồ của bạn

Lời khuyên này đặc biệt hữu ích cho các ông bố trong trường hợp phải trông con khi vợ vắng nhà. Các em bé thường "ám mùi" của mẹ. Nếu bạn đã dùng rất nhiều cách để dỗ bé mà bé vẫn không ngừng khóc, hãy thử cho bé ôm chiếc áo của mẹ, có thể bé sẽ rất thích.

8. Cho bé nghe nhạc

Hát cho bé hoặc bật một bản nhạc dịu dàng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
9. Cho bé tắm

Có một số trẻ ghét tắm, nhưng có một số trẻ rất thích nghịch nước. Nếu bé của bạn rơi vào trường hợp thứ 2 thì một phòng tắm kín gió, yên tĩnh, nước ấm, với những đồ chơi vui mắt có thể khiến bé vui vẻ.

10. Bạn hãy bình tĩnh

Không phải ai cũng có thể giữ được bình tĩnh khi con khóc. Tuy nhiên, hãy nhớ trẻ con nào cũng khóc và hãy coi đó là điều tất nhiên. Hãy thử ngồi trong phòng yên tĩnh với bé, ôm chặt, hơi thở đều đặn và sự bình tĩnh của bạn có thể truyền qua bé và sẽ giúp bé bớt khóc.
Theo PLXH

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Những trò chơi mà học siêu đơn giản với cúc áo mà các mẹ nên áp dụng



Đã bao gi bn nghĩ đến vic cho con chơi vi nhng chiếc cúc áo đ màu sc, hình dáng tht rc r? Hn bé s thích thú lm đy!

Dưới đây là mt vài trò chơi đơn gin m có th chơi cùng và hướng dn bé va hc va chơi nhé!

1. Chơi phân loại

Cách phân loại đầu tiên và dễ dàng nhất mà bạn có thể dạy con là phân loại theo màu sắc để bé học về màu. Đổ một đống nhỏ cúc áo ra sàn và bạn có thể cùng bé nhặt cúc, hoặc bạn đọc tới cúc màu nào bé sẽ tìm và nhặt đúng cúc màu đó, sẽ giúp bé luyện phản xạ rất tốt đấy!

Khi bé lớn hơn và đã có thể nhận biết các hình dạng khác nhau, bạn cùng bé chơi phân loại theo hình dạng với cách chơi tương tự như phân loại màu sắc. 

2. Chơi xỏ lỗ

Đây là một trò chơi luyện vận động tinh rất tốt, nó giúp bé rèn luyện sự khéo léo cho những ngón tay, tăng khả năng tập trung khi bé cố gắng xỏ dây kẽm qua những lỗ nhỏ xíu trên cúc áo.
  
3. Học đếm




Những con số khô khan sẽ trở nên thật đáng yêu và dễ dàng cho bé học số, học đếm khi bạn biến chúng thành những sự vật quen thuộc với bé. Hãy vẽ một chiếc cây với số bông hoa có sẵn, bạn cùng bé đếm những "bông hoa" cho đúng để "treo" lên cây nhé!

4. Tìm kho báu

Chuẩn bị một bát gạo và bạn hãy trộn cúc áo, vùi chúng xuống dưới bát gạo để bé mò và tìm ra những "châu báu" này nhé! Đây là trò chơi tuyệt vời giúp hoàn thiện xúc giác và cảm giác cho bé. 

5. Cài cúc áo

Một trong những kĩ năng thường ngày mà không có ai không phải học: cài cúc áo. Nếu những chiếc cúc trên áo bình thường khá khó cài với bé vì khuyết được thùa chặt để khỏi bị tung ra thì mẹ hãy tự chế một bộ đồ chơi cài cúc áo cho bé tập cài dần nhé!

Nếu có vải dạ tương ứng với màu của cúc, bạn có thể dạy bé miếng vải dạ màu nào thì cài vào cúc tương ứng màu đó, bé vừa học cài cúc vừa học được cách tìm những sự vật có tính chất tương tự nhau.


Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Cách chọn gối cho bé để không ảnh hưởng tới sức khỏe



Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn gối cho bé thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe, hãy thử tham khảo một vài gợi ý dưới đây của chúng tôi.

Chọn gối sai ảnh hưởng gì tới sức khỏe bé?

Thông thường, ngay từ khi mới sinh các mẹ đã cho bé nằm gối. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì ở độ tuổi này gối cũng không không cần thiết lắm với bé, mẹ có thể gấp đôi chiếc khăn mặt kê đầu cho bé. Thời điểm thích hợp nhất cho bé nằm gối chính là khi bé được khoảng 3 tháng tuổi bởi lúc này xương cổ bé đã cứng cáp hơn, bé cũng có khả năng điều khiển các đốt sống cổ của mình thuần thục hơn.

Giấc ngủ góp phần không nhỏ tới sự phát triển trí não, thể chất và xương sống của bé. Nếu lựa chọn gối không đúng cách nguy cơ bị vẹo cột sống của bé rất cao. Nhất là với nhưng bé chưa biết nỏi, khi vị vẹo cổ sẽ khiến bé lười ăn, kém ngủ và quấy khóc ban đêm. Còn với những bé lớn hơn, tư thế ngủ không đúng sẽ khiến bé mệt mỏi khi ngủ dậy, trí não hoạt động không tốt bởi hệ mạch máu chảy dọc cột sống lên nuôi não bị chèn ép khiến khả năng tập trung giảm

Chọn gối cho bé thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe?



Chọn gối đúng cách để bé có một giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Thắc mắc lớn nhất của các mẹ khi chọn gối cho bé chính là không biết gối cứng hay gối mềm tốt cho bé hơn. Có mẹ nghĩ chọn loại gối thật mềm mại để bé không bị đau cổ, đâu đầu tuy nhiên các mẹ lại không hề biết rằng những chiếc gối quá mềm này không có tác dụng hỗ trợ cột sống cho bé, đồng thời không có lợi cho hệ tuần hoàn máu. Có mẹ lại chọn cho con loại gối có phần lõm ở giữa khá rõ, làm bằng chất liệu thô cứng để dùng lâu không thay đổi hình dạng. Điều này cũng không thật sự hợp lý bởi những chiếc gối này rất dễ khiến bé mỏi cổ, đau cổ và nhức vai…

Vậy, chọn gối cho bé thế nào mới đúng?
 
Độ dày: Độ dày của gối phụ thuộc vào tháng tuổi. Cụ thể như sau:
Bé dưới 4 tháng tuổi: gối dày khoảng 1-2cm
Bé từ 4 tháng đến 24 tháng: 3-4cm
Bé trên 2 tuổi: 4-9cm
 
Chiều rộng: Chiều rộng của gối bằng hoặc lớn hơn 1 chút so với dộ dài của vai bé.
Chất liệu: Gối cần làm được từ chất liệu tốt, mềm mại. Vỏ gối nên làm bằng chất liệu thoáng khí, chất lì, không xổ lông; ruột gối thì nên sử dụng loại bông tự nhiên. Các mẹ cũng lưu ý, dù cho chiếc gối có chất liệu tốt và bền đến mấy thì cũng nên thay gối 1 lần/ năm.

Trên đây là một vài gợi ý của chúng tôi về việc chọn gối cho bé thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Chúc các mẹ sớm chọn được một chiếc gối như ý để chăm sóc tốt nhất cho giấc ngủ của con yêu.


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Mách bố mẹ cách chọn tã giấy cho con



Đ nhng năm tháng đu đi ca bé luôn tràn ngp tiếng cười cùng nhng khonh khc vui đùa thoi mái thì vic chn đúng loi tã giy tht tt cho bé là vô cùng quan trng. Các m hãy cùng chia s 5 bí quyết sau đ chn được tã giy tt.

Chn tã có ngun gc, xut x tin cy


Hiện tại trên thị trường có vô vàn sự lựa chọn trong ngành hàng tã giấy siêu cao cấp. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên chọn tã giấy có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đồng thời nên chọn sản phẩm từ quốc gia có tiêu chí đánh giá chất lượng khắt khe như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu…
Chọn tã được sản xuất bởi công nghệ ưu việt nhất
Những cải tiến bằng công nghệ sẽ giúp các mẹ giải quyết hoàn toàn những băn khoăn, lo lắng về các vấn đề như hăm tã, bó chặt, trào ngược hay gây kích ứng cho làn da non mềm của bé, như công nghệ Air-Fit® áp dụng trong sản xuất loại tã giấy luôn co giãn để ôm sát vừa vặn với cơ thể bé, chống trào ngược, không để lại vết tì hằn.
Bên cạnh đó, các tã giấy thế hệ mới sẽ có cả phần chỉ thị ướt ngay trên tã để mẹ có thể biết chính xác thời điểm nào cần thay tã cho bé mà không cần phải dùng tay thăm tã như trước kia.
Kiểm tra kích cỡ tã giấy thường xuyên ở mỗi lần mua
Bé trong giai đoạn sơ sinh và 2 tuổi sau khi sinh thường phát triển nhanh hơn so với các bé ở độ tuổi lớn hơn. Mỗi lần mua tã, các mẹ đều nên kiểm tra kích cỡ của bé, tránh mua tã quá chật khiến da bé bị hằn thít. Cũng không nên mua một lượng lớn tã kích cỡ lớn để bé dùng dần vì tã quá rộng sẽ dễ gây trào ngược, thoát mùi… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chỉ mua tã từ cửa hàng phân phối chính thức của hãng
Xu hướng hiện nay cho thấy, nhiều bà mẹ thích dùng tã giấy cao cấp cho bé là hàng “xách tay” vì tin rằng những sản phẩm dành riêng cho các thị trường cao cấp sẽ đặc biệt tốt hơn. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn đúng, nhất là đối với ngành hàng tã. Một là, tã là sản phẩm đặc biệt mà sự lựa chọn chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Sự chênh lệch nhiệt độ của các mùa hoặc các đới khí hậu khác nhau cũng quyết định đến độ dày mỏng, độ thấm hút và thời gian thay tã khác nhau, do đó xách tay không phải lúc nào cũng phù hợp với khí hậu trong nước. Hai là, nguồn gốc của hàng xách tay rất khó kiểm soát nên khó đảm bảo đúng sản phẩm và đúng chất lượng.