Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Ba mẹ nên lựa chọn núm ty và bình sữa cho bé thế nào?



Sử dụng đúng núm ti



Các bà mẹ có thể lựa chọn núm ti bằng cao su, silicone hoặc mủ cao su. Núm ti bằng mủ cao su thì mềm hơn, co giãn hơn nhưng không bền. Núm ti bằng silicone thi chắc chắn hơn và giữ hình dáng lâu hơn.

Các bà mẹ cũng có thể lựa chọn hình dạng của núm ti: núm ti theo truyền thống, núm ti chỉnh răng hoặc núm ti có đầu dẹt. Núm ti chỉnh răng được thiết kế phù hợp với vòm miệng và nướu, có một bầu ti phẳng đặt trên đầu lưỡi của trẻ. Núm ti có đầu dẹt mô phỏng hình dạng vú của mẹ.

Núm ti có các kích cỡ và dòng chảy sữa khác nhau vì thế các bà mẹ có thể thử một vài cỡ để tìm ra loại nào phù hợp nhất cho con của mình tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dùng núm ti của trẻ lớn. Khi nào các bà mẹ biết được cái mà con mình thích có thể mua đủ lượng núm ti dùng trong vài tháng.

Khi nào các bà mẹ cần thay thế núm ti cho trẻ?

Sữa cần nhỏ giọt đều qua núm ti, nếu sữa chảy ra mạnh, lỗ quá to thì đó là lúc cần thay đổi núm ti.Các bà mẹ nên kiểm tra núm ti định kì để biết được các dấu hiệu như mòn, mất màu để thay thế tránh những nguy hiểm gây ngạt cho bé.

Độ tuổi: Nếu trẻ sơ sinh đang bú bình các bà mẹ nên mua loại bình nhỏ nhất và để trẻ thử quyết định xem loại núm ti nào là phù hợp nhất. Nếu trẻ đang cai sữa và chuyển sang dùng bú bình thì nên mua loại núm ti phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Điểm mấu chốt: Nên mua núm ti đồng bộ với bình. Tuy nhiên, các bà mẹ nên mua một loạt các núm ti và xem loại nào phù hợp nhất cho con mình.

Cách chọn loại bình đúng

Nếu như hai mươi năm trước thì chỉ có một loại bình nhưng bây giờ các bà mẹ có thể lựa chọn loại bình có góc cạnh bên phải, loại bình này không khí ít đưa vào bên trong núm ti hay loại bình có dạng thuôn mà trẻ có thể tự cầm và rất nhiều các loại bình dùng một lần. Các bà mẹ cũng có thể lựa chọn bình nhựa hay bình thủy tinh.

Bình nhựa không vỡ nhưng nhanh hỏng nên các bà mẹ cần thay thường xuyên. Bình thủy tinh tốt hơn để giữ chất dinh dưỡng trong sữa và không cần thay thế nếu chúng không bị vỡ hoặc nứt.

Bình nhựa có an toàn hay không?

Bình sữa được làm từ 2 loại hợp chất khác nhau: Polyethylene và Polycarbonate. Theo các cuộc kiểm tra gần đây cho thấy một loại hóa chất có tên gọi là Bisphnol A có thể ngấm từ nhựa polycarbonate vào trong sữa khi bình sữa được làm nóng ở 100 độ C từ 20 đến 30 phút.

Các nhà sản xuất bình sữa luôn duy trì việc kiểm tra bình sữa nhưng cũng không đưa ra được mức độ chính xác về mức bisphenol A ngấm vào trong sữa từ nhựa bởi vì không ai đun sôi sữa trước khi cho trẻ bú. Các nhà sản xuất cũng cho rằng trẻ em đã được bú bình nhựa polycarbonate từ hơn 30 năm nay mà chưa có bất cứ chứng minh nào chất Bisphenol A gây độc hại cho trẻ. Cả Cục quản ly thực phẩm và dược của Mỹ và Hiệp hội các nhà sản suất sản phẩm đều cho biết bình sữa làm ấm đến nhiệt độ trong phòng thì là an toàn cho trẻ.

Vậy các bà mẹ nên làm gì?

Trước hết, các bà mẹ không nên giữ sữa trong bình nhựa. Chỉ cho nước vào bình trước khi cho trẻ uống và bỏ phần thừa nếu còn. Thứ 2 làm theo hướng dẫn của Cục quản lý thực phẩm và dược và không cho sữa vào bình nước quá nóng. Nếu các bà mẹ không thích sử dụng bình polycarbonate, thì sẽ có 2 sự lựa chọn: bình thủy tinh hoặc bình tái chế không chứa chất Bisphenol –A. Lựa chọn các phụ kiện đi kèm Các phụ kiện đi kèm hiện đại sẽ dễ dàng làm sạch, làm ấm và khử trùng. Túi cách nhiệt sẽ giữ nhiệt độ cho bình sữa ngay cả khi bạn đang đi trên đường hoặc chỉ đi công viên.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Bé dưới 2 tuổi có cần đồ chơi không?



Khi được được đặt câu hỏi “Có nên mua đồ chơi cho bé từ 0 – 2 tuổi?” Hầu hết các phụ huynh thường trả lời “Không, do bé từ 3 tuổi trở lên mới biết chơi”.
Theo các chuyên gia từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh như phản ứng với âm thanh, thích đưa vật vào miệng, chơi với các ngón tay và thích soi gương,…
Quá trình phát triển của bé là một quá trình học hỏi không ngừng. Bé sẽ học hỏi thông qua việc chơi đùa, từ các hoạt động đơn giản như cầm, nắm, với lấy các đồ vật đến việc phân biệt màu sắc, các vật liệu khác nhau.Đó là lý do tại sao ở Mỹ 80% phụ huynh cho bé dưới 2 tuổi tiếp xúc với đồ chơi và màu sắc.
Một số lưu ý khi lựa chọn đồ chơi cho bé
1.    Tính an toàn
Đồ chơi phải có nguồn gốc rõ ràng và phải có các chứng nhận về an toàn sản phẩm như:
- Nguyên vật liệu sử dụng: phải được kiểm định an toàn và ko gây ra các tổn thương cho bé trong quá trình chơi.
- Độ lớn của âm thanh vừa phải: Ống tai của trẻ nhạy cảm hơn so với người lớn. Các bậc cha mẹ có thể đánh giá sai về âm lượng, cho rằng các món đồ chơi với âm lượng càng lớn sẽ càng tốt để gây sự chú ý của bé hoặc ru bé ngủ. Điều này sẽ gây nguy cơ giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Có thể vệ sinh được dễ dàng: Đồ chơi phải giặt hoặc rửa được để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ khi tiếp cận với bé.
Sản phẩm giúp bé học màu sắc, phương tiện giao thông, các nhân vât, học số,… Không chỉ vậy, các bộ phận còn có thể tháo rời để ba mẹ vệ sinh dễ dàng.
2. Tính giáo dục
Từng chi tiết trên món đồ chơi phải là 1 công cụ hỗ trợ đắc lực cho phụ huynh, giúp bé phát triển toàn diện về Thể Chất – Tư Duy và Xã Hội.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TƯ DUY
- Đồ chơi phải được thiết kế để bé có thể chơi cùng bạn bè để tăng khả năng giao tiếp.
- Có độ khó vừa phải để khi bé hoàn thành sẽ cảm thấy tự tin về bản thân mình.
- Ngoài ra, 1 món đồ chơi tốt phải tích hợp các bài học cơ bản để bé có thể vừa chơi vừa học.
Bộ đồ chơi xếp hình có thể giúp bé học số, hình dáng, màu sắc, tên đồ vật và khả năng tư duy. Đặc biệt bé có thể đem theo bất kỳ đâu.
3. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Các loại đồ chơi có thể trở thành người bạn thân và giúp trẻ thể hiện cảm xúc như buồn, vui, giận,… đóng vai trò rất quan trọng cho trẻ trong việc học cách tương tác hiệu quả với người khác. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ chung và trở thành thành viên hữu ích trong nhóm sau này.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Ghế trẻ em trên ôtô - trang bị an toàn thường bị bỏ qua



Tạo tư thế ngồi thoải mái, duy trì vị trí chắc chắn của bé, ghế trẻ em có thể làm giảm 90% nguy cơ tổn thương của trẻ trong các vụ tai nạn giao thông.


Ở Việt Nam, ghế trẻ em trên ôtô là điều khá lạ bởi mọi người thường không có thói quen hay kinh nghiệm như các nước phát triển. Thậm chí có những người còn để trẻ thoải mái ngồi hàng ghế trước. Ghế ngồi dành riêng cho trẻ là một trong những yếu tố an toàn bắt buộc ở nhiều nước. Khi xe thay đổi tốc độ đột ngột, gia tốc quán tính tạo lực kéo người ngồi trong xe lao về phía trước. Nhanh chóng bị kéo căng, đai an toàn tự động ghìm lại giữ chặt người vào ghế, bảo vệ nạn nhân khỏi bị va đập với các đối tượng phía trước.

Với trẻ không đủ cân nặng hoặc chiều cao, dây đai sẽ không làm việc hiệu quả khi xe gặp tại nạn bởi đai an toàn trên xe hơi được thiết kế dành cho người lớn. Tai nạn xe hơi là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong trẻ em tại Mỹ. Theo thống kê của chính phủ, năm 2009 có 179.000 trẻ bị tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, trong đó 1.000 trẻ tử vong.

Trong điều kiện giao thông của Việt Nam, khá nhiều phụ huynh cho rằng ôtô đi với tốc độ thấp nên chưa coi trọng đến vấn đề an toàn trẻ nhỏ. Thậm chí nhiều người còn bồng, bế hoặc đặt trẻ ngồi trong lòng. Thống kê tại Mỹ, 75% số vụ tai nạn xảy ra trên các tuyên đường chưa phải đường cao tốc và một nửa số vụ tai nạn xe có trẻ em xảy ra khi xe chạy với tốc độ dưới 70 km/h.

Cách bảo vệ trẻ tốt nhất khi đi oto là sử dụng đúng loại ghế trẻ em theo chiều cao và cân nặng. Bridgestone cho biết 90% trẻ tránh hoặc giảm thiểu tổn thương trong các vụ tai nạn nếu sử dụng ghế trẻ em. Khuyến cáo của các tổ chức an toàn, nên sử dụng ghế trẻ em cho tới khi trẻ đủ 12 tuổi, hoặc cao 135 cm.

Ở một số quốc gia, ghế dùng cho trẻ em trên oto thiết kế theo trọng lượng bé và phân làm các nhóm:

Nhóm 0 và 0+: loại dành cho trẻ dưới 13 kg, ghế đặt ngược với hướng ngồi của người lớn và cách xa túi khí. Bởi nếu va chạm xảy ra, tốc độ và lực lúc túi khí bung có thể làm tổn thương. Vị trí an toàn nhất là giữa hàng ghế sau.

Nhóm 1: dành cho trẻ từ 9 đến 18 kg. Loại ghế này có thể đặt cùng chiều hoặc ngược chiều với người ngồi.
Nhóm 2: dành cho trẻ nặng 15 - 25 kg. Nhóm ghế này có thể điều chỉnh, đặt cùng chiều với người ngồi, thường có tựa lưng hoặc tay vịn.

Nhóm 3: sử dụng cho trẻ nặng trên 22 kg. Chúng không có tựa lưng, giống như một tấm đệm dưới, loại ghế này giúp nâng cao vị trí trẻ ngồi để sử dụng đai an toàn của xe.

Với trẻ nặng trên 36 kg nhưng chiều cao thấp hơn 135 cm vẫn nên sử dụng loại ghế nhóm 2 hoặc 3 để đai an toàn làm việc tốt hơn.

Do hầu hết các chi tiết chịu lực của ghế làm từ nhựa do đó không nên dùng ghế quá 6 năm. Bởi theo thời gian sự thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh trong xe sẽ làm nhựa lão hóa, giòn và dễ gãy vỡ.
Bảo Sơn

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Những điều bố mẹ cần chú ý khi mua sữa tắm cho bé


Hầu như mỗi bà mẹ đều đã từng hơn một lần tìm kiếm và chọn lựa sữa tắm cho bé yêu của mình. Dù mỗi người sẽ chọn theo cách khác nhau nhưng tất cả bà mẹ đều muốn đó là loại sữa tắm tốt nhất, an toàn nhất cho bé.
 
Chọn mua loại dành riêng cho trẻ em


Da trẻ em thường mỏng manh và rất nhạy cảm, vì vậy tốt nhất mẹ nên chọn mua loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em. Mẹ nhớ để ý dòng chữ “dành cho trẻ em” trên bao bì sản phẩm để có thể chọn lựa đúng nhé. Mẹ nên chú ý đến xuất xứ của sản phẩm Xuất xứ của sản phẩm phải rõ rang, phải có mã vạch, nơi sản xuất

Dựa vào da của bé 

Da của bé cũng như người lớn chúng ta, có bé da khô, da nhờn, da nhạy cảm… Vậy nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bé là yếu tố đầu tiên mà các mẹ cần chú ý đến khi mua sữa tắm cho con.

Nếu da bé khô thì các mẹ nên chọn mua loại sản phẩm có nhiều kem giữ ẩm. Nếu da bé nhạy cảm với ánh nắng, môi trường thì các mẹ hãy chọn mua sữa tắm có cả thành phần kem chống nắng dành cho trẻ em. Có một số loại sữa tắm đặc biệt thích hợp cho những bé nào bị nhiều rôm sảy, tuy nhiên các mẹ cũng nên cẩn thận thử trước một ít cho bé trước khi dùng toàn thân xem có hợp với da bé không vì nhiều bé tắm không hợp sẽ bị mẩn ngứa.

Dựa vào mùi hương

Sữa tắm cho bé thường có rất nhiều mùi, chủ yếu là mùi hoa quả như: Đào, dưa hấu, táo, cam... Nhưng cũng có những loại chiết xuất từ lúa mạch, giàu dưỡng chất vitamin và loại chiết xuất từ cây nha đam và tinh dầu hoa anh thảo có hương thơm nhẹ nhàng. Ngoài ra còn có nhiều mùi khác như hương hoa, tinh dầu dừa...

Nhưng các mẹ chú ý nên chọn sữa tắm có mùi hương thật nhẹ hoặc có thể không mùi vì hương liệu dù sao cũng từ hóa chất. Chất tạo mùi trong sữa tắm có thể làm bé không thích hoặc dị ứng mùi.