Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

5 điều mẹ cần lưu ý khi chăm bé sơ sinh mùa đông



Mùa lạnh đã về, mùa này được coi là mùa cúm, vì thế mẹ nên lưu ý việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông. Đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm, hạn chế tắm vì sợ bé lạnh, không cho bé ra ngoài tắm nắng vì sợ gió… đều là những sai lầm của mẹ khi chăm trẻ sơ sinh vào mùa đông.
1. Giữ ấm cho bé
Đây là điều quan trọng nhất đểgiữ gìn sức khỏe cho các bé mới sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luônđảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5 đến 37 độ C.
Trong phòng của bé cũng cần duytrì nhiệt độ 25 – 28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa.Mẹ có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho trẻ.
Có nhiều cách để mẹ giữ ấm cho trẻ như quấn khăn, đội mũ, đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ. Nếu bé sinh non thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da.
Tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con đang ấm, lạnh, hay ướt… và kịp thời xử lý.
Ngoài ra, mẹ cần cho trẻ ăn theo nhu cầu, tốt nhất là cho bé bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt của bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa cho bé ăn.
2. Vệ sinh cho bé
Vào mùa đông, các mẹ thường rất ngại tắm cho con vì sợ bé sẽ nhiễm lạnh. Tuy nhiên trẻ sơ sinh cần luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho bé, nhưng vẫn cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ. Khi tắm, lau người cho bé mẹ cần để bé ở phòng ấm, có thể bật máy sưởi.
Không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho trẻ. Ban đêm mẹ có thể cho bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần thay thường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay mẹ lau rửa nhẹ nhàng vùng kín để tránh bị hăm, viêm da bé nhé.
Mỗi lần con nôn, trớ cũng cần phải thay ngay, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩm ướt vì cơ thể trẻ có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.
3. Bảo vệ đường hô hấp cho con
Ngạt mũi là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ.
4. Nếu thấy bé khó thở cần đưa đi khám
Vấn đề hay gặp nhất của bé sơ sinh mùa đông là nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng của các bé còn kém,chưa thích nghi được với môi trường mới. Vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc con.
Những dấu hiệu mẹ cần đưa bé sơ sinh đi khám tại bệnh viện:
- Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.
- Bé sốt cao, ly bì.
- Bé khó thở, bị co giật
- Nôn trớ nhiều
- Vàng da
5. Tắm nắng mùa lạnh
Không phải do mùa lạnh mà mẹ cứ nhốt bé ở trong nhà, bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Vào mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm, do đó tranh thủ những ngày có nắng, mẹ nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn. Mẹ không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại. Ngoài ra mẹ cũng nên tăng cường các thực phẩm có chứa vitamin D cho bé.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Giải quyết những điều mà các mẹ thường thắc mắc sau khi sinh mổ



Vì một số lý do mà nhiều bà mẹ phải lựa chọn cách sinh mổ. Họ thường lo lắng không biết mình phải kiêng cữ những gì sau cuộc phẫu thuật đón bé yêu chào đời.



Mặc gì khi sinh?

Mẹ nên mặc váy, tốt nhất là váy rời để tiện cho việc thăm khám. Một số bệnh viện sẽ phát cho mẹ 1 bộ áo váy ở viện để đảm bảo vệ sinh cũng như thuận tiện cho việc sinh đẻ. Áo ngực thai sản hoặc crop top cũng là lựa chọn tốt của mẹ nếu như mẹ không tự tin vào cơ thể của mình.

Quần áo có thể tạo nên sự phiền toái trong quá trình đi đẻ, vì thế, mẹ chỉ nên mang theo một bộ để mặc trở về nhà sau khi sinh. Thêm một chú ý nữa đó là mẹ nên tiếp xúc da kề da với bé ngay sau sinh, điều này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé, giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử ngay khi chào đời.

Nằm ngủ ở tư thế nào?

Sau cuộc phẫu thuật, thuốc gây mê và thuốc giảm đau hết tác dụng. Những cơn đau ở vết mổ sẽ tiếp tục “hành hạ” bạn, lúc này nếu bạn nằm ngửa sẽ thấy đau đớn hơn. Bạn có thể chọn tư thế nằm nghiêng và kê một chiếc gối mềm sau lưng sẽ thấy thoải mái và giảm được cơn đau.

Bao lâu có thể mang thai lại?

Theo các bác sĩ khoa sản, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ từ 18-23 tháng mới có thai lại. Vì:

- Thời gian để cổ tử cung phục hồi sau khi sinh mổ sẽ dài hơn sinh thường.

- Việc mất máu trong khi sinh mổ cũng khá nhiều, vì vậy bạn cần nhiều thời gian để phục hồi và lấy lại sức khỏe tốt nhất.

 Uống những gì?

Sau khi mổ, sản phụ thường cảm thấy thiếu nước. Vì vậy, nên bổ sung nhiều nước hàng ngày như nước sôi, nước canh, nước hoa quả chứa nhiều vitamin C như: cam, chanh, nho, đu đủ,…

Làm sao để mang thai sau sinh mổ an toàn?
  
Việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang bầu tiếp bạn nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mà mẹ không cần phải lo lắng



Nếu lần đầu tiên làm mẹ, đôi khi bạn sẽ rất lo lắng khi thấy hình dạng bé yêu khi mới chào đời cũng như một số biểu hiện “lạ” của bé. Đôi khi bạn hơi hoảng hốt và cho là điều đó bất thường, nhưng thật ra nó lại rất bình thường. Và để tránh lo lắng vô ích mẹ nên tìm hiểu một số thông tin về những biểu hiện là của bé như:

Đầu to hoặc có bướu


Khi mới sinh đầu bé thường to, tỉ lệ giữa đầu và người của bé thường cao gấp đôi tỉ lệ này ở người lớn. Có những trẻ có bộ tóc dày, nhưng có trẻ lại rất thưa. Một số trẻ có thể bị biến dạng hoặc có bướu trên đầu. Bạn đừng lo ngại, sự biến dạng này sẽ hết sau vài ngày.

Bộ ngực lớn
Một số trẻ sơ sinh, cả bé trai và bé gái, có bộ ngực lớn bất thường. Điều này được gây ra bởi bé đã tiếp xúc với hoóc môn từ mẹ trong suốt thai kỳ. Những điều kỳ lạ này sẽ từ từ biến mất nên ba mẹ không có gì phải lo lắng.

Mọc mụn

Bà Sunsan cho biết có đến 50% trẻ sơ sinh sau 1 tháng chào đời sẽ mọc mụn trứng cá, các nốt mụn này thường nổi ở cằm, má….của trẻ. Mọc mụn là biểu hiện của việc thay đổi hormone của trẻ, các mẹ nên hỏi bác sĩ để lấy thuốc bôi ngoài ra cho trẻ hợp lý. Khi trẻ được 6 tháng tuổi các nột mụn sẽ giảm, nhưng bạn vẫn phải vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh kích ứng mạnh vào các vùng da đã nổi mụn của trẻ.

Mắt bé nhìn ngang
  
Mắt trẻ sơ sinh nhìn ngang là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, bời ban đầu mắt bé vẫn chưa thể phối hợp để điều chỉnh ăn ý với nhau. Các vùng cơ mắt của bé cũng chưa hoàn thiện nên bạn có thể thấy bé hay nhìn chéo, đôi khi bạn cho rằng bé bị lác. Đôi khi mawtsbes mở to và nhìn vào một vật nhưng không hề tập chung. Dấu hiệu mắt bé nhìn ngang sẽ được cải thiên khi bé được 4 tháng tuổi”.


Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

10 sai lầm cha mẹ thường mắc phải



Dưới đây là 10 sai lầm mà những người làm cha mẹ hay mắc phải trong năm đầu tiên nuôi con, kèm theo đó là những giải pháp hữu ích giúp bạn vượt qua những khó khăn này.

Trải qua giai đoạn bầu bí, bạn chính thức “lên chức” cha - mẹ vào ngày con chào đời. Và cũng từ đó những khó khăn mới lại bắt đầu. Kinh nghiệm chăm con, nuôi con còn thiếu sót khiến bạn lúng túng, đôi khi cảm thấy chán nản, mệt mỏi và tự hỏi: “Mình có phải người cha/người mẹ tốt?”. Đừng quá căng thẳng vì hầu như những ai mới làm cha mẹ cũng đều sẽ mắc những sai lầm giống như bạn mà thôi!


1. Lo lắng mọi thứ một cách thái quá

Theo Leon Hoffman, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe cha mẹ và trẻ nhỏ Pacella tại New York (Mỹ), nhiều bậc cha mẹ có phản ứng thái quá trước những hiện tượng bình thường của cơ thể con như: nôn, trớ,...Trong năm đầu tiên có con, họ chỉ lo lắng những thứ nhỏ nhặt như: Con ăn thế đã no chưa? Con khóc nhiều thế này là tốt hay không tốt? Liệu bé có nôn quá nhiều không? Đi ị thế này là quá nhiều hay quá ít?...vv…”

Sự lo lắng của 
cha mẹ là điều hoàn toàn bình thường, nhưng hãy cứ tận hưởng thời gian này, bởi vì các bé có khả năng phục hồi thể chất nhanh hơn là những gì chúng ta nghĩ.

2. Không cho con khóc

Nhiều người cho rằng, làm cha mẹ là không được để con quấy khóc bởi vì khi békhóc tức là chúng ta sai và cần phải sửa lỗi. Nhưng sự thật thì khóc là một trong những hành động rất tự nhiên củatrẻ nhỏ. Dù bé được 
đóng bỉm gọn gàng, được ăn no nhưng vẫn quấy khóc chỉ vì muốn được bạn bế. Đó chính là cách giao tiếp đặc biệt của trẻ khi cần sự dỗ dành, âu yếm của bạn.

Hãy coi quấy khóc như một phần không thể thiếu của trẻ.Nhưng nếu trong vòng một giờ, bé không nín và có biểu hiện sốt, phát ban, nôn mửa, bụng căng phồng, hay bất cứ điều gì bất thường, hãy đưa bé đi tới bệnh viện ngay lập tức. 


3. Đánh thức con dậy để cho bú

Bạn có thể cho con bú vào mọi lúc nhưng nên tránh thời gian đêm khuya. Đã từng có quan niệm sai lầm rằng sữa mẹ không đủ chất nên bé sẽ đói. Nhưng thực tế thì sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng và chỉ cần bú trước giờ đi ngủ, bạn hoàn toàn an tâm bé sẽ có một đêm ngon giấc.

4. Không phân biệt được bé đang nôn hay trớ

Nôn và trớ bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trớ là hiện tượng thức ăn trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hay trong bữa ăn, là hiện tượng sinh lý bình thường trong vòng 6 tháng đầu. Còn nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa ra ngoài và nếu đường tiêu hóa có vấn đề, cứ 30 – 45 phút bé sẽ nôn 1 lần dù có ăn hay không. Vì vậy, việc cần làm lúc này là đưa bé tới gặp bác sỹ để chẩn đoán đúng bệnh.

5. Không chú ý khi trẻ sơ sinh bị sốt

Trong ba tháng đầu, bất cứ khi nào bé sốt trên 380C bạn phải đưa bé đi cấp cứu. Một số bậc phu huynh khi thấy 
con sốt liền cho con uống thuốc cảm. Nhưng đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của bé không được thiết lập để xử lý chính nó khi bị lây nhiễm. Khi cơ thể bé quá nóng, hãy dùng cặp nhiệt độ và đưa bé tới bác sỹ ngay lập tức nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38oC.

6. Không dùng ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ khi đi ô tô

Việc kê thêm ghế ngồi cho trẻ trên xe ô tô thường khá khó khăn cho những ai làm cha mẹ lần đầu. Nhưng bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ người thân hay các cửa hàng bán đồ cho trẻ. Nên nhớ rằng việc có hay không ngồi ghế một cách an toàn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ

7. Lờ đi việc chăm sóc răng miệng cho bé

Nhiều ông bố bà mẹ không nghĩ tới vấn đề răng miệng cho bé mới sinh và khi nhận ra hậu quả thì đã quá muộn. Hãy bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé từ khi con còn nhỏ . Dưới đây là một vài “mẹo” để giúp bạn:

- Khi răng trẻ mới nhú, đừng cho con uống sữa vào giờ đi ngủ. Nó sẽ làm cho răng có nhiều lỗ hổng và dễ bị sâu răng hơn.

- Sử dụng một miếng gạc sạch, ẩm để lau lợi cho bé. Khi bé được 1 tuổi thì dùng bàn chải.

- Quan trọng hơn nữa đó là bổ sung đủ Flo để răng bé phát triển toàn diện. Một số nguồn nước đã có sẵn Flo, nhưng nếu bạn không biết tìm ở đâu, hãy gặp bác sỹ nha khoa để xin tư vấn.

8. Quên mất cuộc sống hôn nhân

Việc vun vén và giữ gìn hạnh phúc bên bạn đời khi có con lần đầu thực sự quan trọng và đáng lưu ý. Khi có con, mối quan hệ của hai bạn sẽ không còn như trước vì mọi sự tập trung đều dành cho bé, nhưng hãy nhớ rằng hai bạn là một cặp vợ chồng và cần phải giữ lửa cho tình yêu của mình.

9. Tranh cãi quá nhiều (hay quá ít) trước mặt con

Một đứa bé 3 tháng cũng có thể hiểu được cảm xúc của bạn nên nếu muốn tranh cãi trước mặt con, hãy tự hỏi mình: Điều đó có đáng sợ không? Nó có xảy ra thường xuyên không? Cảm xúc của bạn trong “cuộc chiến” đó như thế nào?... Trong cuộc sống vợ chồng, đôi khi không thể tránh khỏi những mâu thuẫn hay to tiếng nhưng cả hai cần phải biết kiểm soát bản thân để không gây ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng tiêu cực tới chính bạn đời và con cái.

10. Quá tin vào những lời khuyên

Sai lầm của các bậc phụ huynh là tìm lời khuyên ở những nơi không đáng tin cậy. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo trước “biển” thông tin về nuôi dạy con hiện nay. Hãy đảm bảo chắc chắn đó là một nguồn uy tín để tham khảo, phục vụ cho việc nuôi con cũng như làm tròn bổn phận của một người cha, người mẹ.