Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Mua con đồ chơi, cũng cần mẹ khéo

Mua đồ chơi gì vừa giúp bé giải trí lại còn "tranh thủ" phát triển trí thông minh, không phải chị em nào cũng biết.

Muốn trẻ vừa chơi đồ chơi lại vừa thông minh là mong muốn làm "đau đầu" rất nhiều bà mẹ trẻ. Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại đồ chơi khác nhau khiến người lớn chúng ta mỗi khi muốn chọn mua cho bé lại phải 'hoa mắt' vì đủ các kiểu dáng, thể loại. Có chị em lựa chọn ô tô, rô bốt, cũng có mẹ lại yêu thích cho bé chơi đồ hàng, búp bê...



Tuy nhiên, đồ chơi hóa ra không phải chỉ có tác dụng giải trí. Trẻ con học qua lúc chơi. Do đó, nếu thông minh lựa chọn, mẹ hoàn toàn có thể 'một công đôi việc'. Vừa cho con chơi, lại đồng thời dạy con, giúp bé phát huy trí não. Có những kết quả rất bất ngờ về tác động của trò chơi với các khối hình lên trí thông mình của trẻ. Các mẹ đã biết điều này chưa?

Từ câu chuyện của một bé mẫu giáo

Giống như các bé học mẫu giáo khác, bé An An có thể xác định hầu hết tất cả các loại khối hình học và khả năng điều khiển tay khá thành thạo. Nếu mẹ bé đưa cho bé xem một hình chữ nhật hoặc hình vuông, bé có thể bắt chước và vẽ theo giống hệt. Tương tự như vậy khi mẹ bé chỉ cho bé xem các hình khối khác, bé có thể vẽ theo một cách dễ dàng. An cũng có khả năng tốt trong việc nhận biết mặt chữ, biết viết theo các nét chữ cơ bản theo nét chữ mẫu của mẹ cùng một khả năng tìm kiếm, xác định đồ vật đặc biệt tốt trong độ tuổi của bé.


Câu chuyện này nói lên điều gì với các mẹ? Kết quả của một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng tư duy về các khối hình và không gian cùng khả năng vận động thuần túy của tay chân, ánh mắt đặc biệt giúp những đứa trẻ cùng lứa tuổi như An An có thể học tốt trong các môn như tập đọc và toán học.

Đến kết quả của một cuộc nghiên cứu mới mẻ

Claire Cameron (Mỹ), một chuyên gia về trẻ em là người khởi xướng một cuộc nghiên cứu thú vị đối với các bé trong độ tuổi mẫu giáo và đã đạt được những kết quả hết sức bất ngờ. Cô tiến hành khảo sát trên 200 em bé nước Mỹ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi và theo dõi diễn tiến của cuộc khảo sát khi các bé vào học tiểu học. Kết quả ban đầu chỉ ra rằng các khả năng đơn giản như biết xếp đúng hay vẽ lại đúng một khối hình dự báo cho khả năng tư duy toán học và tập đọc của trẻ.

Theo báo cáo của các chuyên gia trong cuộc khảo sát kể trên những trẻ em sớm được luyện tập vẽ theo các đường thẳng, sao chép bắt chước các hình vuông, tròn, tam giác.... và rèn luyện khả năng tư duy liên quan đến các khối hình có khả năng học giỏi toán hơn những trẻ khác. Có rất nhiều lý do để lý giải cho hiện tượng này.

Tác dụng của những khối hình

Khi trẻ cố gắng sao chép một khối hình phức tạp, trẻ buộc phải tự liên tưởng đến các khối hình học không gian. Những khi bé chơi với các khối hình, xếp hình vào ô hay vẽ hình theo mẫu là khi khả năng tư duy logic của trẻ được mát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra có rất nhiều bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa khả năng liên tưởng hình học trong không gian và khả năng toán học của các bé.

Claire Cameron tiến hành tiếp một cuộc khảo sát thú vị khác cho các bé từ 6-8 tuổi để khẳng định kết quả nghiên cứu ở trên. Cô chia các bé thành hai nhóm khác nhau và cho chơi 2 trò chơi khác nhau trước khi làm một bài tập toán. Nhóm đầu tiên được chơi trò giải đố ô chữ và nhóm thứ hai được chơi trò với khối hình. Sau 40 phút cô để hai nhóm giải một số bài tập toán. Kết quả rất thú vị: Các bé giải đố ô chữ không hoàn thành tốt bài tập bằng các bé chơi xếp hình.

Có lẽ kết quả này cho thấy một điều rằng hầu hết chị em chưa hiểu được hết ý nghĩa của khả năng vận động cơ bản như sao chép hay bắt chước của trẻ nhỏ. Những vận động đơn giản kết hợp tay - mắt không những giúp trẻ thành thạo với những bộ môn thủ công tại trường mà còn có tác động lâu dài về khả năng suy nghĩ và học hỏi của trẻ sau này.

Chơi với các khối hình còn giúp trẻ tăng cường khả năng ngôn ngữ của mình. Đó cũng là một cách thay thế hiệu quả cho việc chỉ ngồi xem tivi và các chương trình truyền hình khác. Thậm chí đó còn là tiền thân của suy nghĩ và ngôn ngữ. Trẻ em lớn hơn thì sẽ bắt đầu bịa ra những câu chuyện hoặc kịch bản cho những đồ vật này.

Có những điều hết sức đơn giản của trẻ nhỏ nhưng nếu cha mẹ lưu tâm và để ý trau dồi, luyện tập, bé hoàn toàn có thể có những sự khác biệt và thông minh hơn các mẹ nghĩ đấy. Khi mua đồ chơi cho con, mẹ hãy lưu tâm đến những món đồ xếp hình đơn giản nhé. Đồ chơi nhỏ, tác dụng lại lớn vô cùng.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/mua-con-do-choi-cung-can-me-kheo.html

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

THUÊ ĐỒ CHƠI CHO CON: Coi chừng 'rước bệnh'!

Với tâm lí "đồ rẻ nhanh hỏng, đồ đắt tiếc tiền", nhiều phụ huynh đã chọn dịch vụ thuê đồ chơi cho con. Để tạo sự tin tưởng, các cửa hàng quảng cáo cho thuê đồ chơi của các thương hiệu nổi tiếng, rất an toàn và đảm bảo chất lượng..., tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, phụ huynh cần tỉnh táo để tránh “rước bệnh” cho con.

Trong vai phụ huynh cần thuê đồ chơi cho con, chúng tôi đến một shop cho thuê đồ chơi ở Q.Gò Vấp, Tp.HCM, Vân - nhân viên bán hàng ở đây nói: “Trẻ vốn cả thèm chóng chán, mỗi giai đoạn phát triển của bé chỉ phù hợp với những loại đồ chơi nhất định nên rất lãng phí khi mua đồ chơi với giá cao. Dịch vụ này hiện rất hút khách, chúng em lấy hàng về không đủ khách thuê”. Vừa nói, Vân vừa giới thiệu cho chúng tôi đủ loại đồ chơi cho trẻ từ một-sáu tuổi như: xe đẩy, xe lắc, xe đạp, máy bay, cầu tuột, đồ chơi mô hình, xếp hình trí tuệ, ô tô, nhà banh…


Vân cho biết, đa số đồ chơi cho thuê đều bền, đẹp, xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật… nhưng cũng có một số loại từ Trung Quốc. Tùy theo món đồ chơi, mức đặt cọc và giá thuê khác nhau. Ví dụ: ô tô điện của Trung Quốc giá gốc hơn ba triệu, giá thuê khoảng 120.000đ/tuần, đặt cọc một triệu đồng, kèm CMND photo; cầu tuột giá 3,2 triệu đồng, cho thuê 100.000đ/tuần…; nôi rung nhạc của Mỹ giá hơn một triệu đồng, một tuần cho thuê 70.000-80.000đ; xe tập đi của Mỹ có giá thuê 30.000đ/tuần… Nếu thuê thời gian vài tháng, giá sẽ thấp hơn.

Thuê đồ chơi có đảm bảo vệ sinh không? Vân khẳng định: “Bên em áp dụng nghiêm ngặt quy trình diệt khuẩn đồ chơi, nhằm đảm bảo trẻ được tiếp xúc với những đồ chơi an toàn và chất lượng nhất. Trước khi chị thuê và sau khi chị trả, cửa hàng sẽ khử trùng kỹ”.

Anh Minh Tú, chủ một của hàng cho thuê đồ chơi trẻ em ở Q.Tân Bình, Tp. HCM cho biết: “Hiện nay, dịch vụ cho thuê chỉ bỏ qua những hư hỏng nho nhỏ như sứt chỉ, mẻ góc, trầy trụa, thú bông hoa lá đính kèm bị bứt tung…, còn đối với những trường hợp bị bể, tắt tiếng, rách nát hoặc không hoạt động thì căn cứ vào hợp đồng, sẽ trừ tiền của khách tùy theo mức độ thiệt hại. Nếu thuê từ tháng thứ hai cửa hàng sẽ giảm giá cho khách 20%, tháng thứ ba là 30%”.

Trên các trang mạng, dịch vụ “cho thuê đồ chơi trẻ em” thu hút đông đảo sự chú ý của các bậc cha mẹ, tuy nhiên vấn đề nguồn gốc chất liệu và vệ sinh đồ chơi khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Nick name Xuanxuan chia sẻ: Không phải cửa hàng cho thuê đồ chơi nào cũng chọn những nhãn hàng có tên tuổi, chất liệu an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không ít loại đồ chơi sử dụng chất phthalates để nhuộm màu, nếu trẻ sử dụng sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm độc. Chưa kể, với tâm lý “của chung” nên việc giữ gìn và vệ sinh đồ chơi ít được quan tâm, vô tình đồ chơi trở thành nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 Tp.HCM, với đồ chơi dùng chung, không ai có thể đảm bảo sẽ được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn khi đến tay bé khác. Nếu đồ chơi không an toàn, trẻ có thể nhiễm bệnh tay chân miệng, dị ứng… Do đó, khi đi thuê đồ chơi, phụ huynh cần lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu không độc hại. Các mẹ nên hạn chế chọn đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có mùi bất thường… Cách tốt để giữ sức khỏe bé là cho bé chơi những đồ chơi hợp vệ sinh, phụ huynh cần làm sạch bằng xà bông và khử trùng trước khi cho bé chơi.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/thue-do-choi-cho-con:-coi-chung-ruoc-benh.html

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vệ sinh bình sữa để bảo vệ sức khỏe bé yêu

Các bà mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh bình sữa cho con, thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng vấn đề và thực hiện theo phương pháp đúng đắn. Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa không đúng cách sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Môi trường xung quanh nhiều bụi và vi khuẩn dễ khiến cho các vật dụng của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những vật dụng liên quan đến việc ăn uống của trẻ như bình sữa, muỗng, thìa, tô, chén... bị nhiễm bẩn. Việc vệ sinh bình sữa và các dụng cụ khác trở nên vô cùng quan trọng vì trong 6 tháng đầu hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Các mẹ cần lưu ý vấn đề khử trùng bình sữa của bé trước khi cho con bú, kể cả đối với bình vừa mới mua về.

Vệ sinh bình sữa

Khi sử dụng bình sữa lần đầu, các mẹ cần phải vệ sinh bình sữa bằng cọ và nước xà phòng, vì là mới mua về nên các mẹ nhớ phải cọ rửa cho thật kĩ. Tiếp theo, bỏ bình sữa ngập trong nước đang đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút. Lưu ý không nên để bình sữa chạm vào thân nồi vì thân nồi rất nóng có thể gây nóng chảy, biến dạng bình. Sau đó vớt bình ra và phơi dưới nắng thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.

Dụng cụ vệ sinh bình sữa


Đối với bình sữa bé đã bú nhiều lần, sau mỗi lần bú các mẹ cũng phải rất cẩn thận trong khâu vệ sinh. Sau khi cọ rửa thật sạch sẽ thân bình và núm vú bằng nước lạnh (lưu ý cần phun nước qua đầu núm nhiều lần để đảm bảo lỗ núm cũng phải thật sạch), các mẹ bắt đầu quá trình khử trùng bình. Việc khử trùng bình có thể thực hiện bằng các cách sau:

Vệ sinh bình sữa

1. Bằng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội (clo): Tuy sẽ tốn nhiều thời gian (hơn 30 phút) và để lại mùi dễ khiến bé khó chịu, nhưng đây là một phương pháp tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo.
2. Đun sôi: Tuy rẻ tiền nhưng dễ khiến bình giảm chất lượng và có thể phóng thích độc tố từ nhựa có trong bình.
3. Tiệt trùng bằng hơi nước trong các loại máy tiệt trùng (được bán trong các cửa hàng mẹ và bé): Phương pháp này khá được ưa chuộng vì máy hấp sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 – 15 phút) và nhiệt độ nhất định, chất lượng bình cũng được đảm bảo.
4. Tiệt trùng bằng lò vi sóng: Phương pháp này cũng nhanh, gọn, thời gian và nhiệt độ ổn định, tuy nhiên không áp dụng được với loại bình bằng thủy tinh.

Vệ sinh bình sữa để bảo vệ sức khỏe bé yêu

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng được khuyên chỉ nên khử trùng kĩ trong 6 tháng đầu đời của bé, vì nếu làm nhiều hơn ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; Bên cạnh đó, sau 6 tháng bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới và có thể cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng, tất nhiên là mẹ không thể nào khử trùng mọi thứ xung quanh bé được, mà điều cần làm là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường và những vật dụng, đồ chơi bé hay cầm nắm, hay tiếp xúc.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/so-sinh/ve-sinh-binh-sua-de-bao-ve-suc-khoe-be-yeu.html

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Dùng phấn rôm đúng cách cho bé yêu nhà mình

Mùa hè thời tiết nắng nóng bé hay bị rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu. Các mẹ đã chuẩn bị phấn rôm cho bé yêu nhà mình chưa?


Hiện nay 100% các mẹ đều dùng phấn rôm cho bé sau khi tắm để bé không bị rôm sẩy. Nhưng rất ít các mẹ quan tâm đến việc sử dụng phấn rôm cho bé đúng cách và an toàn.

Theo các chuyên gia chăm sóc da cho bé thì khi bé bị rôm sảy, các mẹ thường nghĩ là do bé nóng ở trong nên phát ra ngoài bằng những rôm ngứa và chỉ cần bôi phấn rôm là khỏi, nhưng điều đó chưa hẳn là đúng.

Nếu rôm xuất hiện do thời tiết nắng nóng thì sẽ hết ngay nếu đang nóng có một trận mưa rào làm cho nhiệt độ hạ xuống, hoặc chỉ cần cho bé vào phòng có nhiệt độ mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé là hết rôm ngay. Nếu bôi phấn rôm quá nhiều còn làm che bít lỗ chân lông của bé, mồ hôi không thoát được ra sẽ làm tình trạng rôm sảy càng nặng hơn.

Khi chọn mua phấn rôm cho bé mẹ nên đọc kỹ các thành phần ghi trên nhãn hộp để đảm bảo an toàn sức khỏe   Một số loại phấn rôm có chứa cả những hoạt chất có hại như etylen oxit, một chất dùng trong sản xuất công nghiệp và khử trùng các thiết bị y tế. Ở liều lượng nhất định etylen nozit có thể dẫn đến tổn thương phổi, gây cảm giác buồn nôn, nôn và thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Mẹ cũng nên lưu ý khi dùng phấn rôm, vì bụi từ phấn rôm có thể ảnh hưởng đến phổi của bé. Nếu muốn dùng phấn rôm cho bé, nên chọn hộp đựng phấn rôm sẽ hạn chế tình trạng phấn rơi vãi trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hướng dẫn sử dụng phấn rôm cho bé an toàn.

Nếu dùng phấn rôm cho bé, chỉ nên dùng cho vùng mông hoặc lưng của bé, không nên dùng ở phần cơ quan sinh dục hay cổ vì vị trí này gần mũi và mồm của bé, là nguyên nhân khiến cho bé dễ hít vào bột phấn, có thể gây các bệnh đường hô hấp.

Không nên thoa trực tiếp phấn rôm lên cơ thể bé mà nên đổ một ít phấn rôm lên tay và thoa đều lên tã của bé. Chú ý những vùng da gấp vì phấn rôm dễ bị tích tụ ở những chỗ này.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ nên chọn phấn rôm của các hãng sản xuất có uy tín và được nhiều mẹ tin dùng.

Mặt Trời Bé chuyên cung cấp các sản phẩm phấn rôm cho bé của những nhãn hàng quen thuộc với các mẹ như Johnson, Bubchen…Đến với chúng tôi mẹ hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng và không cần lo lắng về sức khỏe của bé.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/dung-phan-rom-dung-cach-cho-be-yeu-nha-minh.html

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Chọn phấn thơm cho làn da của bé

Các bác sĩ đều khuyên: “Đối với làn da nhạy cảm của trẻ em bạn nên sử dụng phấn thơm để tạo cảm giác mát mẻ khô ráo và thoải mái cho làn da của bé”.


Phấn hiện được chia làm ba loại cơ bản: phấn thơm, phấn thơm hút ẩm và phấn thuốc (phấn rôm).

Thành phần chứa trong phấn thơm chủ yếu là bột Talc (loại bột đá khoáng hay còn gọi là bọt biển) nguyên chất với hương thơm tự nhiên tạo cảm giác khô ráo cho bé. Phấn thuốc có bổ sung thêm hoạt chất kháng khuẩn Cholorhexidine HCL giúp điều trị ngứa ngáy do rôm sẩy và chất Zinc Oxide giúp ngăn chặn vi khuẩn gây rôm sẩy. Phấn hút ẩm được điều chế từ tinh bột bắp vì có độ hút ẩm mạnh ngăn chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu phấn thơm để bạn lựa chọn và nhiều nhất là các sản phẩm nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm của mỗi nhãn hiệu đều có một nét riêng, dễ phân biệt nhất đó là ở hương thơm. Phấn nhãn hiệu Pureen có ba loại: phấn thơm, phấn thuốc và phấn thơm hút ẩm đều mang hương thơm nhẹ nhàng của thảo mộc.

Loại phấn thơm Johnson’s Baby mới ngoài thành phần bột Talc cao cấp còn chứa hương thơm tự nhiên chiết xuất từ hoa cúc và hoa oải hương. Hương thơm nhẹ nhàng của hai loại hoa này giúp mang đến cảm giác êm ái, mát mẻ.

Phấn rôm Lander của Mỹ lại có hương thơm mạnh, lâu phai, hạt phấn khá mỏng, dễ tan giúp da sạch mịn màng, khô ráo.

Phấn thơm Pigeon của Nhật ngoài thành phần bột đá khoáng còn bổ sung thêm dầu jojoba và hương hoa thiên nhiên, làm da mát mẻ.

Khi sử dụng phấn thơm, bạn chú ý chỉ sử dụng với lượng vừa phải, tránh xa vùng mắt bé. Nên dùng sau khi tắm bé, và phải lau thật khô trước khi thoa để tránh cho phấn bị vón cục và da sẽ bị rít.

Phấn cũng là loại mỹ phẩm nhạy cảm, có thể bị kích ứng nếu không hợp nên trước khi dùng bạn nên thoa thử trên lòng bàn tay của bé trước khi thoa ở những vùng nhạy cảm khác.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-phan-thom-cho-lan-da-cua-be.html

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Tiêu Chí Chọn Xe Đẩy Em Bé

Xe đẩy giúp bạn không phải bế bé mỗi khi đi dạo chơi và là công cụ trợ giúp đắc lực và tiện lợi để bạn mang bé theo khi đi xa nhà.


Trên thị trường, xe đẩy em bé có xuất xứ khá đa dạng. Các sản phẩm từ Trung Quốc có giá thấp, dao động từ 950.000 – trên 1 triệu đồng/sản phẩm nhưng không phải là sản phẩm được ưa chuộng nhất vì những nhược điểm như: chất liệu vải đệm ít thấm mồ hôi và kém êm ái, bộ khung chưa tạo cảm giác chắc chắn an tâm, một số sản phẩm nặng và kém cơ động.

Bên cạnh đó, những sản phẩm của Maclaren, Lucky baby, Farlin, Baby Planet, Cool Kids… xuất xứ từ Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan có giá dao động từ 2 – 10 triệu đồng cũng được bán khá nhiều tại các cửa hàng dành cho trẻ em.

Trước hàng loạt sản phẩm xe đẩy có trên thị trường, nhiều người không khỏi băn khoăn khi muốn mua một chiếc cho bé yêu của mình. Bạn nên lưu ý những điểm sau:

An toàn: Kết cấu xe phải chắc chắn giúp em bé có thể nằm hoặc ngồi thoải mái trên xe. Bánh xe cần có bộ phận thắng an toàn để có thể giữ cho xe không tự chuyển động khi bạn dừng lại. Ngoài ra, bánh xe phải có hệ thống giảm xóc tốt và phần đệm bé ngồi, nằm êm ái cùng với dây đai bảo vệ chắc chắn.

Cơ động và tiện lợi: Bạn nên chọn chiếc xe có thể gập gọn và tháo ra dễ dàng, để mang, xách đi khắp nơi. Xe đẩy dành cho em bé còn nhỏ (dưới 1 tuổi) nên có tính năng đẩy 2 chiều để bé an tâm khi luôn nhìn thấy cha/mẹ.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/tieu-chi-chon-xe-day-em-be.html

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Chọn xe đạp theo độ tuổi cho bé

Đi xe đạp là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con. Trên thị trường có rất nhiều loại xe để bạn lựa chọn. Bạn có thể căn cứ vào độ tuổi của con mình để lựa chọn cho bé một chiếc xe đạp phù hợp.

Bé từ 10 tháng đến 1 tuổi rưỡi

Dòng xe đạp ba bánh có thiết kế ngộ nghĩnh và tiện dụng với chỗ để chân và cần đẩy, phù hợp cho những bé đã ngồi vững (Khoảng 10 tháng trở lên). Những em bé trong độ tuổi này thường chưa tự mình đạp xe được, vì vậy cha mẹ nên đặt trẻ ngồi vào xe và đẩy bé đi dạo trong xóm hoặc trong công viên, tạo sự thích thú cho bé với thế giới xung quanh. Xe cũng thường được gắn mái che nắng, mưa và một giỏ đựng đồ phía sau để bạn chứa những đồ dùng của bé khi đi ra ngoài.

Khi bé lớn hơn và đủ cứng cáp để đạp xe một mình, bạn có thể tháo phần để chân và cần đẩy ra là bé đã có một chiếc xe đạp ba bánh gọn nhẹ.

Bé từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi

Nếu bé đã được hơn 1 tuổi rưỡi bạn mới quyết định sắm xe đạp cho bé thì chỉ cần chọn một chiếc đạp ba bánh gọn nhẹ. Mục tiêu hàng đầu của bạn khi mua xe đạp cho bé là sự an toàn và thoải mái với trẻ. Khi mua xe cho trẻ, bạn hãy lưu ý một vài điều sau:

- Nên đưa bé đi chọn xe cùng để đảm bảo là bé thích kiểu dáng của chiếc xe đó.

- Có rất nhiều xe đạp trẻ em bị nhà sản xuất làm lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé nhà bạn không thể đạp được cả vòng. Bạn cũng cần đảm bảo khi ngồi trên xe, chân bé có thể đặt thoải mái trên bàn đạp, không bị với quá mà cũng không phải co gập chân khiến bé bị mỏi.

- Khi mua xe cho bé, bạn nên chú ý kiểm tra độ chắc chắn và an toàn của khung xe, bàn đạp, bánh xe...

- Mua những chiếc xe đạp trẻ em với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị cồng kềnh nơi cất giữ.



Bé trên 3 tuổi

Bé từ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng loại xe đạp chạy bằng xích và có gắn bánh phụ đằng sau. Với bé 3-4 tuổi, bố mẹ nên chọn mua xe có đường kính bánh xe khoảng 30 cm. Bé từ 4 đến 6 tuổi thì đường kính bánh xe cỡ 40 cm, 6-8 tuổi là 50 cm và 8-10 tuổi là 60 cm.

Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp với tất cả mọi người là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Bạn có thể nhở người bán xe hoặc tự mình điều chỉnh độ cao của yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé.

Bạn cần giúp bé tập làm quen với chiếc xe này. So với xe đạp ba bánh, xe chạy bằng xích nặng hơn và không đạp lùi được, vì vậy bé có thể lúng túng khi lần đầu điều khiển xe. Bé cũng cần làm quen với phanh tay và làm chủ tốc độ. Khi bé đã điều khiển thành thạo chiếc xe này, bạn hãy tháo dần từng bánh phụ phía sau để bé tập giữ thăng bằng.

Việc tập xe đạp đôi khi không tránh khỏi bị ngã và thương thích, vì vậy hãy trang bị một chiếc mũ bảo hiểm loại nhẹ và miếng bảo vệ đầu gối, khuỷu tay để giữ an toàn cho trẻ.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-xe-dap-theo-do-tuoi-cho-be.html

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Những lưu ý về đồ chơi nhồi bông cho trẻ

Những món đồ chơi nhồi bông lúc nào cũng thật dễ thương và ấm áp. Nhưng liệu rằng chúng có an toàn cho bé?



Thị trường đồ chơi ngày nay rất đa dạng và phong phú, từ robot, búp bê đến đồ chơi lắp ráp, xếp hình với đủ lọi mẫu mã, chất lượng. Nhưng làm thế nào để chọn được những món đồ chơi vừa phù hợp vừa an toàn cho trẻ? Sau đây là những tiêu chí mà bạn có thể tham khảo khi mua sắm đồ chơi nhồi bông cho bé yêu.

Trước tiên là mắt, và sau đó là mũi của thú bông. Kiểm tra cẩn thận các bộ phận bằng nút, cườm, và các vật thể nhỏ khác mà có thể rơi ra (hoặc trẻ có thể nuốt được). Tương tự với quần áo, phụ kiện và những vật trang trí khác trên thú bông. Cần lưu ý rằng: bất cứ thứ gì được dán hay khâu đều có khả năng rất cao lọt vào miệng bé.

Hãy chú ý đến những sợi kim loại. Kiểm tra tai, chân, đuôi (và bất kì chỗ nào khác) để chắc rằng món đồ của bé không có sợi kim loại. Thậm chí khi các sợi dây được che phủ bởi lớp lông, nó cũng có thể rơi ra và làm tổn thương con bạn.

Tránh xa các loại sợi. Những thứ dây nhợ như tóc, ruy băng, dây buộc dài hơn 6 inches (khoảng 13cm) cần phải loại bỏ khỏi đồ chơi của bé.
Kiểm tra kết cấu sản phẩm. Những đường khâu phải thật chắc chắn để đảm bảo các bộ phận của chú thỏ bông không dễ bị rơi ra.

Chắc rằng món đồ chơi ấy có thể giặt tấy được. Một điều cần lưu ý là những món đồ chơi gấu bông này thường rất dễ bị bẩn (rất nhiều bụi và vi khuẩn ẩn nấp trên bộ long của chúng). Bạn nên chọn những món đồ chơi có thể giặt và sấy dễ dàng. Nếu con bạn rất thích món đồ chơi ấy và không chịu rời xa chúng thậm chí một giây thì hãy cân nhắc đến việc mua một cặp như vậy để tránh chúng khóc thét lên vào ngày giặt giũ.

Chống lại bụi bẩn. Ngoài việc thú bông ẩn chứ rất nhiều vi khuẩn, chúng còn là nơi tích tụ bụi bẩn. Đôi khi đó lại là nguyen nhân làm cho bệnh dị ứng hay hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Các tốt nhất để giảm thiểu bụi trên thú bông là giặt và sấy định kì, sau đó thì bỏ chúng vào túi nhựa và cho vào tủ lạnh!

Đừng đặt đồ chơi vào củi của trẻ. Đặt những con thú nhồi bông vào củi thì trông thật dễ thương nhưng chúng lại có thể làm con bạn nghẹt thở. Vì vậy hãy giữ những món đồ chơi ấy bên ngoài.

Chúc các mẹ có thể chọn cho con mình những thú nhồi bông tốt nhất cho con mình.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/nhung-luu-y-ve-do-choi-nhoi-bong-cho-tre.html

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Hướng dẫn chọn xe đạp 3 bánh phù hợp cho bé

Để lựa chọn xe đạp 3 bánh vừa ý cho bé là điều không dễ đối với ba mẹ. Dưới đây là một số hướng dẫn lựa chọn kiểu dáng, mãu mã xe đạp phù hợp với bé.

Một tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với chiếc xe đạp 3 bánh. Mục tiêu hàng đầu của mẹ khi mua xe đạp 3 bánh cho bé là sự an toàn và thoải mái với trẻ.


Chọn mua xe đạp 3 bánh an toàn và thoải mái cho bé

Dạy trẻ làm quen và dạy trẻ cách điều khiển xe đạp 3 bánh là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con và còn là cột mốc của sự phát triển của trẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại xe đạp 3 bánh để mẹ lựa chọn.

Khi chọn mua xe đạp 3 bánh cho bé nhà mình, mẹ nên đưa bé đi chọn để bé thử xe xem có ngồi thoải mái hay không.Trong quá trình đi tìm mua xe đạp 3 bánh cho bé thì mẹ nên xem xét kỹ lưỡng tránh mua phải xe bị lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé nhà bạn không thể đạp được cả vòng.

Khi bé nhà bạn đã đủ  một tuổi rưỡi thì mẹ nên cho bé làm quen với xe đạp 3 bánh 3 bánh vì đó là ngưỡng tuổi rất tốt để cho bé học cách đi. Mới đầu, bạn có thể sắm cho bé nhà bạn một chiếc xe ba bánh điện tử để bé tập giữ thăng bằng. Ở độ tuổi này, phần đa các bé chưa thể kết hợp nhiều động tác một lúc nhất là học cách đạp xe nên bạn mua xe cho con bạn không cần bàn đạp cũng được. Công việc của bé chỉ là ngồi lên xe và kéo lê chân theo.

Xe đạp 3 bánh giúp bé học cách giữ thăng bằng

Xe đạp 3 bánh có thể giúp bé tập làm quen với việc cầm ghi-đông xe, đi càng xa càng tốt, tập vòng trái, vòng phải. Kỹ năng cầm ghi-đông giữ thăng bằng rất quan trọng để sau này bé có thể điều khiển xe một cách dễ dàng khi đã quá quen với xe rồi. Ngoài ra, chiếc xe 3 bánh thường nhỏ và dễ điều khiển, giúp bé giữ thăng bằng mà không bị ngã. Con nít vốn chóng chán, khó có thể ngồi lâu trên yên xe. Mua những chiếc xe đạp 3 bánh cho bé với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị cồng kềnh nơi cất giữ.

Sau đây là một số mẫu xe đạp 3 bánh cho bé để các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cho các bé nhà mình.

Những chiếc xe đạp 3 bánh phù hợp với bé từ 18 tháng tuổi

Khi mua xe đạp 3 bánh cho bé, bạn nên chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng độ bền của khung xe hay chất lượng và an toàn của bàn đạp, bánh xe… Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp 3 bánh với tất cả mọi người là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi ngồi trên xe thì các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho phù hợp với chiều cao của bé

Việc chọn mua xe đạp 3 bánh cho bé phù hợp với bé là rất quan trọng, để bé tập đi và tập làm quen với cân bằng, và vui chơi thỏa thích nữa, nếu bé nhà bạn còn nhỏ thì hãy đưa bé ra những nơi có sân rộng và có sự giám sát của người lớn nữa. Luôn bảo vệ an toàn cho bé nhé!

Mẫu mã xe đạp 3 bánh an toàn cho bé

Hãy cùng đến hệ thống siêu thị của “Xe đạp trẻ em” để chọn một chiếc xe đạp 3 bánh cho bé yêu thật hài lòng, khi đến với cửa hàng quý khách sẽ được tư vấn chi tiết với chất lượng phục vụ tốt. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo tất cả sản phẩm xe đạp 3 bánh giúp cho quý khách có sự lựa chọn chính xác và nhanh chóng.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/huong-dan-chon-xe-dap-3-banh-phu-hop-cho-be.html

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Chọn mua xe đạp cho trẻ - dễ mà khó

Xe đạp trẻ em với nhiều mẫu mã khác nhau trên thị trường, chọn lựa làm sao cho bé một chiếc xe đạp trẻ em thật vừa ý là câu hỏi của nhiều ba mẹ. Cùng tham khảo bài viết về cách lựa chọn xe đạp cho trẻ nhé.

Hai tuổi rưỡi là độ tuổi hợp lý để các bé làm quen với xe đạp. Có nhiều tiêu chí để chọn một chiếc xe đạp phù hợp cho bé. Tuy nhiên, mục tiêu ưu tiên hàng đầu khi chọn xe là sự an toàn và thoải mái cho trẻ.


Dạy trẻ làm quen và dạy trẻ cách điều khiển  xe đạp là một trong những hoạt động rất thú vị đối với trẻ con và còn là cột mốc của sự phát triển của trẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại xe đạp trẻ em để bạn lựa chọn. Khi bạn tìm mua cho trẻ còn đang học mầm non, bạn nên đưa bé đi chọn hoặc một anh chị tiểu học đi cùng để thử xe. Trong quá trình đi tìm mua xe đạp trẻ em cho con thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng tránh mua phải xe bị lỗi, ví dụ bàn đạp có vấn đề khiến bé không thể đạp được cả vòng.

Khi bé đã đủ hai tuổi rưỡi thì bạn nên cho bé làm quen với xe đạp vì đó là ngưỡng tuổi rất tốt để cho bé học cách đi. Mới đầu, bạn có thể sắm cho bé một chiếc xe hai bánh không bàn đạp để bé tập giữ thăng bằng. Ở độ tuổi này, phần đa các bé chưa thể kết hợp nhiều động tác một lúc nhất là học cách đạp xe nên bạn có thể mua xe không cần bàn đạp. Công việc của bé chỉ là ngồi lên xe và kéo lê chân theo.

Chiếc xe này có thể giúp bé tập làm quen với việc cầm ghi-đông xe, đi càng xa càng tốt, tập vòng trái, vòng phải. Kỹ năng cầm ghi-đông giữ thăng bằng rất quan trọng để sau này bé có thể điều khiển xe một cách dễ dàng khi đã quá quen xe. Ngoài ra, chiếc xe không bàn đạp thường nhỏ và dễ điều khiển. Trẻ con vốn chóng chán, khó có thể ngồi lâu trên yên xe. Mua những chiếc xe đạp trẻ em với thiết kế nhỏ gọn bạn sẽ dễ dàng mang đi xa không bị còng kềnh khi cất giữ.

Những chiếc xe ba bánh phù hợp với bé 2-3 tuổi. Nhược điểm của chiếc xe ba bánh là bé phải đập, điều mà không phải em bé dưới 3 tuổi nào cũng làm được. Nhưng cũng có nhiều bé 3 tuổi có thể đạp được nửa vòng. Chiếc xe ba bánh phù hợp hơn với những em bé 3-4 tuổi.

Khi mua xe đạp trẻ em  cho bé,bạn nên chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng độ bền của khung xe hay chất lượng và an toàn của bàn đạp, bánh xe… Nguyên tắc chung khi chọn xe đạp là thử khoảng cách từ yên xe đến ghi-đông sao cho việc cầm ghi-đông thật thoải mái, người đi không phải rướn tay quá mức cũng như không phải co tay lại, rất dễ gây mỏi. Khi ngồi trên yên xe, bàn chân phải chạm được mặt đất. Để tạo cảm giác thoải mái cho bé khi ngồi trên xe thì các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho phù hợp với chiều cao của bé.

Theo kinh nghiệm của những người bán xe đạp lâu năm, với bé 2-4 tuổi, bố mẹ nên chọn mua xe có đường kính bánh xe khoảng 30 cm. Bé từ 4 đến 6 tuổi thì đường kính bánh xe cỡ 40 cm, 6-8 tuổi là 50 cm và 8-10 tuổi là 60 cm.

Việc chọn mua xe đạp trẻ em phù hợp với bé là rất quan trọng, để bé tập đi và tập làm quen với việc cân bằng. Những giờ phút tập cho bé làm quen với xe đạp cũng sẽ là những phút giây hạnh phúc và cực kỳ ý nghĩa đối với mỗi gia đình. Các mẹ hãy nhớ phải luôn ở bên, giúp bé tập xe và đảm bảo an toàn cho bé!

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-mua-xe-dap-cho-tre-de-ma-kho.html

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Những tư thế ngồi gây hại thai nhi

Tư thế ngồi khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ lẫn em bé. Chẳng hạn, đau lưng khi mang thai là một tác dụng phụ của việc ngồi không đúng tư thế.

Ngồi bắt chéo chân hay gập gối

Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực. Ngược lại, phụ nữ có thai nên phân đều lực lên cả hai chân, ngồi thẳng lưng.

Ngồi không tựa lưng

Tư thế ngồi không tựa lưng sẽ khiến bạn bị đau lưng. Tốt nhất, các bà bầu nên để lưng được hỗ trợ bằng vật tựa và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.

Hãy tham khảo những tư thế ngồi sai dưới đây để có một thai kì khỏe mạnh.

Ngồi ngửa, thõng vai

Thông thường khi ở nhà, chúng ta hay ngồi ngửa người, bụng cao, vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không thích hợp cho thai phụ vì nó sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

Ngồi gập người về phía trước

Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa bé.

Ngồi nửa mông 

Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lí do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-me/mang-thai-va-sinh-no/nhung-tu-the-ngoi-gay-hai-thai-nhi.html

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Chọn mũ bảo hiểm cho bé

Để mua 1 chiếc mũ bảo hiểm trên phố bây giờ có lẽ không khó, nhưng để chọn được chiếc mũ tốt, phù hợp, an toàn cho bé yêu của bạn lại không dễ.

Với đặc điểm xương cổ còn yếu, chỉ thích thoải mái, nhẹ nhàng để được “quay dọc, quay ngang” khi ngồi trên xe, hay khi bé chập chững đi lại vui chơi, chiếc mũ sao cho phải có trọng lượng nhẹ, ôm gọn đầu, có độ đàn hồi tốt… thì việc bố mẹ cần đầu tư thông tin và tiền bạc để chọn cho con 1 chiếc tốt nhất là điều cần thiết hơn cả.


Chọn mũ bảo hiểm an toàn cho bé yêuBạn nên chọn chiếc mũ sao cho phải có trọng lượng nhẹ, ôm gọn đầu, có độ đàn hồi tốt. Ảnh: internet

Những mách nhỏ sau sẽ giúp bạn tìm thấy chiếc mũ ưng ý nhất cho bé:

- Hãy chọn chiếc mũ với vỏ ngoài là nhựa dẻo, tốt, bao bọc bên trong là 1 lớp xốp/ bọt cực kỳ nhẹ làm đệm dày khoảng 2,5cm để bảo vệ đầu em bé khi rơi xuống trên gỗ cứng và gạch không bị đau. Hầu hết mũ của các hãng có uy tín đều lưu ý đến điều này, vì thế, bạn cần thiết phải mua mũ bảo hiểm của 1 hãng có thể tin tưởng được.

- Một chiếc mũ lý tưởng thường có có lớp lót bằng thun co giãn, hoặc lưới giúp bé cảm thấy thoải mái và không bị bó vào đầu, thoáng khí để làm bé không không bị đổ mồ hôi đầu.

- Dây đai choàng qua cằm bé an toàn và tăng giảm được.

- Với trẻ càng nhỏ, bạn càng phải lưu tâm đến trọng lượng của chiếc mũ. Chiếc mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 3 tuổi giúp dễ dàng đi lại, hoạt động vui chơi cần siêu nhẹ với trọng lượng khoảng 100 gr; không đè nặng lên đầu và cổ bé. Với trẻ lớn hơn, bạn cần thử để ý đến sự dễ chịu của bé khi đội thử mũ, bạn cũng có thể đội thử để ước lượng trọng lượng.

- Màu sắc cũng phần nào khích lệ sự yêu thích của bé với chiếc mũ bảo hiểm. Bạn có thể lựa các màu mạnh mẽ như xanh, đen, vàng với họa tiết siêu nhân, người nhện… cho bé trai. Mũ màu hồng với hình công chúa, mèo Kitty… lại là lựa chọn hiệu quả cho các bé gái.

- Nếu bé thường xuyên phải dùng mũ để đến trước với khoảng cách xa, bạn có thể chọn loại mũ có kính che mặt linh động để bảo vệ sức khỏe của bé.

- Bạn nên đưa bé đi cùng khi chọn mua mũ bảo hiểm. Cần phải ướm vào mới biết chiếc mũ ấy có vừa với vòng đầu, vùng trán, dây bảo vệ cằm của bé hay không… để chủ nhân của chiếc mũ ấy luôn thoải mái khi đội.

- Cuối cùng, quan trọng nhất là bạn cần tạo thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé dù chỉ di chuyển gần nhà.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/chon-mu-bao-hiem-cho-be.html

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Cách làm sạch thú bông cho bé yêu

Đồ chơi là thứ vô cùng cần thiết đối với trẻ nhưng trong nó có rất nhiều nguy hiểm đối với bé nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh đồ dùng cho con trẻ. Cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên các đồ dùng của trẻ để loại bỏ những nguồn lây bệnh. Tất cả đồ dùng của bé đều phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bé sử dụng.


Thú nhồi bông nhỏ: bạn chỉ cần cho vào một chiếc túi giặt, hoặc vào trong vỏ gối ốm, cột chặt lại rồi giặt máy bằng chế độ giặt quần áo. Sau khi giặt xong bạn sấy hoặc phơi nắng cho khô. Lưu ý sử dụng loại xà phòng giặt chuyên dùng cho quần áo trẻ em, hoặc loại dành cho da nhạy cảm. Có thể dùng nước xả vải để giữ được độ mềm mại của lông thú.

Khi được giặt nhiều lần, các chi tiết nhỏ làm bằng nhựa như mắt, mũi... của các con thú bông thường dễ dàng bong ra, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo chúng được gắn chắc chắn, đề phòng bé nuốt phải.

Thú nhồi bông lớn: nếu không thể giặt bằng máy, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt là. Tuy nhiên, các cửa tiệm giặt là ngày nay thường dùng hóa chất tẩy vết bẩn mạnh, cộng thêm mùi thơm khá nồng, khi vừa giặt xong tốt nhất bạn chưa cho bé chơi ngay mà đem phơi vài nắng cho bay bớt mùi và hóa chất.

Khi giặt thú nhồi bông, hãy chọn những ngày có nắng, hoặc nắng to là tốt nhất để phơi khô nhanh hơn. Thú nhồi bông sau khi giặt không được phơi khô nhanh chóng thường có mùi khó chịu và dễ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc.

Thú nhồi hạt xốp: bạn mở một lỗ nhỏ trên con thú ở phần đường may, đổ hết hạt xốp vào 1 cái túi rồi buộc kín. Giặt sạch vỏ bằng xà phòng pha loãng rồi phơi khô. Sau khi phần vỏ khô, bạn lại đổ hạt xốp vào rồi khâu kín lại là xong.

Đồ chơi bằng nhựa: Bạn cho đồ chơi muốn làm sạch vào nước xà phòng và ngâm trong khoảng 5 phút. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc nước rửa chén bát. Đồ chơi sau khi được ngâm nước xà phòng thì cần phải chà xát lại cho hết những bụi bẩn cả trên bề mặt và bên trong. Tiếp theo, bạn xả sạch nước xà phòng.

Chuẩn bị hỗn hợp nước khử trùng gồm thuốc tẩy clo và nước. Hòa thuốc tẩy trùng vào nước sạch. Thuốc tẩy hòa tan được xem là an toàn trong việc làm sạch đồ chơi trẻ em vì loại nước này có chứa clo bốc hơi nhanh chóng. Bạn ngâm đồ chơi vào nước có thuốc tẩy khoảng 2-3 phút, sau đó xả sạch và sấy hoặc phơi khô.

Đồ chơi bằng gỗ: Đồ chơi bằng gỗ không nên ngâm nước quá lâu bởi lẽ gỗ ngâm nước dễ mủn và nhanh hỏng. Không những vậy, đồ chơi gỗ ngâm nước cũng không tốt cho sức khỏe bé yêu. Rửa sạch đồ chơi cho trẻ sơ sinh sau khi ngâm không quá 5 phút, rồi đặt phơi khô chúng ở chỗ có không khí khô ráo.

Ti giả, gặm nướu: Những đồ chơi cho bé ngậm ví dụ ti giả, đồ ngậm cho bé ngứa lợi… bạn lại càng nên giữ vệ sinh cẩn thận. Bất kỳ lúc nào đồ chơi rơi xuống đất, bạn cũng cần tiệt trùng bằng nước sôi trước khi đưa trở lại vào miệng của bé.

 Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/cach-lam-sach-thu-bong-cho-be-yeu.html

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Bí quyết chọn mua gối cho bé để trẻ luôn ngủ ngon và thoải mái

Gối cho bé không chỉ đem đến cho bé giấc ngủ tốt để đảm bảo sức khỏe mà đó còn là thứ giúp bé thư giãn cơ thể khi nằm , vậy bí quyết để mua được những chiếc gối tốt cho bé là gì? làm sao để có thể mua được nó? chúng tôi mời bạn tham khảo kinh nghiệm mua gối cho bé dưới đây nhé 



Để bé yêu nhà bạn có một giấc ngủ sâu và thật sự thoải mái thì chiếc gối lại là vật dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bé. Tuy nó chỉ là một đồ dùng nho nhỏ nhưng nó lại có sự ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của bé nếu như bạn không biết cách chọn gối cho con.

Việc lựa chọn gối hầu hết mọi người đều nghĩ đó là một chuyện đơn giản nhưng các mẹ cũng nên tìm hiểu và nắm rõ được cách chọn gối tốt nhất cho bé yêu nhà mình nhé.

Theo các bác sỹ Nhi khoa, trẻ mới sinh không cần thiết phải nằm gối bởi lúc này kích thước đầu bé tương đương với chiều rộng của ngực. Tuy nhiên, nếu đệm nằm quá mềm mà bé lại mặc nhiều quần áo vì trời lạnh hoặc lo sợ sữa bị trào ra đệm khi bé nằm bú thì bạn có thể gấp đôi chiếc khăn mặt (làm bằng chất liệu sợi tự nhiên) để kê đầu cho bé.

Không phải cứ lúc nào bé ngủ hay nằm chơi là bạn lại cho bé sử dụng gối. Vậy điều mà bạn đang quan tâm ở đây chính là lúc nào bé có thể sử dụng gối? Theo lời khuyên của các bác sỹ cho rằng đợi đến khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, lúc đó xương cổ của bé cũng khá cứng cáp và bé cũng “học” được cách điều khiển các đốt sống cổ của mình thuần thục hơn. Đó chính là lúc có thể cho bé nằm gối.

Cũng có một số em bé không thích nằm gối cho đến tận khi 1 tuổi, chuyện này cũng là bình thường. Tuy vậy, sau 1 tuổi, vai bé dần dần mở rộng hơn nên để hỗ trợ cột sống và đảm bảo một giấc ngủ ngon cho bé, bạn vẫn nên kê thêm một chiếc gối dưới cổ khi bé đi ngủ.

Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết nên chọn gối mềm hay cứng một chút thì tốt cho con. Thông thường, bạn rất muốn khuôn hình đầu của con được tròn để đảm bảo yếu tố thẩm mĩ nên hay chọn các loại gối có phần lõm ở giữa khá rõ và được làm bằng bằng chất liệu thô, cứng một chút để đảm bảo gối không bị xẹp và thay đổi hình dạng khi dùng lâu ngày.

Suy nghĩ này không hợp lý lắm, đặc biệt là với bé sơ sinh, bởi nằm ngủ với chiếc gối như thế này, bé sẽ rất dễ bị mỏi cổ, lâu ngày sẽ thầy đau cổ, nhức vai…

Ngược lại, những chiếc gối mềm quá sẽ không có tác dụng hỗ trợ cột sống cho bé, đồng thời không có lợi cho tuần hoàn máu, thậm chí cản trở hô hấp do diện tích đầu, mặt tiếp xúc với gối lớn khi bé nằm thẳng hay nằm nghiêng.

Vậy một chiếc gối như thế nào mới tốt cho sức khỏe của bé?
Sau đây Mattroibe.com sẽ giúp các mẹ chọn được một chiếc gối sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu nhà mình.
Chiếc gối cho trẻ nhỏ dù bền và tốt đến mấy thì một năm cũng nên thay mới một lần. Ảnh minh họa: Internet
Khi đi mua tại các cửa hàng, bạn hãy gạt sang một bên yếu tố “dễ thương” của chiếc gối mà chú trọng đến chiều rộng, chiều dài, độ dày cũng như chất liệu gối, vỏ gối.
Với chiều rộng, bạn chỉ cần lựa chọn kích thước của gối bằng hoặc lớn hơn một chút so với độ dài vai bé là thích hợp nhất. Với độ dày là 1 – 2 cm cho bé dưới 4 tháng tuổi, 3 – 4 cm cho bé 6 tháng tuổi và 3 – 9 cm cho bé từ 3 tuổi trở lên.

Về ruột và vỏ gối thì bạn phải chú ý đến độ mềm của gối. Bạn nên chọn vỏ gối được làm bằng chất liệu thoáng khí, mặt vải tương đối mềm mại, lì chất, không bị xổ lông; ruột gối nên dùng bông tự nhiên hoặc tốt nhất là vỏ trấu để có thể thay đổi độ cao phù hợp với tư thế nằm của bé, đồng thời cũng tạo sự thông thoáng khí cho bé.

Trong quá trình sử dụng thì việc vỏ gối bị dơ bẩn là một điều khó tránh khỏi, bởi bé hay bị trớ hoặc chảy dãi lên gối. Điều này làm cho bề mặt gối hay bị ẩm, nên bạn cần dự trữ sẵn vài chiếc vỏ gối để thay khi cần. Nếu không thay và giặt để lâu sẽ tạo thành những vết ố, mốc làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của chiếc gối. Bạn phải thường xuyên phơi hoặc làm khô ruột gối dưới ánh nắng mặt trời mỗi tuần. Sau thời gian khoảng một năm sử dụng, nhiều chiếc gối có độ bền cao nhìn vẫn đẹp, chất lượng chỉ suy giảm ít nhưng việc bỏ và thay vào đó cho bé một chiếc gối mới lại là điều mà các bậc phụ huynh nên làm. Không nên tiếc vì chất lượng của nó còn tốt mà tiếp tục cho bé dùng bởi sau một năm thì kích thước của cơ thể bé cũng đã khác đi rất nhiều rồi.

Với những kinh nghiệm khi đi mua hay lựa chọn gối cho bé này thì các mẹ có thể yên tâm hơn rất nhiều khi mua cho các con, các mẹ hãy chọn những chiếc gối phù hợp và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho con mình nhé.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/bi-quyet-chon-mua-goi-cho-be-de-tre-luon-ngu-ngon-va-thoai-mai.html

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm tăng gấp 3 lần

Sau khi được trao tặng mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho 4 trường học, thì tỷ lệ học sinh tiểu học từ không đội mũ bảo hiểm của 4 trường chỉ còn 2% so với trước đó là 60%.


Theo thống kê, hơn 80% học sinh tiểu học đến trường bằng xe đạp, hoặc được phụ huynh chở bằng xe gắn máy, song tỉ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm chỉ ở mức 39% và hầu hết trong đó là mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Tuy nhiên, khi có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự đồng hành của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thì việc đội mũ bảo hiểm của học sinh tiểu học đã có những thay đổi rõ rệt.

Đơn cử, vào tháng 1/2013, trong khuôn khổ Dự án mũ bảo hiểm cho trẻ em do quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) thực hiện với sự tài trợ của quỹ UPS, gần 3,000 mũ bảo hiểm đã trao tặng cho học sinh và giáo viên của bốn trường tiểu học thuộc huyện Bình Chánh và quận 12 (TP.HCM). Đó là trường Trần Nhân Tôn, Trần Văn Ơn, Phạm Văn Chiêu và Chuyên biệt Ánh Dương

Từ thời điểm đó đến nay, tỉ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm đã tăng gần gấp ba lần tại các trường trên. Tổng giám đốc công ty UPS Jeff Mc. Lean chia sẻ: "Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi được trao tặng mũ, tỉ lệ đội mũ bảo hiểm trung bình ở bốn trường trên đã tăng từ 39% lên đến 98% trước”. Và để kiểm soát việc chấp hành đội mũ bảo hiểm của học sinh, từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2013, cảnh sát giao thông trên địa bàn đã và đang vào cuộc như tiến hành tuần tra, xử lý vi phạm các phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy tại bốn trường thuộc dự án nêu trên.

Ngoài việc tài trợ cho dự án mũ bảo hiểm cho trẻ em, UPS còn phối hợp với Quỹ AIP tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Hơn 50 tình nguyện viên công ty UPS cũng đã tham gia vào các chương trình ngoại khóa "Bé yêu giao thông” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và giáo dục thay đổi hành vi an toàn khi tham gia giao thông cho học sinh tại bốn trường từ 21/3 đến nay.

Trong chương trình ngoại khóa tại các trường, tiết mục biểu diễn rối tay do chính các em học sinh nòng cốt của trường biểu diễn đã mang đến những thông điệp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh toàn trường.
Đây cũng là cơ hội giúp các em ôn lại những kiến thức đã đượchọc trước đó. Ngoài ra, Quỹ UPS còn tài trợ các hoạt động khác như tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm, kiểm tra kiến thức của học sinh về mũ bảo hiểm, truyền thông cho phụ huynh nhằm tăng cường nhận thức và khuyến khích phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho con.

Nguồn : http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/ty-le-hoc-sinh-doi-mu-bao-hiem-tang-gap-3-lan.html

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Mua sắm nôi trẻ em cho bé yêu với những tiêu chí mẹ cần biết

Những chiếc nôi trẻ em ra đời giúp mẹ dễ dàng chăm sóc khi bé quấy khóc do buồn ngủ khiến mẹ mất rất nhiều thời gian để dỗ bé, hay phải trông chừng bé suốt ngày mà không có thời gian quan tâm đến việc nhà, đến mái ấm gia đình hoặc việc chăm chút cho bản thân sau khi sinh nở.

Để giải quyết các vấn đề đó cho mẹ, trên thị trường hiện nay đã và đang xuất hiện rất nhiều các loại nôi trẻ em cao cấp. Những chiếc nôi ra đời tạo điều kiện để giúp các mẹ sẽ không còn phải dành hàng giờ để trông bé, đưa ru bé ngủ nữa thay vào đó, mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành tốt những việc của mình.

Nôi trẻ em giúp mẹ chăm sóc bé yêu dễ dàng hơn

Vậy phải chọn loại nôi trẻ em như thế nào là tốt và đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ có thể tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây:

Mẹ nên chọn loại nôi trẻ em có lưới nằm phẳng, giúp bé nằm thoải mái và không bị cong lưng.

Trên thị trường có rất nhiều loại nôi cho bé với kiểu kiểu dáng cũng như tính năng công dụng khác nhau. Do đó, để quyết định mua một chiếc nôi cho bé với các chức năng yêu cầu thì không ít các ông bố, bà mẹ gặp nhiều khó khăn.

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ lựa chọn, sử dụng nôi trẻ em an toàn và tối ưu nhất cho bé yêu của mình:
Yếu tố an toàn là tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu khi chọn mua nôi trẻ em:

- Nhịp đưa (rung): chọn nôi cho bé có nhịp đưa đều, êm, không giật cục để đảm bảo giấc ngủ sâu cho bé. Đây là điều kiện tốt, giúp bé phát triển trí não lẫn thể chất.

- Nên chọn loại nôi trẻ em có lưới nằm phẳng, giúp bé nằm thoải mái và không bị cong lưng.

- Lòng nôi cho bé phải thông thoáng, rộng rãi. Nôi đưa phải đảm bảo không bị đứng máy khi trẻ nằm nghiêng.

- Phải an toàn tuyệt đối về điện. Thông thường, nôi cho bé cần phải sử dụng bộ biến điện an toàn (adaptor) từ 6volt – 12volt.

Nôi em bé Autoru gỗ 2 tầng được nhiều mẹ ưa chuộng

Nôi cho bé dễ sử dụng:

- Không phải lúc nào mẹ cũng là người duy nhất sử dụng cũng có lúc là ông hay bà sử dụng chúng. Do vậy, để nhiều người đều dễ dàng sử dụng được chúng thì dĩ nhiên nó phải được thiết kế một cách đơn giản, không được quá cầu kì. Chẳng hạn khi muốn chuyển sang chế độ đưa tay (không đưa tự động) thì không cần thao tác chuyển đổi phức tạp.

Chế độ bảo hành tốt

- Khi mua bất cứ đồ vật nào, nôi cũng vậy, mẹ nên chọn những thương hiệu có uy tín, hay những nhà sản xuất có tên tuổi lâu năm để mua. Bởi lẽ nếu được sản xuất ở những nơi uy tín chúng sẽ có chế độ bảo hành tốt và nhanh chóng sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.

An toàn là tiêu chí quan trọng khi chọn nôi cho bé

Kiểm tra các chi tiết của nôi em bé

- Nhiều khi chúng ta mua đồ gì đó đều dựa trên sự cảm tính ví dụ thấy nó đẹp, rộng rãi, màu sắc bắt mắt là mẹ mua. Điều này thật không nên chút nào, nếu mẹ chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài thì mẹ không thể đánh giá được chất lượng chúng một cách chính xác. Do vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho con mình, mẹ cần kiểm tra kỹ các chi tiết như khoá kéo, móc kim loại hoặc nhựa, ốc vít không được sắc cạnh, độ láng mịn của thành nôi cho bé…xem xét thật kĩ xem chúng đủ chắc chắn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con mình hay chưa rồi hãy quyết định mua chúng.

- Đáy nôi cho bé phải được ghép khít (không nên có khe hở lớn) trẻ dễ bị lọt ngón tay, ngón chân và kẹt giữa các khe làm bé đau.

Mẹ hãy sử dụng nôi trẻ em để  tạo cho con mẹ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ thoải mái và an toàn nhất ngay cả khi không có mẹ nằm bên cạnh chúng.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/mua-sam-noi-tre-em-cho-be-yeu-voi-nhung-tieu-chi-me-can-biet.html

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Mua sắm chọn lựa xe đẩy và địu lưng cho bé thế nào để luôn an toàn


Xe đẩy và địu lưng cho bé là 2 vật dụng đồ sơ sinh cực kỳ hữu hiệu giúp mẹ cho bé dạo chơi ngoài phố thật thoải mái và thuận tiện. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách lựa chọn mua sắm xe đẩy và địu lưng cho bé phù hợp nhất, giúp bé luôn an toàn trong hành trình với mẹ nhé! 




Việc ẵm bé đã trở nên nhẹ nhàng hơn cho mỗi bà mẹ, việc giảm bớt đi thời gian ẵm bé cũng giúp mẹ làm được khá nhiều việc nhà. Hiện nay trên thị trường các loại xe đẩy và địu lưng đã được tung ra vô số loại cũng mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Nhưng khi chọn lựa, thì tiêu chí an toàn lại được ưu tiên đặc biệt hơn tiêu chí nhẹ nhàng và tiện lợi rất nhiều.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách chọn địu lưng và xe đẩy an toàn cho bé

Vì xe đẩy và địu lưng là hai dụng cụ bạn thường xuyên dùng cho trẻ nên cần được lựa chọn cẩn thận để đảm bảo an toàn.

1. Chọn xe đẩy cho bé

Hiện nay trên thị trường, xe đẩy có nhiều loại và kiểu dáng. Tiêu chí an toàn khi lựa chọn xe đẩy nên được ưu tiên lựa chọn trước tiêu chí nhẹ nhàng và tiện lợi. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho bạn khi chọn mua xe đẩy:

- Kiểm tra đai an toàn trên xe: Thiết kế an toàn là kiểu đai chữ T: chạc dây ở đáy và đai lưng nối với nhau chắc chắn

- Thắng xe tốt là loại thắng dùng máy móc để khóa bánh xe lại chứ không chỉ dựa và lực hãm lên bánh xe.
- Chọn xe có chốt phụ giữ xe an toàn để phòng khi chốt chính bị hỏng.

- Xe đẩy không được có những phần có thể kẹp vào tay bé hoặc gây ngộp thở cho bé

- Kiểm tra sức bền của xe: thành bánh xe phải rộng, ghế ngồi phải thấp gọn trong khung xe. Khi bạn ấn nhẹ xuống tay đẩy thì xe cũng không bị chổng ngược ra sau.

- Nếu xe đẩy có giỏ đựng đồ thì giỏ phải thấp và ở đằng sau xe đẩy, nhưng đằng trước bánh sau

- Loại xe đẩy tốt là loại có thể đẩy bằng 1 tay mà vẫn giữ được thăng bằng

- Tay đẩy phải ở vị trí ngang eo bạn hoặc thấp hơn

- Nếu bạn muốn tìm loại xe đẩy nhiều chỗ ngồi thì nên chọn loại có chỗ ngồi đằng trước và sau hơn là loại có
2 chỗ ngồi song song.

Những điều cần lưu ý

- Không để bé một mình trong xe đẩy trừ khi bé đang ngủ
- Tránh dùng gối, chăn, nệm trong xe đẩy
- Không treo ví, túi đựng tã trên tay vịn của xe đẩy. Bé có thể bị vướng vào dây hay quai túi.

2. Chọn địu lưng cho bé

Kinh nghiệm khi lựa chọn địu lưng:

- Địu lưng phải có dây đai để phòng trường hợp bé trèo ra hoặc bé tuột ra ngoài. Chọn loại có đỡ gáy chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, độ sâu phải vừa với lưng bé, phần đáy đủ hẹp để bé không bị lọt ra ngoài.

- Xem kỹ cách sử dụng, nhiều loại địu lưng rất khó dùng vì có quá nhiều dây chằng.

- Loại địu có khung cần có cây chống để cố định khung ở vị trí mở. Cơ chế đóng mở phải an toàn và không có khe hẹp phòng trường hợp bé bị kẹt tay

- Kiểm tra địu lưng khi mang lên người có dễ chịu hay không, khi có bé và không có bé trên địu

- Kiểm tra đường chỉ may và chất liệu vải phải bền chắc, đai an toàn khỏe  để bé không bị tuột ra ngoài.

Việc chọn lựa một chiếc địu lưng cũng không phải là điều đơn giản, khi chọn các bạn cũng cần lưu ý đến những điều sau:

- Không sử dụng địu lưng khi con bạn chưa được 4 – 5 tháng tuổi. Nhiều bà mẹ dùng địu lưng thay cho chiếc ghế ngồi, điều này thật nguy hiểm đối với các bé bởi lẽ mức độ an toàn của những chiếc địu lưng không phải là tuyệt đối.

- Khi địu bé trên người phải nhớ thắt đai an toàn cẩn thận cho bé

- Khi bạn cúi xuống, bạn tuyệt đối không được cúi khom người vì bé có thể bị tuột ra ngoài, thay bằng việc cúi bạn hãy khuỵu gối xuống, bé sẽ được đảm bảo an toàn khi ở trên lưng mẹ.

Và bây giờ bạn đã có thể chọn lựa cho bé yêu những chiếc xe đẩy và địu lưng cho bé thật chính xác rồi đó, tốt nhất là bạn nên mua cả 2 thứ này vì nó sẽ giúp ích được nhiều và tùy biến thuận tiện khi bạn đưa bé đi dạo chơi đó! Chúc bạn và bé luôn vui vẻ nhé

Nguồn :http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/mua-sam-chon-lua-xe-day-va-diu-lung-cho-be-the-nao-de-luon-an-toan.html

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Đẩy mạnh tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em

KTĐT - Vừa qua, công ty Johnson & Johnson phối hợp với Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (Quỹ AIP) tổ chức trao tặng thêm mũ bảo hiểm (MBH) và động ngoại khóa cho học sinh tiểu học tại Đồng Nai, Quảng Bình và Hà Tĩnh.


Cùng với việc trao tặng MBH, tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề ATGT, đặc biệt là MBH công ty Johnson & Johnson cùng với Quỹ AIP đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh như: Hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, thi vẽ tranh, tổ chức diễu hành… tại 32 trường dự án.

Đặc biệt, tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, Đồng Nai, các tình nguyện viên, đại diện của Quỹ AIP và Johnson & Johnson đã trực tiếp tham gia hoạt động ngoại khóa với hơn 750 em học sinh và giáo viên .
Trước đó, trong đầu năm học mới 2013-2014, Công ty Johnson & Johnson phối hợp với Quỹ AIP đã tổ chức trao tặng thêm 3.848 MBH cho các em học sinh lớp một và thay mới những mũ đã tặng nhưng bị hư hỏng trong quá trình sử dụng tại 32 trường thuộc dự án MBH cho trẻ em ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Đồng Nai.

Tính từ 4/2012 tới nay, Johnson & Johnson và Quỹ AIP đã trao tặng 21.476 mũ bảo hiểm cho các em học sinh. Ngoài ra, dự án Mũ bảo hiểm cho trẻ em cũng đã tổ chức 3 buổi tập huấn cho 377 giáo viên về cách tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh nhằm duy trì tỷ lệ đội mũ bảo hiểm và có hành vi tham gia giao thông an toàn. Đồng thời, Dự án cũng đã phát 11.000 tờ thông tin tuyên truyền cho phụ huynh, 10.000 thời khóa biểu cho học sinh và treo mới 32 pa nô tuyên truyền khuyến khích đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trước các cổng trường.

Các em học sinh tham gia các chương trình hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức việc đội MBH khi tham gia giao thông.

Bà Mirjam Sidik - Tổng giám đốc điều hành Quỹ AIP cho biết “Tại các trường thuộc dự án Mũ bảo hiểm cho trẻ em, tỷ lệ học sinh có đội mũ bảo hiểm đã tăng từ 26% lên đến 96% trong năm học 2012-2013”.
Ông Đỗ Văn Hiền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho biết: “Hoạt động ngoại khóa với nhiều trò chơi vui mà học bổ ích như ghép tranh, ghép thông điệp ATGT và biểu diễn rối tay đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh và giúp các em ôn lại những kiến thức ATGT đã được học tại lớp trước đó một cách hiệu quả”.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Bé 9 – 12 tháng tuổi nên chơi những loại đồ chơi trẻ em gì

Mỗi lứa tuổi lại có đồ chơi trẻ em phù hợp riêng của chúng, nhiều mẹ khi lựa chọn đồ chơi cho con đều dựa theo cảm tính hay chọn những món đồ mà con thích. Thay vì điều đó, nếu các bạn biết cách lựa chọn đồ chơi phù hợp với đội tuổi của con thì các mẹ sẽ giúp bé nhà mình có thể phát triển trí thông minh, kĩ năng vận động và các kĩ năng khác một cách toàn diện hơn. 

Như những điều đã nói ở trên, đồ chơi cho các bé ở độ tuổi khác nhau thì khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ ở độ tuổi từ 9-12 đã bắt đầu thích chuyển động: từ việc lật người, lắc cổ tay, đạp chân cho đến bò. Khi được 8 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu biết chững và bò lên các bậc thang. Sau đây sẽ là một số đồ chơi giúp các bé phát triển các giác quan một cách nhanh chóng.

1. Búp bê và thú nhồi bông

Trẻ ở tuổi này thường đã biết chọn một đồ chơi “cưng” nào đó cho riêng mình. Búp bê và thú nhồi bông là những loại đồ chơi thích hợp cho bé ở lứa tuổi này. Mẹ không nên cho bé chơi những đồ chơi như các sợi dây, các vật nhỏ làm bằng nhựa, sợi chỉ hay bất cứ cái gì bé có thể cho vào mồm. Và cũng không nên chọn những con búp bê quá to và nặng, như thế bé sẽ không thể cầm giữ hay khám phá chúng được.


2. Những quả bóng

Bóng là thứ đồ chơi thu hút các bé ở bất kì lứa tuổi nào. Những quả bóng nhựa nhẹ rất phù hợp cho các bé từ 9 – 12 tháng tuổi. Mẹ và bé cũng có thể chơi cùng nhau bằng cách dùng những quả bóng để lăn qua lăn lại cho nhau. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy vô cùng thích thú.

3. Đồ gia dụng

Để bé biết dần đến những vật dụng có trong gia đình mình, bạn có thể lựa chọn cho bé một bộ đồ chơi về đồ gia dụng có trong gia đình chẳng hạn như chiếc bát nhựa, vài chiếc li nhựa, muỗng gỗ sẽ giúp bé chơi ngoan trong một khoảng thời gian dài mà không cần mẹ kiểm soát.

4. Những hình khối mềm hoặc bằng gỗ:

Mẹ thử chỉ cho bé cách sắp xếp những hình khối lại với nhau, rồi sau đó đá tung chúng ra thử xem. Bé sẽ thích thú lắm đấy. Trò chơi với những hình khối rất phổ biến đối với những bé ở lứa tuổi này

5. Những đồ chơi chuyển động

Khi bắt đầu biết bò và di chuyển được nhiều nơi, bé sẽ rất thích thú với những trò chơi cũng có thể chuyển động. Bởi thế mẹ nên mua cho bé những chiếc xe hơi thật chắc chắn, để bé có thể đẩy đi xung quanh nhà.

Để con mình có một sự phát triển về trí tuệ, sự thông minh hay tính nhanh nhẹn của các giác quan, các mẹ hãy tìm hiểu rồi lựa chọn cho con mình những món đồ chơi trẻ em phù hợp nhất nhé.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Cách chọn xe tập đi phù hợp với lứa tuổi của bé.

Bé nhà bạn đã đến tuổi biết đi, bạn đã chọn được xe tập đi với tuổi của bé chưa. Độ tuổi tập đi là thời gian rất quan trọng với bé, nó có thể ảnh hưởng xấu hay phát triển tốt về sau này nếu trong quãng thời gian này các mẹ không chú ý thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi sau này khi bé lớn. 

Các cụ ngày xưa có câu 4 tháng nằm nãy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi, hiện nay các sản phẩm xe tập đi dành cho bé trên thị trường rất đa dạng và nhiều chủng loại, lựa chọn được sản phẩm tốt dành cho bé nhà mình là rất khó.

Đối với độ tuổi biết đi của bé, tùy vào sự phát triển của từng bé, khi 7 tháng đã có thể biết đi, bé nhà bạn muốn chập chững biết đi thì dòng xe tập bằng nhựa là càn thiết dành cho bé.

Những dòng xe nhựa thiết kế mẫu mã đẹp mắt, nhiều chức năng, vừa có thể cho bé tập đi vừa có thể cho chơi khi những bước đi đã mỏi. Và đặc biệt là độ an toàn và chắc chắn là yếu tố đầu tiên mà các mẹ phải để ý tới khi dùng  xe tập đi bằng nhựa.

Với xe tập đi bằng nhựa bé có thể ở tự đứng trên đôi chân yếu ớt của mình, tạo ra không gian vùa chơi vừa tập đi thoải mái cho bé. Những dòng xe tập đi cao cấp mang lại sự yên tâm cho các mẹ khi chọn mua cho bé.

Bên cạnh các dòng xe tập đi bằng nhựa thì hiện nay còn có các dòng xe tập đi bằng gỗ, xuất xứ Việt Nam, được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên bền, đẹo và chắc chắn, an toàn, phù hợp với bé từ 9 tháng tuổi trở lên.

Xe tập đi Veesano bằng gỗ kích thích trẻ ở độ tuổi tập đi tích cực vận động. Với sản phẩm này, các bậc cha mẹ sẽ thấy trẻ cứng cáp hơn mỗi ngày

Xe được thiết kế đặc biệt với cơ chế giảm tốc, không lùi lại được phía sau nên bé chơi rất an toàn.
Vân gỗ thông sáng bóng, màu sắc rực rỡ và âm thanh lách cách cũng là một điểm nổi bật của sản phẩm này.
Sản phẩm này rất phù hợp làm quà tặng cho bé 1 tuổi

Thiết kế rất ngộ nghĩnh với 3 chú chim xinh xắn, đáng yêu đa màu sắc bé sẽ thích thú hơn khi chơi cùng.
Mẫu mã cũng rất đa dạng, tiếng gõ phát ra từ những con gà bằng gỗ sẽ kích thích đôi chân của bé bước đi vững hơn và nhanh hơn.

Còn rất nhiều các sản phẩm xe tập đi khác giúp bé nhanh biết đi hơn và an toàn hơn nhé, các mẹ có thể tham khảo qua website sau nhé: mattroibe.com, hoặc các mẹ có thể đến trực tiếp hệ thống các cửa hàng của Mặt trời bé để chọn được sản phẩm ưng ý và tốt nhất nhé.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Kế họach kiểm tra, kiểm soát mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát đối với các điểm kinh doanh, sản xuất, nhập mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em để ngăn chặn mũ bảo hiểm giả và đồ chơi trẻ em có chứa chất nguy hại trên thị trường;

Ngày 18/10/2013, Phòng kinh tế huyện ban hành Kế hoạch số 461/KH-KT về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mũ bảo hiểm và đồ chơi trẻ em trên địa bàn huyện.

Theo đó, từ nay đến cuối năm 2013, Phòng kinh tế huyện sẽ phối hợp các ngành, UBND các xã – thị trấn tổ chức kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhãn hàng hóa, tem kiểm định, dấu hợp quy (QR) đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh, các điểm bán hàng rong, bán hàng lưu động mũ bảo hiểm và đồ chơi trẻ em. Qua kiểm tra sẽ xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm và đồ chơi trẻ em kém chất lượng.

Vì sức khỏe con em chúng ta, các bậc phụ huynh nên chọn đồ chơi cho trẻ phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu tiên những sản phẩm sáng tạo, sản xuất trong nước để phát huy trí thông minh cho trẻ, không sử dụng những sản phẩm kém chất lượng sẽ ánh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, đồng thời để bảo vệ tính mạng và sức khỏe, mọi người hãy nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng