Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Những lưu ý khi tắm bé sau sinh trong những ngày đầu

Tắm bé sau sinh giúp bé được thích nghi với môi trường sống ngoài đời. Tắm bé sau sinh rất quan trọng chính vì vậy bạn nên lưu ý một số lời khuyên dưới đây khi tắm cho bé
 
Chúc mừng bạn đã vượt cạn thành công! Chúc mừng “Mẹ tròn con vuông” và đặc biệt là chúc mừng “Mẹ Đẹp Bé Khỏe” – hạnh phúc bền lâu.

Chắc hẳn lúc này, vòng tay của Mẹ, nhất là người Mẹ lần đầu có con, vẫn còn lỏng lẻo và  lúng túng lắm! Nếu như lúc mang thai bạn lo lắng mong chờ một phần thì lúc này bạn hạnh phúc, bối rối, luống cuống với cả đôi tay của chính mình gấp nhiều phần hơn thế nữa! Bé có đủ ấm không? Bé có đủ no không? Sữa mẹ có đủ nhiều không? Không biết có bao nhiêu câu hỏi mà cho dù trước đây bạn có tìm hiểu kĩ bao nhiêu, nhiều bao nhiêu thì bây giờ dường như bạn vẫn cảm thấy thiếu, bạn cần hỏi 1 ai đó, bạn cần nghe thêm 1 ai đó, bạn cần biết có bao nhiêu người giống như bạn, họ đã làm thế nào … Hãy chia sẻ với Mẹ Đẹp Bé Khỏe, hãy để chúng tôi, những người đã từng làm cha mẹ, những người có con trai, con gái, những người có chuyên môn và cập nhật kiến thức từ rất nhiều nguồn (không chỉ riêng sách vở) đồng hành cùng bạn! Vâng, chúng tôi sẽ đồng hành cùng các bạn như chúng tôi đã và đang làm những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam, cho một thế hệ mới ở Việt Nam.



Mẹ Đẹp Bé Khỏe rất tự hào cùng bạn bắt đầu hành trình chăm sóc bé yêu ngay từ những ngày đầu tiên này.
Một vấn đề cũng được rất nhiều bố mẹ quan tâm khi chăm sóc em bé sơ sinh ngay từ những ngày đầu tiên là: TẮM

Ngày nay, sự phát triên không ngừng của các dịch vụ phục vụ cho các bà mẹ sau khi sinh đã giúp rất nhiều trong việc giảm bớt những gánh nặng lên các bà mẹ cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Dịch vụ tắm và chăm sóc bé sơ sinh tại nhà trong thời gian đầu đã giúp ít cho chúng ta rất nhiều. Nhưng nếu không có điều kiên để thuê dịch vụ thì chúng ta hoàn toàn có thể tự lo cho bé cũng như nếu thuê dịch vụ tắm bé thì sau khi bé đã rụng rốn rồi, chúng ta cũng nên tìm hiểu để có thể  tự chăm sóc cho bé yêu của chúng ta.

Trong 1, 2 tháng đầu khi tắm cho bé trong chậu tắm riêng, nên dùng sữa tắm dành cho trẻ em, không mùi, và không bị trơn tay khi bế bé, hoặc dùng nước tắm loại có thể bỏ trực tiếp vào nước tắm mà không cần tráng lại sau khi tắm, không dùng phấn rơm vì khí hậu Sài Gòn thường xuyên nóng ẩm dễ làm phấn bị vón cục gây bít lỗ chân lông của bé làm da bé dễ bị dị ứng, hãy thử dùng baby lotion và baby oil. Lotion thì bôi toàn thân cho bé sau khi tắm, còn baby oil dùng khi vệ sinh tai mũi, và bôi những chỗ da bé bị quá khô, đỏ, hoặc nứt. Nên dùng phấn rơm  khi trời mát nhẹ, nắng nóng quá dễ gây đổ mồ hôi cho bé.

Nước tắm: nhiệt độ nước vừa phải, tầm 38 độ C. Không nên tắm bé bằng nước nóng quá, hoặc tắm lúc trời quá nóng và nắng. Mùa hè tắm tầm 3 – 4 h chiều hoặc 10h sáng, trước bữa ăn của bé khoảng 30 phút. Tốt nhất là tắm vào 1 giờ nhất định nào đó trong ngày để đảm bản nhịp sinh học đề đặn mỗi ngày cho bé.

Nên tắm bé bao lâu một lần?

Ngày nay, các ông bố bà mẹ hầu như đều tự tắm cho con hàng ngày, song thực tế, nếu bé yêu của bạn chưa đến tuổi biết bò, biết đi, chơi nghịch và làm lấm lem áo quần, mặt mũi chân tay, chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần/tuần là đủ.
Tuy nhiên, bạn nhớ lau mặt cho bé thường xuyên và  vệ sinh sạch sẽ toàn thân sau mỗi lần thay tã. Thường xuyên kiểm tra tã lót và quần áo bé, nếu ướt hay bẩn thì phải thay ngay.
Trong lúc tắm, nước và bọt xà bông có thể khiến bạn có cảm giác người bé trơn tuột, rất khó giữ, nên lót cho bé miếng cao su chuyên dụng dưới chậu tắm hay bồn tắm. Hầu hết các bé cảm thấy khoan khoái dễ chịu khi được ngâm mình trong nước ấm.

Tắm cho bé ở đâu?

Nơi kín gió, tất nhiên. Và thay vì tắm cho bé trong bồn tắm – yêu cầu bạn phải quỳ gối, phải nghiêng rất nhiều ra phía trước để giữ bé, hoặc trong căn phòng nhỏ chật hẹp khó xoay trở thì bạn hãy thử tắm cho bé trong bồn rửa nhà bếp hoặc trong chậu tắm dành cho các baby (chú ý tùy theo thiết kế nhà và nơi bạn tắm cho bé).

Cách tắm tốt nhất?

- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Chậu tắm; khăn tắm để quấn và lau người cho bé; 2 khăn mặt (1 rửa mặt và một để lau khô tóc ngay khi gội đầu xong); quần áo, tã bỉm, nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi, thuốc chống hăm…
- Nước tắm cho bé chỉ nên ấm chứ không nóng (32 đến 38 độ C), mặt nước cao 5 – 8 cm so với đáy chậu. Thả 2 chân bé vào trước.
- Gội và lau khô tóc cho bé trước, kết hợp lau rửa mắt, mặt theo hình số 3 và số 8 quanh mũi và miệng bé, lau rửa 2 bên tai, sau đó nhanh chóng cởi hết đồ trên người bé, từ từ đặt bé vào chậu tắm. Một tay bạn nâng đỡ gáy và đầu bé, tay kia khỏa nước liên tục lên người bé trong khi tắm để bé không bị lạnh. Kỳ cọ nhẹ phần cổ, cánh tay, bàn tay, thân người phía trước, phía sau và chân bé.
- Chỉ nên dùng ít xà bông (để không làm khô da bé), kỳ cọ nhẹ vừa phải cho bé từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Chỉ cần rửa “bim” cho bé đều đặn mỗi ngày một lần. Lau sạch sẽ cho bé bằng khăn ướt hoặc bông gòn ẩm sau mỗi lần thay tã.
- Tráng bé lần cuối bằng nước sạch, cách tốt nhất là bế bé lật úp, đổ nước từ gáy xuống, như vậy nước sẽ không vào tai.
- Quấn bé bằng khăn tắm rồi lau khô người cho bé. Nếu da bé khô hoặc mông bé mẩn ngứa, bạn có thể sẽ cần thoa cho bé chút kem dưỡng da hoặc thuốc chống hăm. Dùng tăm bông baby để lau khô phần rún, tai, mũi nếu cần.
- Tráng rửa sạch và phơi nắng các dụng cụ tắm.

Trong khi tắm, ba mẹ nên tranh thủ trò chuyên với bé để giúp bé phát triển tư duy đồng bộ. Ví dụ như hãy nói: Mẹ lau con mắt bên trái của con, mẹ yêu con mắt bên trái của con, đây là con mắt bên trái của con, con nhắm mắt lại đi, con mở mắt ra đi, con có nhìn thấy mẹ đang mỉm cười với con không? … nếu làm như thế với các bộ phận khác, mỗi ngày thay đổi câu chuyện một tí, bạn sẽ bất ngờ sung sướng khi nhận được phản ứng của bé yêu.

Việc tắm bé sau sinh trong những ngày đầu là rất quan trọng và phải hết sức cẩn thận. Nếu bạn không nắm rõ việc tắm bé sau sinh tốt nhất nên nhờ những người có chuyên môn giúp bạn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét