Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Cần thận khi cho con bú bình



Việc cho con bú bình cũng cần phải có những nguyên tắc an toàn mẹ cần nắm vững.

Mới đây, các bà mẹ đều bàng hoàng trước tin mẹ cho con bú bình trong lúc ngủ dẫn đến sặc và tử vong. Theo tin tức các trang đưa, bà mẹ đã cho con bú bình trong tư thế nằm. Khoảng 3 tiếng sau, người mẹ mang cháo vào cho con ăn thì đã thấy toàn thân tím tái. Ngay lập tức trẻ được đưa đến viện cấp cứu nhưng không kịp.


Mẹ cần cho con bú bình đúng cách để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Sặc là hiện tượng thức ăn, nước uống đi lạc vào đường thở (hay đường hô hấp) tại vùng hầu - họng của trẻ nhỏ. Bình thường, hoạt động của thần kinh vùng hầu - họng tạo nên phản xạ tự nhiên để thức ăn, nước uống không đi nhầm đường. Vì đường thông khí đã đóng lại nên trong lúc đang nuốt thì người ta không thở. Trường hợp nếu đang nuốt lại có phản xạ thở thì gây ra hiện tượng sặc. Các phản xạ tự nhiên này có ngay từ khi trẻ mới chào đời (các cháu sinh non tháng, do thần kinh phát triển chưa đầy đủ, các phản xạ này chưa hoàn thiện nên tình trạng sặc dễ xảy ra nhiều hơn).

Sặc rất nguy hiểm cho trẻ nếu thức ăn nước uống bị hít vào trong phổi khi trẻ bú bình. Nếu sặc nặng và không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong nhanh chóng.

Để cho con bú bình an toàn, mẹ cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra núm ti của bình sữa

Mẹ phải thường xuyên kiểm tra núm ti của bình trước khi cho bé ti để đảm bảo chúng luôn ở tình trạng tốt nhất. Nếu phát hiện núm ti có bất kì vết rách nào kể cả một vết nứt nhỏ bạn cũng nên thay thế bằng chiếc mới. Nếu bé phải tiếp nhận một lượng sữa nhiều hơn bình thường, nguy cơ bé bị sặc sữa sẽ rất cao. 

Bước 2: Dốc ngược bình sữa xuống trước khi cho con ăn

Phương pháp này giúp bạn định hình được tốc độ dòng chảy của sữa. Sữa trong bình chảy ra theo tốc độ mỗi giây một giọt, nếu nhanh hơn mẹ nên thay núm vú khác. Trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc chưa cứng cáp thích hợp với những núm ti loại nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm.

Bước 3: Tư thế cho con bú bình chuẩn

Bạn nên dùng khuỷu tay nâng đầu bé cao hơn so với phần còn lại của cơ thể, cầm bình sữa chếch một góc 45 độ so với miệng của bé. Cách làm này giữ cho núm ti luôn đầy sữa và ngăn bé nuốt phải không khí trong khi ăn đồng thời tốt độ dòng sữa cũng không quá nhanh. 

Bước 4: Cho bé ti thử 

Bạn phải để ý cách con bạn ti ngay từ những miếng đầu tiên. Nếu thấy bé bắt đầu phải nuốt chửng, hãy dừng cho con ăn. Dòng chảy sữa quá mạnh với nhịp độ ti của bé. Vì thế hãy mua một núm ti khác cho bé dù bạn đã lựa chọn rất cẩn thận. Một núm ti tốt là một chiếc phù hợp với bé nhất.

Bước 5: Giữ đầu bé luôn thẳng

Bạn phải khéo léo giữ đầu bé luôn hướng về phía trước. Đừng để bé ngọ nguậy hay nghiêng đầu quá nhiều. Việc nuốt sẽ khó khăn với bé nếu đầu bé trong tình trạng bị nghiêng ngả. 


Bước 6: Theo dõi trong khi bé ăn 

Nếu bé đã ăn được một lúc và bắt đầu có dấu hiệu chán, ngậm ti, hãy dừng việc cho con ăn lại. Sữa chảy quá nhiều trong khi bé không chịu nuốt sẽ dẫn đến sặc sữa. Bố mẹ cũng không nên dọa nạt, ép bé ăn. Hãy để bé ăn từ từ. Nếu bé khóc, hãy dỗ cho bé nín rồi mới tiếp tục vì nếu vừa ăn vừa khóc dễ khiến sữa lọt vào đường thở. Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười vì phản ứng của trẻ khi cười, nói sẽ làm thông đường thở trong lúc miệng bé vẫn tiếp tục tiếp nhận sữa. Bố mẹ vì thế không được lơ đãng dù chỉ một phút.

Lưu ý khác:

- Bạn nên cho con bú lúc bé đang tỉnh táo.

- Trường hợp không may trẻ đang bú hay ăn bị sặc thì ngay lập tức ngừng việc cho ăn, cho bú và sơ cứu ngay lập tức. Mẹ cần nắm vững các thao tác sơ cứu trẻ sặc sữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét