Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:

Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.

Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn

Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng

Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu

Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa

Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.


Những gì nên tránh?

Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.

Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng

Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.

Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay

Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…

Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng

Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét