Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Lưu ý khi bà bầu khám thai

Yếu tố quan trọng giúp thai kỳ khỏe mạnh là tuân thủ lịch khám thai theo định kỳ. Xuyên suốt những lần khám thai, bác sĩ sẽ theo dõi sự tăng trưởng của bé và sức khỏe của mẹ để xử lý bất kỳ vấn đề nào ngay khi chúng phát sinh.

Lần khám thai đầu tiên

Buổi khám thai đầu tiên thường được tiến hành ngay lúc bạn đang nghi ngờ mình có thai. Bạn được bác sĩ kiểm tra về lịch sử kinh nguyệt, đã từng mang thai chưa, các bệnh rối loạn di truyền có tiền sử gia đình...?
Bạn cũng cần nói về những thói quen có thể gây nguy hiểm cho bé như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.


Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra sức khỏe cho bạn, làm một số xét nghiệm, dự tính tuổi thai và gợi ý biểu đồ tăng cân. Bạn có thể nhận được lời khuyên về việc sử dụng vitamin, cùng với dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Các buổi khám thai tiếp theo

Tần suất khám thai phụ thuộc vào từng cá nhân người mẹ. Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần và chia làm 3 quý. Bạn có thể khám thai một lần mỗi tháng trong quý I và quý II. Đến tuần thứ 28, số lần khám thai tăng lên 2 tuần/lần; và từ tuần thứ 36, bạn nên khám thai hàng tuần.

Những thai phụ có nguy cơ sức khỏe thì cần khám thai thường xuyên hơn, như trên 35 tuổi, mang song thai, có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh, bệnh tiểu đường...

Tại mỗi lần khám, bác sĩ có thể làm xét nghiệm nước tiểu cho bạn để đảm bảo lượng đường và protein trong nước tiểu ở mức độ thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đánh giá về cân nặng, kiểm tra huyết áp, mức độ phù, kích thước tử cung, nhịp tim của bé...

Theo M&B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét