Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Trẻ Nhỏ Và Khả Năng Học Hỏi, Ghi Nhớ Trong Những Năm Đầu Đời

Khoa học chỉ ra rằng giai đoạn đầu đời chính là giai đoạn tối quan trọng để trẻ phát huy tiềm năng trí tuệ vì đây là lúc não bộ của bé phát triển nhanh nhất về cấu trúc và hoàn thiện các chức năng quan trọng.

TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, – chuyên khoa Nhi, BV Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Ngay từ giai đoạn bào thai, bộ não đã được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần sau khi sinh. Đến khi được 6 tháng tuổi, não đã phát triển đầy đủ các thùy, rãnh với bề mặt giống như não người trưởng thành. Vào năm thứ 3 sau khi chào đời là lúc các tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ nhất. Lúc này, não bộ của trẻ đã có trọng lượng bằng 80% não của người trưởng thành.”


Mặt khác, sự phát triển trí não của bé thể hiện khá rõ nét qua sự phát triển các khả năng nhận thức, tư duy và học hỏi của trẻ trong giai đoạn này. Trong 3 năm đầu đời, trí nhớ, khả năng tập trung cũng như óc sáng tạo và trí tưởng tượng của bé phát triển mạnh mẽ, qua những gì mà bé quan sát, ghi nhận và học hỏi từ thế giới xung quanh. Trong giai đoạn này bé học ngôn ngữ rất nhanh. Ví dụ trường hợp một đứa trẻ sống trong một gia đình có bố mẹ nói hai ngôn ngữ khác nhau, chúng sẽ dần học cách giao tiếp bằng cả hai ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn người trưởng thành. Đồng thời, khả năng nghe và nhìn của trẻ cũng phát triển vượt trội, qua việc bé quan sát vạn vật cũng như lắng nghe mọi tiếng động, từ đó kích thích các dây thần kinh thính giác và thị giác của bé phát triển.

Lutein – dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của trẻ
Có thể nói, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, không chỉ đảm bảo cho trẻ sự phát triển thể chất khỏe mạnh mà còn giúp phát triển trí tuệ. Vì vậy mẹ cần chọn lựa kỹ nguồn dinh dưỡng thích hợp cho trẻ trong giai đoạn này. Bên cạnh hệ dưỡng chất khoa học gồm những dưỡng chất quen thuộc cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như Phospholipid, Omega 3, DHA/AA, sắt, kẽm, AA, Omega 6… thì mới đây, các nhà khoa học thế giới đã công bố phát hiện về Lutein và khả năng ảnh hưởng của Lutein đến sự hình thành nên cấu trúc não bộ cũng như tác động tích cực đến các chức năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của trẻ.

Những nghiên cứu đã cho thấy rằng Lutein xuất hiện ở nồng độc cao ở 4 khu vực não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, trí nhớ, nghe và nhìn. Lutein là một dưỡng chất cơ thể không tự tổng hợp đươc mà phải được bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bằng một chế ăn nhiều rau trái có màu xanh đậm, đỏ, cam như cải bina (bó xôi), cải xoắn, ớt chuông đỏ, cà rốt, lòng đỏ trứng, đặc biệt Lutein hiện diện trong sữa mẹ và sữa công thức có chứa Lutein.

Làm gì để giúp bé phát huy năng lực trí não trong giai đoạn này?
Việc giúp bé phát triển tối đa các khả năng trí não trong “giai đoạn vàng” chính là nền tảng để trẻ phát huy các tiềm năng trí tuệ trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Một số phương pháp khoa học giúp bé phát huy năng lực trí não
  • Hỗ trợ khả năng nhận thức: Cho trẻ chơi và tập phân biệt những đồ chơi có hình dạng và màu sắc khác nhau, như xếp hình, mô hình về đồ vật, hình khối để bé phát triển kỹ năng quan sát và nhận thức về sự vật, hình khối, kích thước và màu sắc.
  • Tăng cường trí nhớ: Cha mẹ nên tăng cường khả năng ghi nhớ của trẻ qua các hoạt động thường ngày như tìm vớ cùng đôi trong tủ quần áo. Trẻ 2 đến 3 tuổi có thể bắt đầu tập đếm bằng bài hát hay vè, học và ghi nhớ những bài thơ, và câu truyện kể ngắn.
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ: Đọc truyện để trí tưởng tượng của trẻ bay xa. Trẻ 1 tuổi nên bắt đầu với những cuốn sách đơn giản. Trẻ 2-3 tuổi có thể đọc những cuốn phức tạp hơn. Nên giúp trẻ nhận biết hình ảnh minh họa, chỉ vào các hình ảnh hay từ ngữ để giúp trẻ có thêm từ vựng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét