Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Những trò chơi dành cho trẻ

Bài giới thiệu dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số trò chơi thú vị và bổ ích dành dành cho các thiên thần nhỏ.

Khi trẻ được một tuổi, đây sẽ là quãng thời gian mà cả bạn và trẻ đều khá bận rộn, vì trẻ phát triển và lớn lên khá nhanh. Trẻ sẽ tìm cách khám phá mọi thứ quanh mình, tập luyện những kỹ năng mới cho đến khi thành thục. Do vậy, các bậc cha mẹ hãy là người chơi chung với trẻ, tạo cho trẻ những trò chơi an toàn và giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình.

Chạm sàn
Bạn cần đặt một tấm chăn trên sàn và đặt vào khăn tắm khô, một miếng vải satin, thảm len, thảm nằm em bé bằng nhiều chất liệu khác nhau rồi để trẻ sờ mó, khám phá các chất liệu vải này.
Khi trẻ lớn hơn, chúng ta cần phải chú trọng vào những vật liệu được đặt trên sàn. Bạn có thể chọn nhiều đồ vật và thay đổi thường xuyên. Những loại đồ chơi trẻ em có thể đáp ứng nhu cầu phát triển cho trẻ bao gồm: khối gạch hoặc bóng mềm, đồ chơi mềm, gương, trống lúc lắc, sách, hộp, hộp nhựa, nhạc cụ đồ chơi.


Trò chơi trí tuệ
Chơi đùa không phải lúc nào cũng náo nhiệt, vẫn có những lúc rất yên bình, lặng lẽ. Những trò chơi im lặng mang tính phản ánh cũng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ ngang bằng với những trò chơi giao tiếp hay vận động. Bằng cách đọc những lời nói, hành vi của trẻ mà bạn sẽ biết được khi nào trẻ cần và bằng lòng ở một mình. Khi trẻ bập bẹ vui vẻ lúc vừa tỉnh giấc, nằm yên xem điện thoại, nhìn hình ảnh phản chiếu trong gương hay âu yếm một món đồ chơi ưa thích, hãy để trẻ tự chơi một mình.
 

Làm nhạc
Hát, ngân nga hay huýt sáo theo những bài hát trẻ em quen thuộc. Bạn cũng nên bổ sung thêm những động tác tay cho các bài hát này.
Bạn có thể chơi nhiều loại nhạc cho trẻ. Dùng trống lúc lắc, và những loại nhạc cụ đồ chơi để hỗ trợ thêm cho mình. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh với những vật an toàn trong nhà như muỗng gỗ và chảo.

Những cơ hội mỗi ngày
Hãy biến những hoạt động xếp đặt sẵn mỗi ngày trở thành cơ hội cho trẻ chơi, học hỏi và xây dựng quan hệ. Mát-xa, nói chuyện hoặc hát trong khi đang thay tã, nói chuyện lúc ăn cơm và cho trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình. Trò chuyện và chỉ vào những vật thú vị khi ra ngoài mua sắm, hát ru lúc trẻ ngủ.
Không cần thiết phải mua những món đồ chơi đắt tiền mới thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. Hãy sử dụng những đồ vật trong nhà, thậm chí cả những loại đồ đựng mà thông thường ta hay bỏ đi.

Bước tiếp theo
Trẻ chơi trong nhóm bạn là cơ hội tốt để mở rộng những hoạt động trong nhà. Nhóm trẻ là cơ hội để các bậc cha mẹ và những người chăm sóc gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Trẻ nhỏ học tập khi chơi, và nhóm trẻ cùng chơi mang đến rất nhiều kinh nghiệm khám phá cho chúng. Rất nhiều tình bạn lâu dài bắt nguồn từ đây, và quan trọng là, nhóm trẻ rất vui.

Lắc tay
Để tự làm lắc tay, hãy cho vào chai đựng nước rỗng những vật như lông chim, kim tuyến, hoa giấy. Cho thêm nút áo, cát, đá. Đổ thêm màu nước và gạo. Sau đó đóng kín lại bằng keo không độc.

Trò chơi ngôn ngữ và hiệu ứng âm thanh
Tạo và nghe âm thanh là bước đầu tiên của ngôn ngữ. Với trẻ nhỏ, mọi âm thanh đều còn mới mẻ: một số thì êm dịu, số khác lại khó chịu. Hãy để trẻ tập nghe nhiều loại âm thanh bằng cách thay đổi tông giọng nói của bạn. Khi bắt đầu trò chuyện với trẻ, đầu tiên ta giao tiếp bằng mắt rồi mới trò chuyện. Trẻ có thể kêu la và làm những âm thanh gì đó. Hãy nhắc lại những âm thanh, bập bẹ, và nói lại, rồi chờ trẻ phản hồi.


Một cuộc nói chuyện đang dần hoàn chỉnh
Giai đoạn cuối khi trẻ được một tuổi, ta có thể bắt đầu phát triển vốn từ vựng bằng cách gọi tên những đồ vật quen thuộc. Thường xuyên dùng tên trẻ khi nói chuyện, trong các bài hát và khi kể chuyện. Cùng đọc truyện với trẻ và để trẻ tự chơi với những món đồ có thể tẩy xoá được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét