Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Có nên quấn chặt bé sau sinh?

Sau sinh, nhiều bà mẹ được truyền kinh nghiệm rằng nên quấn chặt bé và không để cho bé thò tay ra ngoài. Điều này có nên không?

Trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải, đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm mộtkhăn bông nhỏ. Sau 1 – 2 giờ, mẹ nên đổi tư thế cho bé nằm nghiêng sang bên khác để đầu bé không bị biến dạng do nằm nghiêng về một phía.

Tuy nhiên, đó là tư thế để bé nằm, còn kinh nghiệm cho rằng phải quấn bé chặt và không để tay bé thò ra ngoài là không nên, vì ngay sau khi sinh, nếu quấn chặt bé quá sẽ có một số điểm bất lợi sau.


Làm bé khó thở

Vì ngay sau sinh, lồng ngực bé cần được dãn nở để giúp động tác thở được dễ dàng.

Bé sẽ bị lạnh

Bé sẽ bị lạnh vì thiếu các lớp đệm không khí cách nhiệt giữa các lớp tã lót. Đặc biệt vào mùa đông, các chuyên gia khuyên các bà mẹ càng không nên quấn trẻ quá chặt, làm trẻ kém các động tác vận động như đạp rẫy, vẫy vùng, cơ thể kém sinh nhiệt, bé dễ bị lạnh.

Bé sễ bị trớ sau bú

Vì khi mới sinh, dạ dày bé còn ở tư thế nằm ngang nên vùng thượng vị dễ phình lên. Sau bú, nếu bị tã quấn chặt sẽ làm nhu động dạ dày ngược lên gây trớ, sữa mẹ có thể tràn vào khí quản làm trẻ bị ngừng thở, rồi các bệnh về hô hấp sẽ xảy ra cho bé.

Làm giảm phản xạ tích cực bú mẹ

Tay bé không được thò ra ngoài để tiếp xúc với làn da của mẹ, tiếp xúc với vú mẹ, sẽ làm giảm phản xạ tích cực bú mẹ của bé. Nên chỉ khi mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta thì mới cần ủ tay bé trong chăn, nhưng cần lưu ý là phải rộng rãi để bé có thể cử động tay chân được.

Có thể làm da bé bị mẩn đỏ

Quấn bé quá chặt ở chỗ tã tiếp xúc với da có thể làm cho da bé bị mẩn đỏ và đau. Nếu da bé bị ướt do có mồ hôi hoặc đái ướt sẽ ứ đọng, rất dễ gây ra chứng hăm tã.

Như vậy, các mẹ không nên quấn chặt bé sau khi sinh. Đặc biệt, mẹ nên để tay bé tự do để giúp bé phát triển một số các phản xạ thần kinh – vận động ở thời kỳ sơ sinh như phản xạ Mori, phản xạ cầm, nắm…

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý, khi trẻ sơ sinh ngủ thì không cần gối đầu, chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi, làm ba là được. Xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới uốn cong dần), nên khi trẻ nằm ngửa thì lưng và sau gáy cùng nằm trên một mặt phẳng, do vậy không cần gối đầu. Nếu mẹ kê đầu trẻ lên cao sẽ làm trẻ bị nghẹo và mỏi cổ, đồng thời cổ hơi bị gập sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hô hấp của trẻ.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

10 cách giúp giảm chi phí mua sắm quần áo cho bé gái 1 tuổi

Quần áo bé gái 1 tuổi luôn là vấn đề quan tâm của các mẹ có con trong giai đoạn này. Con càng lớn nhanh thì chi phí nuôi dạy và mua sắm cho con càng cao. Thế nhưng nếu các bà mẹ trẻ biết tiết kiệm thì sẽ giảm được một phần chi phí mua sắm cho bé đáng kể.

Ở giai đoạn này bé lớn nhanh nên quần áo mặc mau chật và không vừa, mẹ thường phải mua sắm quần áo mới cho bé khi sang mùa. Sau đây là một vài mẹo mua sắm quần áo cực tiết kiệm cho mẹ có bé gái 1 tuổi nói riêng và các bé ở những độ tuổi khác nhau nói chung.

1. Hãy chọn mua quần áo trái mùa


Thông thường các mẹ sẽ mua sắm quần áo cho bé theo mùa và theo nhu cầu. Thế nhưng,khi bé gái đã được 1 tuổi để tiết kiệm chi phí mẹ nên sắm quần áo trái mùa cho bé.Chẳng hạn đây là thời điểm đầu mùa thu, các cửa hàng sẽ giảm giá những mặc hàng còn lại của mùa hè để nhập hàng cho mùa mới. Lưu ý, nên chọn size lớn để trừ hao khi bé lớn dần vào mùa hè năm sau nếu như chọn được mẫu vừa ý.

2.Nếu bạn cần mua quần áo cả bé trai và bé gái 1 tuổi nên chọn đồ thế nào?

Kinh nghiệm mua sắm cho cho mẹ lúc này là nên chọn những kiểu quần áo và màu sắc phù hợp cho cả bé trai và bé gái đều mặc được. Bằng cách đơn giản này thì mẹ có thể tận dụng để bé gái có thể mặc đồ của anh trai hoặc ngược lại anh trai có thể mặc lại đồ của chị gái. Mẹ sẽ tiết kiệm được một chi phí đáng kế nếu áp dụng cách này.

3. Chọn đồ cách mua sắm trực tuyến

Để tiết kiệm thời gian và chi phí mua sắm quần áo cho bé gái 1 tuổi hơn khi mẹ chỉ cần ngồi ở nhà đã có thể chọn được những bộ đồ mẹ ưng ý. Mẹ hoàn toàn an tâm với những dịch vụ này mà không phải mất chi phí đi lại và thời gian. 
Chọn quần áo dễ phối đồ cho bé gái 1 tuổi

Hãy chọn những chiếc quần jean, short hay chân váy để bé có thể phối dễ dàng với nhiều loại áo khác nhau. Bé có thể mặc trong thời gian dài mà không sợ lỗi mốt.

5. Nên Chọn mua size quần áo rộng rãi, thoải mái cho bé

Đừng nghĩ để giảm chi phí khi mua sắm mà các mẹ bất chấp chọn cho bé những bộ quần áo chật, bó sát và gây khó chịu cho bé chỉ vì giá rẻ. Chọn lựa quần áo cho bé gái từ 1 tuổi trở đi phải phù hợp và rộng một chút để bé thoải mái mẹ nhé.

6. Chọn quần chun hay nhiều cúc

Điều này sẽ giúp dễ dàng và thoải mái hơn khi lên cân hoặc lớn hơn một chút mà mẹ không phải lo đồ quá chật không thể mặc được.

7. Sáng tạo để con có thêm những bộ đồ đẹp

Mẹ có thể biến tấu những bộ đồ cũ trở thành những bộ đồ mới xinh đẹp mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Ví dụ, nếu mẹ có một chiếc váy đã cũ và không vừa eo bé hoặc của các bé lớn mẹ có thể cắt bỏ phần không vừa và biến chúng thành chiếc áo thun, chiếc váy dễ thương mặc nhà xinh đẹp. Hay những chiếc quần jean dài đã cũ biến thành nhưng chiếc quần short xinh xắn.

8. Lên mạng bán những bộ đồ cũ còn mới của con

Hiện nay có rất nhiều nơi để các mẹ rao bán những món hàng cũ lẫn mới rất tiện lợi và nhanh chống. Mẹ có thể lên mạng để rao bán những bộ đồ của bé không còn mặc vừa hay vì lý do gì đó không thể mặc được. Hãy đăng lên mạng để rao bán.

9. Đừng ham hàng rẻ

Đây là điều các mẹ cần lưu ý khi chọn quần áo cho bé gái 1 tuổi, đừng vì rẻ mà làm ảnh hưởng sức khỏe của các bé mẹ nhé

10. Lên tất cả những danh sách cần mua cho bé

Điều này sẽ giúp mẹ không bị sót những đồ dùng cần mua cho bé mà còn giúp mẹ cân nhắc được nên mua những gì và không nên mua những gì cho bé ở độ tuổi này. Và đồng thời có thể kiểm soát được chi tiêu khi mua sắm

Đây là kinh nghiệm mua sắm quần áo cho bé nói chung và dành cho bé gái 1 tuổi nói riêng. Chúc các mẹ có những kinh nghiệm hay khi mua sắm cho bé.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Những hiểu lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Với các chị em lần đầu làm mẹ, những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh luôn được các mẹ quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên có những quan niệm về chăm sóc trẻ sơ sinh tuy sai lầm, nhưng vẫn được nhiều mẹ áp dụng cho bé nhà mình.

Không thể phủ nhận những kinh nghiệm của ông bà khi xưa truyền lại, có những điều rất tuyệt vời mà chúng ta cần học hỏi. Tuy nhiên cũng có những quan niệm chăm con ngày xưa đã lỗi thời. Là một bà mẹ hiện đại, bạn cần nhận biết đâu là những điều không nên áp dụng để chăm sóc em bé mới sinh nhà mình. Dưới đây là những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh.


Chạm vào thóp trẻ sơ sinh sẽ gây tổn thương não bé

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ ‘biến mất’ do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. Do đó, nhiều mẹ vì nghe các kinh nghiệm truyền lại mà không dám động vào thóp trẻ sợ phần này mềm làm tổn thương não.

Trên thực tế, các bác sĩ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy, bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).

Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da cũng chính là lớp bảo vệ cuối cùng nên mẹ hãy yên tâm khi có thể chải đầu nhẹ nhàng cho bé, và có thể gội đầu đúng cách cho bé nhé.

Phải tắm hàng ngày cho bé

Theo quan niệm của người xưa, trẻ sơ sinh cần được tắm gội mỗi ngày để bé ăn ngon, ngủ yên.

Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, tắm cho bé sơ sinh quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tổn hại cho làn da mỏng manh của bé. Làn da của bé lúc này rất mỏng manh và siêu nhạy cảm. Xà phòng hay sữa tắm chuyên dùng cho bé cũng vẫn chứa những chất khiến da bé bị khô và dị ứng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, một tuần mẹ chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 đến 3 lần là đủ. Những ngày còn lại, mẹ có thể vệ sinh vùng cổ, bẹn, nách cho bé bằng nước ấm.

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc

Lâu nay, các bà mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và làm sạch lưỡi. Với suy nghĩ nước lọc lành tính, lại giúp bé đỡ táo bón, nên một số mẹ cho con uống nước vô tội vạ mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại nhiều hệ lụy.

Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn dặm và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.

Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.

Nếu mẹ không lưu ý mà vẫn cho trẻ uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê…

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Bí quyết để con tự chơi vui trong những ngày mẹ ốm mệt


Làm thế nào để chơi với con trong khi chúng đang mè nheo và bạn thì ốm mệt và chỉ muốn nghỉ ngơi? Hãy thử các cách dưới đây xem nhé.

 

Làm mẹ có nghĩa là bạn sẽ phải tràn đầy năng lượng cả ngày để chơi với con và có rất nhiều việc để làm trong một ngày, ngay cả trong những ngày bạn bị ốm mệt.




Nhiều bà mẹ khi bị ốm mệt thường cho con chơi các thiết bị điện tử như Ipad hoặc cho con xem phim hoạt hình để mình có thể nghỉ ngơi đôi chút. Vẫn còn có những cách khách hay hơn và hữu ích hơn nếu bạn không muốn con tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị này mà mình vẫn được nghỉ ngơi.


Dưới đây là vài chiêu trò dành cho mẹ "đối phó” với bé khi đang ốm mệt:


Chơi trò tìm kiếm


Mẹ có thể gợi ý cho con trò chơi tìm kiếm bằng cách yêu cầu con đi lấy những vật dụng khác nhau trong nhà lại cho mẹ. Bạn có thể yêu cầu con tìm đồ màu xanh để mang lại cho mẹ chẳng hạn. Hoặc bạn cũng có thể yêu cầu con đem cho bạn 1 đồ vật gì đó cụ thể. Chắc chắn bé sẽ mải mê tìm kiếm và bạn thì cũng có vài phút để nghỉ ngơi khi đang quá mệt.


"Làm tổ chim”


Mẹ có thể nghĩ ra ý tưởng làm một cái lều hay tổ chim để cho trẻ khám phá. Mẹ hãy dùng chăn, gối hoặc các vât dụng có thể dựng thành một cái lều hoặc một cái tổ tròn dưới sàn nhà. Sau đó thì bỏ vào đó một số món đồ chơi để con có thể tự chơi, sau đó thì nằm xuống cạnh đó để có thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong khi con đang say mê khám phá "cái tổ” của mình.


Giả vờ làm "búp bê”


Trẻ con rất thích hoạt động giả vờ làm người lớn và chăm sóc người khác. Bạn hãy giả vờ là… em bé búp bê khổng lồ và búp bê khổng lồ có thể nằm nghỉ để cho "bác sỹ” hoặc "mẹ” chăm. Trẻ sẽ thích thú với các hoạt động đắp khăn lên trán, kẹp nhiệt độ… và bạn cũng có chút thời gian để nghỉ ngơi. Hoặc trẻ có thể hát cho bạn nghe, vuốt ve hoặc ôm bạn…


Cắt dán


Cắt dán thường là trò chơi "giữ chân” trẻ được lâu nhất. Bạn có thể cung cấp cho chúng một chiếc kéo nhựa và những mảnh giấy màu và để chúng thỏa sức cắt, dán những hình thù mà chúng thích. Ít nhất bạn cũng có thể có được 30 phút để nghỉ ngơi, nằm thư giãn mà không bị quấy rầy.

Nguồn:http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/bi-quyet-de-con-tu-choi-vui-trong-nhung-ngay-me-om-met.html

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Tiêu chí lựa chọn khăn phù hợp cho em bé

Khăn là một trong số những món đồ được chọn lựa kỹ càng cho bé yêu. Bởi lẽ nó là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm của bé. Để có được những quyết định đúng đắn, mẹ nên biết một vài tiêu chí chọn mua khăn an toàn và bền đẹp.

Chất lượng là ưu tiên hàng đầu


Khăn được dùng nhiều trong giai đoạn trẻ sơ sinh và thời kỳ ăn dặm. Vì thế, bạn cũng không ngần ngại để sắm sẵn cho con. Tuy nhiên, nguyên liệu làm nên mộtchiếc khăn chất lượng, đảm bảo an toàn cho trẻ lại thường không rõ ràng.
Đối với khăn ăn lẫn khăm tắm, bạn phải đảm bảo chọn đúng loại khăn có nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất hoặc phẩm màu độc hại để nhuộm khăn. Những chất này rất dễ gây kích ứng da và có nguy cơ làm viêm da.

Để làm được điều này, bạn có thể dùng khăn lau trên bề mặt da tay nhằm cảm nhận độ mềm mại của sợi bông, kết cấu khăn phải chắc, không bị rạn khi kéo ra. Khăn tốt sẽ không trở nên cứng ráp, không xổ bông, không bị rạng kết cấu dệt và đổ màu loang sau mỗi lần giặt. Nếu mua phải những khăn có các vấn đề này và dùng chúng cho trẻ lau khô có thể làm trầy xướt và khiến trẻ đau.

Khối lượng phải phù hợp với từng mùa
Đối với mỗi mùa trong năm, bạn nên dùng các loại khăn khác nhau sao cho phù hợp. Nếu vào mùa khô, bạn có thể dùng khăn dày hơn. Ngược lại, vào mùa mưa bạn nên dùng khăn mỏng hơn. Điều này vừa tiện cho việc phơi phóng vừa tránh khăn mốc ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trẻ.
Khi chọn mua khăn, bạn có thể nhìn vào chỉ số GSM ghi trên khăn. Thông thường, khăn cao cấp sẽ trên 500 và khăn thường dưới 500. Tuy nhiên, nếu bạn biết linh hoạt dùng các loại khăn sao cho phù hợp với mùa và mục đích sử dụng thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu để lau mình cho trẻ sơ sinh, bạn có thể sử dụng khăn dày. Nếu lau khô đầu cho trẻ, bạn có thể dùng khăn mỏng hơn…

Màu sắc và thiết kế nổi bật
Hãy xem khăn như món đồ trang trí giúp phòng tắm thêm sinh động. Luôn nhớ cân nhắc sự hài hòa màu sắc và hình khối trong khu vực treo khăn. Nếu màu nền của tường là màu trung tính, bạn có thể dùng một chiếc khăn màu sắc để làm nổi bật không gian.
Với bé, những hình khối có sức hút đặc biệt. Vì thế, mẹ có thể chọn khăn có các khối kẻ sọc đối lập màu sắc như đen đỏ, đen trắng…

Cách khác, bạn có thể chọn các loại khăn có họa tiết sặc sỡ hoặc những hình ảnh ngộ nghĩnh để làm bật không gian tối giản của phòng tắm.

Những lưu tấm này có thể giúp ích phần nào trong việc hình thành gu thẩm mỹ cho trẻ với những trang trí phòng tắm nổi bật và tinh tế từ những chiếc khăn mềm mại, đáng yêu.

Lưu ý khi dùng khăn cho trẻ

Cũng như người lớn, trẻ em cần đến những loại khăn chuyên biệt cho từng mục đích sử dụng như: khăn ăn, khăn tắm, khăn lau mặt, khăn lau đầu, khăn lau tay.

Cùng với đó, bạn phải hết sức lưu ý việc phơi phóng và giữ gìn khăn. Nên phơi khăn trực tiếp dưới ánh mặt trời để sạch khuẩn. Những chiếc khăn được phơi trong bóng râm hoặc trong phòng sẽ rất dễ ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn thế, tuổi thọ của khăn cũng sẽ giảm đi vì các sợi bông bị lão hóa. Để bảo quản khăn tốt nhằm giữ gìn tính năng của mỗi loại khăn, bạn nên dùng xà phòng tắm để giặt. Điều này cũng có ích hơn đối với làn da nhạy cảm của bé trước những loại xà phòng có chất tẩy mạnh.

Bên cạnh đó, nếu thấy khăn đã ngả vàng, ố đen hoặc sợi bông khô cứng, bạn nên thay khăn cho bé để chắc chắn làn da bé được bảo vệ trong điều kiện tốt nhất.

Những điều nên lưu ý khi cho bé bú bình



Cho bé bú với tư thế nào là đúng, có nên tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng hay không? Pha sữa như thế nào?... là những vấn đề mà nhiều bà mẹ còn chưa năm rõ. Dưới đây là những lưu với khi cho trẻ bú bình , các mẹ mới có con lần đầu nên nhớ nha!

Nên dùng bình nhựa hay bình thủy tinh?

Điều này đôi khi không phải là bạn chọn mà là con chọn. Bé có thể thích một loại bình nào đó. Một số điều bạn cần xem xét khi lựa chọn là: bình nhựa nhẹ hơn bình thủy tinh và không dễ vỡ nhưng bình thủy tinh thường bền hơn (trừ trường hợp bị rơi vỡ).
Trước đây, một số phụ huynh chọn bình thủy tinh để tránh hóa chất BPA có trong một số bình nhựa (chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường). Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bình nhựa đều làm bằng nhựa PP được kiểm định an toàn nên có thể yên tâm. Vì thế, cần lựa chọn bình không chứa BPA.
Núm vú
Hầu hết các núm vú được làm bằng silicon hoặc cao su và có nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có thể có tốc độ dòng chảy khác nhau, phụ thuộc vào kích thước lỗ núm vú. Bạn có thể thử vài loại để biết cái nào con thích nhất. Nên kiểm tra thường xuyên núm vú xem có các dấu hiệu mài mòn hoặc nứt nào không. Nên thay núm vú bình sữa khi bị mòn hay đổi màu.
Bú bình như bú mẹ
Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé.
Nếu bé khóc, bạn cần dỗ dành bé nín trước khi cho bé ăn. Khóc có thể là biểu hiện bé quá đói. Tốt hơn là bạn nên cho bé ăn trước khi bé khóc vì đói. Biểu hiện của việc bé thèm ăn là bé ngọ nguậy tay chân, mở miệng, chóp chép miệng và quờ tay hoặc tóm lấy bất cứ vật gì cho vào miệng.
Cách bế bé bú bình
Cho bé đeo yếm hay khăn để sữa không dây vào quần áo. Bế bé lên sao cho phần đầu ở cao hơn phần cơ thể còn lại. Đưa bình sữa cho bé bú và quan sát bé ăn. Việc quan sát này giúp bạn biết khi nào bé ăn hết và tránh con có thể bị sặc. Nếu bé ăn chậm, nên thử giúp bé ợ hơi trước đó.
Cách giúp bé ợ hơi
Nếu bé cần ợ hơi khi đang ăn hoặc sau khi ăn, hãy bế bé vào lòng hoặc bế bé dựa vào vai bạn. Nhẹ nhàng xoa hay vỗ lưng bé. Bạn cũng có thể đặt bé nằm lên đùi mình, nâng đầu con và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể sẽ trớ ra một ít sữa, vì thế nên lót một tấm khăn mỏng. Nếu bé không ợ hơi sau vài phút nhưng có vẻ thoải mái, đừng lo lắng. Không phải tất cả trẻ đều phải ợ hơi sau mỗi lần ăn.
Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình
Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại
Vuốt lưng cho em bé hết trớ
Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do bé dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể vuốt lưng để giúp bé hết trớ. Cách vuốt lưng: Bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới.
Lúc nào cần đổi sữa công thức
Nếu bé bị nôn trớ nhiều hoặc quấy khóc, bạn có thể nghĩ tới lỗi của sữa công thức. Đôi khi, bé có thể bị dị ứng và có các triệu chứng như ói mửa, tiêu chảy hay da khô đỏ. Nếu bạn thấy điều này, hãy xin tư vấn của bác sĩ. Chuyên gia sẽ khuyên bạn đổi sữa và có thể tư vấn loại nào phù hợp với bé. Trong trường hợp này, bạn đừng tự ý đổi sữa mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Bảo quản sữa 
Nếu bé bú sữa công thức không hết thì phần còn lại trong chai không nên để đó cho bé dùng tiếp. Nếu là sữa công thức dạng nước đã mở nắp thì cần ngay lập tức cho vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa công thức từ sữa bột, có thể trữ 24 giờ trong tủ lạnh.
Nếu sữa công thức để bên ngoài 2 giờ, nên đổ bỏ. Nên pha lượng sữa vừa đủ, đừng pha quá nhiều và để dành. Sữa mẹ có thể cất trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày hoặc nên cấp đông để giữ được 3 tháng nếu điều kiện cấp đông đảm bảo ở 0 độ.
Không dùng lò vi sóng
Mùa đông, nếu pha sữa bị lạnh, bạn muốn làm nóng sữa liền nghĩ ngay tới lò vi sóng. Điều này không tốt chút nào đặc biệt khi bạn sử dụng bình sữa bằng nhựa. Nếu muốn hâm nóng, bạn nên đun nước sôi và đổ ra bát và nhúng bình sữa vào.
Bé sẽ không bú nữa khi bé no
Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được cho bồi bổ quá nhiều. Bạn nên đọc được dấu hiệu khi nào bé no khi nào bé đói để duy trì mức cân nặng hợp lí cho bé.
Pha sữa đúng cách
Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh.
Để tránh bị mất nhiều thời gian vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn nên để sẵn sữa, nước, bình trên bàn cạnh giường. Khi bé thức dậy đòi ăn thì bạn lấy đồ đó pha cho nhanh, không cần lịch kịch xuống bếp nữa.
Không cho bé vừa nằm cũi ngủ vừa bú bình
Dù cho bé chưa mọc răng nhưng bé vừa ngủ vừa bú bình sữa hoặc nước ép hoa quả cũng dẫn tới sâu răng về sau và có thể gặp một số rắc rối tiềm tàng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cho bé ăn trước giờ bé đi ngủ.
Vừa cho bé bú bình vừa cho bú sữa mẹ
Rất nhiều bà mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ vài tháng sau sinh có thể giảm về lượng nhưng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bạn không nên bỏ phí nó.