Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Những tiêu chí mẹ cần biết khi lựa chọn nôi trẻ em cho bé

Những chiếc nôi trẻ em ra đời với mục đích gì? và chúng có ích lợi gì? Đúng vậy! đó là khi bé nhà bạn quấy khóc do buồn ngủ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để dỗ bé, hay phải trông chừng bé suốt ngày mà không có thời gian quan tâm đến việc nhà, đến mái ấm gia đình hoặc việc chăm chút cho bản thân sau khi sinh nở. 
 
Để giải quyết các vấn đề đó cho bạn, trên thị trường hiện nay đã và đang xuất hiện rất nhiều các loại nôi cao cấp cho bé. Những chiếc nôi ra đời tạo điều kiện để giúp các mẹ sẽ không còn phải dành hàng giờ để trông bé, đưa ru bé ngủ nữa thay vào đó, mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành tốt những việc của mình.
Vậy phải chọn loại nôi như thế nào là tốt và đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ có thể tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây:
Bạn nên chọn loại nôi trẻ em có lưới nằm phẳng, giúp bé nằm thoải mái và không bị cong lưng.
Trên thị trường có rất nhiều loại nôi cho bé với kiểu kiểu dáng cũng như tính năng công dụng khác nhau. Do đó, để quyết định mua một chiếc nôi cho bé với các chức năng yêu cầu thì không ít các ông bố, bà mẹ gặp nhiều khó khăn.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn, sử dụng nôi cũi an toàn và tối ưu nhất cho bé yêu của mình:
1. An toàn: 
Đây là tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu khi chọn mua nôi trẻ em:
– Nhịp đưa (rung): chọn nôi cho bé có nhịp đưa đều, êm, không giật cục để đảm bảo giấc ngủ sâu cho bé. Đây là điều kiện tốt, giúp bé phát triển trí não lẫn thể chất.
– Nên chọn loại nôi trẻ em có lưới nằm phẳng, giúp bé nằm thoải mái và không bị cong lưng.
– Lòng nôi cho bé phải thông thoáng, rộng rãi. Nôi đưa phải đảm bảo không bị đứng máy khi trẻ nằm nghiêng.
– Phải an toàn tuyệt đối về điện. Thông thường, nôi cho bé cần phải sử dụng bộ biến điện an toàn (adaptor) từ 6volt – 12volt.
2. Tính thẫm mỹ:
– Nên chọn loại nôi trẻ em có thiết kế sang trọng đẹp mắt, màu sắc cùng "tông”, hài hòa với màu chủ đạo của không gian, rèm cửa, nội thất…cho phù hợp với vị trí muốn đặt nôi cho bé.
– Bạn cũng có thể chọn màu sắc theo giới tính của bé, chẳng hạn bé gái thường thích màu hồng, màu cam… còn bé trai bạn có thể chọn gam màu xanh như xanh lá cây, xanh dương…
3. Dễ sử dụng:
– Không phải lúc nào bạn cũng là người duy nhất sử dụng cũng có lúc là ông hay bà sử dụng chúng. Do vậy, để nhiều người đều dễ dàng sử dụng được chúng thì dĩ nhiên nó phải được thiết kế một cách đơn giản, không được quá cầu kì. Chẳng hạn khi muốn chuyển sang chế độ đưa tay (không đưa tự động) thì không cần thao tác chuyển đổi phức tạp.
4. Cần quan tâm đến chế độ bảo hành:
– Khi mua bất cứ đồ vật nào, nôi cũng vậy, bạn nên chọn những thương hiệu có uy tín, hay những nhà sản xuất có tên tuổi lâu năm để mua. Bởi lẽ nếu được sản xuất ở những nơi uy tín chúng sẽ có chế độ bảo hành tốt và nhanh chóng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
5. Kiểm tra các chi tiết:
– Nhiều khi chúng ta mua đồ gì đó đều dựa trên sự cảm tính ví dụ thấy nó đẹp, rộng rãi, màu sắc bắt mắt là bạn mua. Điều này thật không nên chút nào, nếu bạn chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài thì bạn không thể đánh giá được chất lượng chúng một cách chính xác. Do vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho con mình, bạn cần kiểm tra kỹ các chi tiết như khoá kéo, móc kim loại hoặc nhựa, ốc vít không được sắc cạnh, độ láng mịn của thành nôi cho bé…xem xét thật kĩ xem chúng đủ chắc chắn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con mình hay chưa rồi hãy quyết định mua chúng.
– Đáy nôi cho bé phải được ghép khít (không nên có khe hở lớn) trẻ dễ bị lọt ngón tay, ngón chân và kẹt giữa các khe làm bé đau.
Bạn hãy sử dụng nôi trẻ em để tạo cho con bạn một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ thoải mái và an toàn nhất ngay cả khi không có bạn nằm bên cạnh chúng.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Những bệnh thường xuất hiện lúc giao mùa ở trẻ nhỏ



Thời điểm giao mùa là thời điểm đáng báo động cho các bệnh dịch ở trẻ em. Cơ thể bé yêu còn yếu ớt, sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị dịch bệnh tấn công.

Những bệnh thường xuất hiện lúc giao mùa ở trẻ nhỏ:
Sốt xuất huyết



Thường bắt đầu vào tháng 2 – 3. 

Cần chú ý phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm... để hạn chế sự phát triển của muỗi.

Rôm sảy

Cho bé chơi ở nơi thoáng mát, giữ nhà cửa sạch sẽ, không bị ẩm mốc, bụi bặm. Vệ sinh hàng ngày cho bé.

Viêm phế quản, viêm phổi 

Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng có thể giảm tính hiếu động ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn, gây nguy hiểm cho bé.

Bệnh tiêu chảy 

Do ảnh hưởng của thời tiết, trẻ cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp mà nguyên nhân là do nhiễm rota virut. Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp ở mức độ mất nước nặng, phụ cha mẹ cần cho trẻ bù nước ngay và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 

Một số cách phòng tránh bệnh

Giữ ấm cho bé khi thời tiết trở lạnh, hay khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm.

Không cho bé tiếp xúc với người bị bệnh.

Ăn chín, uống sôi. Nước cho bé uống nên là nước ấm.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ. 

Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

8 điều cô giáo mầm non muốn bố mẹ của các bé hiểu được


Mối quan hệ giữa cô giáo và cha mẹ rất quan trọng. Nếu cả hai biết kết hợp thì việc nuôi dạy trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là một vài điều giáo viên mong bố mẹ hiểu được.


Kiểm tra cặp sách của con vào buổi tối            

Điều này vô cùng cần thiết vì cô giáo có thể có một số điều gì đó muốn truyền đạt tới gia đình và bạn cũng cần kiểm tra xem cặp sách của con còn thiếu những gì để bổ sung cho con, chuẩn bị đi học cho ngày hôm sau. Đối với trẻ mầm non, thì 2-3 bộ quần áo kèm theo tất, khăn... trong mùa lạnh như thế này là vô cùng cần thiết. Nếu thiếu các cô sẽ phải "mượn" tạm của bạn nào đó để dùng cho con sẽ rất bất tiện. Bố mẹ cần chuẩn bị đủ để các cô đỡ vất vả hơn và sức khỏe của các con cũng cần đảm bảo hơn.

Cho cô giáo biết tình trạng của con ngày hôm nay

Có thể bạn không cần quá chi tiết những hãy bằng cách đơn giản và ngắn gọn nhất cho chúng tôi biết tình trạng của con bạn hôm nay. Điều đó sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc nuôi dạy trẻ.

Hãy chú ý đến giấc ngủ của con

Nếu trẻ thức khuya đẻ xem ti vi hay chơi điện tử thì sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung và chú ý của trẻ vào ngày hôm sau, Vì thế bố mẹ hãy chắc chắn để con được ngủ đủ giấc. Điều này sẽ quyết định gần như năng lượng vui chơi và học tập của trẻ trong ngày.

Trao đổi với cô giáo nhiều hơn

Nhiều bậc cha mẹ do vì bận, sáng vội vàng đưa con đến trường trong tình trạng sắp muộn làm và chiều về thì đã nhá nhem tối chỉ kịp đón con mà không trao đổi gì thêm với cô. Thực tế, giáo viên vẫn mong bố mẹ quan tâm đến việc học của con. Bởi vì điều này rất quan trọng trong những năm sau nữa và đó là cầu nói để bố mẹ hiểu con hơn. Hơn nữa việc trao đổi với cô giáo sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được một cách tóm tắt về các hoạt động trong ngày của con và cùng nhau nói chuyện về điều đó vào buổi tối vừa để ôn lại vừa thêm gắn kết với con.

Bố mẹ có thể hỏi cô giáo bất kỳ điều gì

Giao tiếp, trao đổi, tương tác nhiều hơn với nhà trường là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn ở các bậc cha mẹ. Thầy cô xem giáo dục là một quá trình hợp tác giữa họ và bố mẹ vì vậy nếu bạn có những câu hỏi, hay vấn đề gì quan tâm hãy nói với giáo viên.  Bố mẹ trao đổi và hợp tác càng rõ ràng  thì việc học tập của con ở trường sẽ càng tốt hơn.

Thông cảm nếu trẻ có "mách"khi bị đánh

Tất nhiên, không bố mẹ nào muốn con mình có vết xây xước nào đó mỗi chiều đón con sau khi tan sở. Nhưng việc trẻ con vui chơi, va chạm và có "tranh giành" là điều hết sức bình thường. Dù các cô đã cố gắng kiểm soát nhưng không thể triệt để được. Nếu hậu quả không quá lớn như chỉ một vết xước nhỏ thì bố mẹ cũng vui vẻ và thông cảm hơn.

Nắm vững về quá trình học tập của con

Biết về giáo viên của trẻ và chắc chắn rằng bạn có thể dễ dàng liên lạc với họ qua điện thoại hoặc email. Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh. Và quan trọng nhất hãy luôn hỏi thăm và trò chuyện với con về những việc xảy ra trên trường và lớp.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường

Đừng bỏ lỡ những sự kiện quan trọng hay các hoạt động ngoại khóa của trường học ví dụ như cuộc thi tài năng, đêm hội vật lý… Phụ huynh sẽ giúp con hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa. Điều này chắc chắn không chỉ giúp cho con của bạn thành công hơn ở trường mà còn giúp con lưu giữ được những kỉ niệm đẹp của cuộc đời học sinh.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

5 cách giúp mẹ chăm sóc tóc cho con yêu

Dùng lược thưa chải tóc
 
Nếu tóc của con dài hoặc khi vui chơi hàng ngày có thể khiến mái tóc bị rối, mẹ nên chú ý chải tóc cho con thường xuyên ngày 2 lần vào mỗi sáng tối, nhất là chải tóc trước khi gội đầu cho con để loại bỏ bất cứ sợi tóc rối nào.
Chỉ nên chải tóc nhẹ nhàng cho con. Tuyệt đối không nên kéo mạnh, giật tóc khi gỡ bỏ tóc rối. Bên cạnh đó, nên sử dụng một chiếc lược răng thưa chải tóc sẽ giúp tóc con bớt rối, đỡ rụng mỗi ngày.


Gội đầu thường xuyên
Để mái tóc của con sạch sẽ, tốt nhất mẹ bé hãy gội đầu cho con 3-4 lần/tuần. Bạn chỉ nên sử dụng loại dầu gội đầu dịu nhẹ được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên và không nhiều bọt để gội đầu cho con. Điều này giúp không hại da đầu lại tránh được bọt dầu gội đầu chảy vào mắt bé.
Với những bé đã lớn hơn, mẹ có thể dạy con gội đầu bằng cách sử dụng ngón tay để xoa bóp vào da đầu khi gội. Không sử dụng móng tay để gội đầu.
Để khô tóc tự nhiên
Một em bé cần được mẹ hướng dẫn cách làm khô mái tóc của mình một cách tự nhiên. Bởi vì nếu sau khi gội đầu, con bạn sử dụng những biện pháp làm khô tóc không đúng cách sẽ rất có hại cho mái tóc của bé. Do đó, mẹ phải dạy con không chà xát mái tóc ướt quá mạnh với khăn khô. Nếu muốn sử dụng máy sấy tóc, hãy luôn để nó ở nhiệt độ thấp nhất, tránh gây tổn thương cho tóc của bé.

Cắt tóc 2 tháng/lần
Cắt tóc thường xuyên có thể là một trong những cách tốt nhất giúp mái tóc của con khỏe mạnh và bóng đẹp. Ngay cả nếu con có mái tóc dài thì bạn vẫn nên cắt tóc mỗi 6-8 tuần cho con để giúp tóc không chẻ ngọn.
Tránh những phụ kiện làm đẹp tóc
Khi lớn hơn, con của bạn có thể muốn sử dụng những chiếc cặp tóc, bờm, hoặc nhiều phụ kiện khác để làm đẹp mái tóc. Tuy nhiên, bạn hãy cảnh giác khi cho con làm điệu với các phụ kiện này bởi chúng thường sắc, nhọn có thể gây tổn hại cho da đầu và khiến tóc hư hại.
Luôn giữ mái tóc của bé với chiếc chun buộc tóc đơn giản để hạn chế mái tóc rối mà vẫn gọn gàng.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Cẩm nang của mẹ khi tắm cho bé nhà bạn vào mùa đông



Làm sao để tắm cho trẻ an toàn trong mùa đông là băn khoăn của nhiều bà mẹ.
Thời tiết đang chuyển lạnh khiến cho các bậc phụ huynh có con nhỏ vô cùng lo lắng. Không chỉ lo lắng về vấn đề giữ ấm cho con lúc ngủ, các mẹ còn quan tâm đến việc tắm cho trẻ vào mùa đông, làm sao để tắm cho trẻ an toàn. Đặc biệt với những người mới làm mẹ lần đầu tiên sẽ cảm thấy lo lắng vì con có thể bị cảm lạnh nếu không được tắm đúng cách.


Thời gian tắm cho các bé
Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.
Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.
Các bước quan trọng
Bước 1: Chú ý nhiệt độ phòng tắm, nên để ở mức trên 230C.
Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.
Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm.
Bước 2: Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ mọi thứ cần thiết
Trước khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.
Bước 3: Nhất thiết phải dùng nước nóng
Khi tắm cho trẻ vào mùa đông, dù trời lạnh đến mức nào, mẹ cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa.
Nhiệt độ nước thích hợp là từ 330C đến 360C. Mẹ nên dùng khuỷu tay hoặc cổ tay của mình để cảm nhận xem nhiệt độ có thích hợp hay không. Trường hợp mẹ vẫn chưa chắc chắn được độ ấm của nước thích hợp cho con thì có thể dùng nhiệt kế đặc biệt để kiểm tra. Khi pha nước tắm cho con, mẹ nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ cho nước nóng vừa.
Bước 4: Đặt bé vào chậu tắm
Đặt bé nằm trong giường tắm, nếu không có một chiếc giường tắm, mẹ hãy đặt một chiếc khăn dày dưới đáy của bồn tắm để chống trơn. Mực mước mực nước trong chậu chỉ khoảng 8 cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào.
Bước 5: Rửa mặt trước tiên
Rửa mặt của bé bằng nước sạch đầu tiên. Vệ sinh sạch sẽ mắt và mũi của con bằng bông gòn. Và sau đó rửa sạch toàn bộ khuôn mặt của bé với khăn mặt có chất liệu mềm. Chú ý mẹ nên cẩn thận tránh để nước vào mắt trẻ.
Sau khi rửa mặt xong, mẹ tiến hành gội đầu cho con. Lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé. Khi tắm toàn thân người, mẹ lưu ý phải thao tác nhanh để tránh làm hạ nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng có ngấn (nếp gấp) ở cổ, nách,háng phải lau cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi hơn.
Bước 6: Lau người, mặc quần áo
Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé. Nếu để ý, mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại, hãy từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.
Khi lau người cho con, mẹ hãy chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân.
Lưu ý khi tắm cho trẻ vào mùa đông
- Không nên cởi hết quần áo: Với các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ nên tắm đến chỗ nào thì cởi chỗ đó, không nên cởi hết quần áo con ra một lúc. Sau khi tắm sạch rồi thì nhanh chóng quấn khăn để lau người và giữ ấm cho con. Khi mặc quần áo cho con, mẹ cũng mặc quần áo đến đâu cho con thì bỏ khăn ra đến đó.
- Tắm từ dưới lên trên: Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Mẹ rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên dội nhẹ nước ấm lên trên.
- Mùa đông, không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm nhưng vẫn phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Trẻ em do không phải làm việc như người lớn nên cũng ít bị cáu bẩn hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần.
- Cần phải chọn sữa tắm đúng cách: Vào mùa đông, mẹ nên chọn cho bé loại sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm dịu nhẹ.
- Da bé sơ sinh rất mềm mại, trước khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi, mẹ không nên dùng xà bông hay những chiếc bông có thấm nước rửa, vì làm như vậy sẽ mất đi những chất dầu tự nhiên, khiến da bé bị khô.
- Lau người bé xong mới gội đầu. Đây là cách tắm gội rất khoa học không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. Gội đầu sau khi tắm giúp não bộ kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể. Làm như vậy có tác dụng bảo vệ bộ não trẻ.
- Mẹ đừng bao giờ tắm gội, lau người vào lúc trẻ đói bụng. Trẻ sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên lau người khi mới vừa cho ăn no xong, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ọc thức ăn.