Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Chọn áo ngực cho bà bầu và mẹ sau sinh

Khi mang thai, cuộc sống của mẹ thay đối rất nhiều từ tâm trạng, chế độ ăn uống và sinh hoạt cho đến diện mạo, trang phục và cả... nội y nữa. Mẹ sẽ rất ngạc nhiên về cỡ ngực của mình cũng như sự nhạy cảm ở vùng "tam giác”, và những điều đó đồng nghĩa với việc mẹ cần thay đổi ngăn kéo quần áo lót khá nhiều cho giai đoạn mang thai và cho con bú đấy.



Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ thay đổi rất nhiều, do vậy mẹ sẽ rất cần những bộ đồ lót mới.

Cố gắng tìm chiếc áo ngực "chuẩn” cho suốt thời gian mang thai dường như là điều không thể. Không chỉ ngực bạn thường xuyên thay đổi kích thước và hình dạng mà còn có những lúc chúng làm bạn đau đớn và khiến bạn chẳng muốn mặc áo ngực nữa.

Bạn có thể nghĩ đơn giản rằng trong thai kỳ thì chỉ cần mua những chiếc áo ngực cỡ lớn hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia sản khoa khuyến khích thai phụ nên lựa chọn áo ngực loại dành cho bà mẹ đang cho con bú để thay thế.các chuyên gia sản khoa khuyến khích thai phụ nên lựa chọn áo ngực loại dành cho bà mẹ đang cho con bú để thay thế. Ngực bạn sẽ thay đổi qua nhiều cỡ cúp ngực khác nhau, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ ba và sau khi sinh. Nếu cho con bú, ngực bạn sẽ còn lớn hơn nữa khi các tuyến sữa tự điều chỉnh theo nhu cầu bú của bé (cỡ ngực của bạn sẽ ổn định lại khi hai mẹ con áp dụng chế độ ăn từ sữa công thức). Chiếc áo ngực được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ cho con bú có thể điều chỉnh linh hoạt cúp ngực và vòng lưng phù hợp với cả bà mẹ mang thai và sau sinh.

Áo ngực cho bú khác áo ngực thường thế nào?

Phụ nữ mang thai thường băn khoăn với việc lựa chọn áo ngực cho bú vì nghĩ rằng loại áo này chỉ thiết kế để thoải mái chứ không nữ tính và hơi… xấu phom. Nhưng sự thể không đến mức ấy, các nhà sản xuất và kinh doanh đồ lót ngày nay hiểu rằng cả khi mang thai hay cho con bú, phụ nữ vẫn luôn muốn mình giữ được nét quyến rũ thời son rỗi.

Cũng như áo ngực thông thường, áo ngực cho bú có các móc điều chỉnh nằm sau bản lưng áo. Nếu như áo ngực thường chỉ có từ 1-3 nấc móc để thay đổi kích cỡ vòng lưng thì áo ngực cho bú sẽ có 4 nấc, thường có thêm móc phụ để có thể mở rộng thêm với miếng cài rời. Đa số bản lưng của áo ngực cho bú cũng rộng hơn để nâng đỡ các tuyến tạo sữa.


Áo ngực dành cho bà bầu và phụ nữ cho con bú có thiết kế đặc biệt cho sự phát triển của ngực và chức năng cho bú thuận tiện.

Các chi tiết hỗ trợ phần bầu ngực là điểm mà áo ngực cho bú khác hẳn với áo ngực thường. Để giúp bé dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với bầu vú của mẹ khi cho bú, áo ngực loại này cho bạn một vài kiểu thiết kế mở nắp cúp ngực để lựa chọn. Loại phổ biến nhất có khóa cài ở trên cúp ngực (phần nối với dây treo) cho phép bạn lật phần cúp xuống; một thiết kế khác có mối ráp ở giữa hai cúp áo cho phép bạn lật nắp vải ra hai bên về phía nách. Một loại khác có thiết kế khoét lỗ ở phần đầu vú và mặc kèm các nắp rời được cài bên trong che kín đầu vú, bạn chỉ cần rút nắp vải này ra, cho con bú và cài lại sau đó (và cũng dễ dàng thay nắp rời trong trường hợp sữa chảy làm bẩn nắp). Tất cả các loại áo ngực cho bú đều được thiết kế để mẹ có thể dễ dàng thao tác bằng một tay trong khi tay kia bế em bé đang đòi bú.

Vải bông cotton thường được chọn để sản xuất áo ngực cho bú bởi đặc tính nhanh khô rất quan trọng để giữ cho đầu vú của bà mẹ được khô ráo trong giai đoạn cho con bú. Một số người cho rằng chất liệu vải tổng hợp sẽ không thông thoáng tốt như cotton, trong khi một số chuyên gia trong ngành trang phục lót cho rằng những loại áo ngực tân tiến được may từ các loại vải tổng hợp đặc biệt thông thoáng ngang ngửa nếu không muốn nói là còn hơn cả chất liệu vải cotton.

Thêm vào đó, những kiểu dáng áo khác nhau có thể thích hợp cho từng thời điểm khác nhau trong thai kỳ và những trải nghiệm cho bú. Bạn có thể dùng áo hỗ trợ điều chỉnh bản lưng trong những tuần đầu cho con bú, nhưng khi đã cho bú quen, kiểu áo không có bản cài sẽ tốt hơn cho việc sinh hoạt.

Chọn áo ngực thai sản và cho bú sao cho vừa vặn?

Chọn được chiếc áo ngực cho bú vừa vặn và phù hợp là rất quan trọng. Nếu bà mẹ cho con bú mặc một chiếc áo lót quá chật, nó sẽ chèn ép lên các mô ngực có thể dẫn đến tắc tuyến sữa. Để tránh các nguy cơ sức khỏe từ trang phục không vừa vặn, hãy lấy số đo cơ thể để đảm bảo chọn được kích cỡ đúng cho mình. (Bạn có biết rằng đến 80% phụ nữ đang mặc áo ngực không đúng cỡ với mình?)

Có hai cách đo cỡ áo ngực dành cho thai phụ và bà mẹ cho con bú:

Cách 1: tương tự cách đo cỡ áo ngực thường – phù hợp với thai phụ trong 6 tháng đầu thai kỳ

- Để đo cỡ áo phù hợp, hãy bắt đầu bằng cách mặc một chiếc áo ngực không độn và vừa vặn nhất với bạn vào lúc này. Tư thế đo là tư thế đứng thẳng trước gương. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy nhờ người thân hoặc nhân viên cửa hàng đo giúp.

- Quấn thước dây vừa khít quanh lồng ngực của bạn, ngay dưới chân ngực và đảm bảo là vòng dây song song với mặt sàn. Nếu bạn đang dùng thước dây chỉ chia cm, hãy đổi đơn vị này ra inch (1 inch = 2.54 cm) vì một số hãng áo lót sẽ ghi cỡ theo inch. Con số này chính là số đo vòng lưng của bạn. Nếu ra số lẻ, hãy làm tròn xuống nếu bạn muốn mặc sát hoặc làm tròn lên nếu bạn thích thoải mái một chút.

- Để lấy số đo cúp ngực, hãy vòng thước dây quanh chỗ đầy nhất của ngực bạn. Bạn cần giữ cho dây đo căng, không chùng và không quá chặt. Trừ con số bạn vừa đo được (đã đổi sang inch) với số đo vòng lưng rồi so sánh hiệu số này với bảng kích cỡ áo của nhãn hiệu mà bạn chọn (vì các hãng có thể có chuẩn kích cỡ khác nhau).

Ví dụ, nếu số đo vòng lưng của bạn là 41 inch và số đo vòng ngực là 38 inch, chênh lệch giữa hai vòng sẽ là 3 inch. Theo bảng kích cỡ của nhãn Medela, cỡ áo của bạn sẽ là 38C. Hoặc bạn có thể tham khảo cỡ áo theo đơn vị centimet ở bảng dưới:



Cách 2: phù hợp với thai phụ ở 3 tháng cuối thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú

- Đo cúp ngực tương tư cách trên (tức là lấy số đo vòng đỉnh ngực trừ đi số đo vòng chân ngực).

- Đo vòng lưng bằng cách vòng thước dây ngay dưới nách và song song với sàn.

Lưu ý: các số đo nên được làm tròn lên và lấy trong vòng nhiều nhất là 2 tuần trước ngày dự sinh của bạn.

Nếu bạn đang trực tiếp thử áo tại cửa hàng, hãy chú ý mức độ thoải mái mà chiếc áo đem lại cho bạn. Nếu áo quá lỏng, ngực bạn sẽ không được nâng đỡ và bảo vệ tốt, nhưng nếu nó quá chật sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy nhớ rằng ngực bạn sẽ lớn hơn nữa khi bạn bắt đầu cho con bú, không chỉ vậy bạn có thể sẽ cần dùng thêm giấy hoặc miếng lót ngực nữa. Hãy làm tròn lên một cỡ vòng lưng để "trừ hao” cho những thay đổi này.

Ngày nay, các hãng sản xuất áo ngực dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã nhận thấy nhu cầu cỡ áo ngực lớn hơn so với trước. Cỡ cúp ngực lớn nhất hiện đã có đến cỡ H. Tuy nhiên, do đa số phụ nữ Việt Nam có vóc người nhỏ nên bạn có thể khó tìm thấy các cỡ "ngoại hạng” này ở các cửa hàng đồ lót thông dụng. Các cửa hàng trực tuyến chuyên nhận đặt hàng từ nước ngoài sẽ giúp bạn tìm được cỡ áo phù hợp với giá có thể không cao hơn bao nhiêu.

Chọn nước khoáng thiên nhiện Lavie cho mẹ và bé

Nước khoáng thiên nhiên La Vie thích hợp sử dụng hàng ngày cho mọi người, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nguồn nước khoáng La Vie có hàm lượng khoáng thấp (dưới 350 mg/l), không gây ra triệu chứng vôi hóa hoặc sỏi thận, sẽ giúp cơ thể dung hòa nhu cầu nước uống và khoáng chất mỗi ngày.

Dưới sự giám sát chất lượng của Tập đoàn Nestlé Water, công ty hàng đầu thế giới về nước uống đóng chai, La Vie được đóng chai bằng một quy trình khép kín ngay tại nguồn mà không qua khâu xử lý hóa học nào.

Nước khoáng La Vie được khai thác bằng một quy trình công nghệ hiện đại và khép kín, là kết quả chắt lọc của thiên nhiên, mang đến cho con người nguồn nước mát lành, sảng khoái, tràn đầy sức sống với vị thanh mát. Sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất nước uống theo đúng tiêu chuẩn, La Vie đã trở thành thương hiệu hàng đầu của ngành nước uống đóng chai trong nước.



Vừa qua, Nestle Waters đã đầu tư một nhà máy sản xuất nước khoáng thiên nhiên La Vie đóng chai trị giá hơn 6 triệu USD tại Long An. Trong đó, mỗi dây chuyền có năng suất gấp hai lần so với dây chuyền hiện tại: 18.000 chai một giờ (với chai nhỏ) và 1.000 chai một giờ (với bình 19 lít), bao gồm cả quy trình rửa và tiệt trùng chai. Không dừng lại ở đó, tập đoàn này cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư vài triệu đô mỗi năm cho việc củng cố công suất sản xuất của nhà máy La Vie tại Việt Nam.

Để chất lượng nước uống tốt nhất, nhà sản xuất khuyến cáo người tiêu dùng nên bảo quản nước trong môi trường vệ sinh, khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để các khoáng chất có trong nước khỏi bị kết tủa, đạt hiệu quả sử dụng cao. Điều đặc biệt là nước khoáng thiên nhiên không giữ lạnh hay giữ lạnh đều rất thơm mát tự nhiên với vị khoáng nhẹ dễ uống.

Lựa chọn quần áo mùa hè cho bé

Mùa hè với thời tiết nóng nảy và khô hanh là nguyên nhân khiến bé yêu nhà bạn dễ gặp các bệnh nhiệt đới mùa hè như sốt phát ban, nổi mẩn ngứa dị ứng, … do đó việc lựa chọn cho bé yêu những bộ trang phục và phụ kiện đẹp giúp bé yêu dễ thương hơn, dễ chịu hơn và đặc biệt được bảo vệ sức khỏe tốt hơn là điều vô cùng quan trọng.

Chọn trang phục hè cho bé

Lựa chọn mẫu quần áo được làm từ chất liệu thoáng mát

Làn da của các bé yêu rất mỏng manh, dễ bị tổn thương, sức đề kháng còn non yếu, trong khi cơ thể lại tiết ra rất nhiều mồ hôi, chính vì vậy mà trang phục hè cho bé yêu cần phải thoáng mát, thấm mồ hôi để tránh việc mồ hôi đem theo vi khuẩn gây ra các bệnh ngoài da cho bé, và kéo theo những bệnh cảm cúm, sốt, mẩn ngứa … Những trang phục hè được làm từ cotton, lanh thoáng mát, vải mềm mỏng dễ thấm mồ hôi chính là sự lựa chọn tốt cho các bé vào mùa hè này.

Màu sắc trang phục hè cần tươi sáng

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ hay đùa nghịch, ham chơi, lăn lê khiến áo quần nhanh chóng bị bẩn, nếu sử dụng quần áo màu sáng sẽ rất khó khăn khi phải giặt chúng và nhanh phải thay hơn, vì vậy các bậc cha mẹ lại lựa chọn những gam màu tối để các bé nô đùa thoải mái hơn mà không lo nhìn thấy vết bẩn. Điều này thật sai lầm, các bà mẹ nên biết rằng màu tối, màu nóng như đen, nâu, tím, ô liu, xanh đậm … là những màu dễ hấp thu nhiệt lượng hơn các màu tươi sáng, vì vậy sẽ khiến bé yêu cảm thấy bị nóng bức hơn, hãy lựa chọn những gam màu tươi mát như trắng, hồng nhạt, vàng nhạt … với những hình trang trí đáng yêu sẽ khiến các bé vừa thích thú vừa mát mẻ trong những ngày hè nóng bức.


Sắm cho bé quần sooc đơn giản, dễ mặc và kết hợp với áo

Bạn nên lựa chọn những chiếc quần sooc đơn giản, mát mẻ dễ kết hợp với các loại áo khác nhau tùy thích, đồng thời những kiểu quần sooc này nên lựa chọn theo tính cách sở thích của bé như những hình ngộ nghĩnh là chú chim cánh cụt, hình siêu nhân, mèo kitty, mèo đô rê mon … để bé luôn thích thú khi mặc chúng lại khiến giảm đi cái nóng nực của mùa hè với những chiếc quần sooc này.

Nên lựa chọn xăng đan cho bé yêu

Trẻ rất hiếu động, và hay ra mồ hôi, có trẻ thì ra mồ hôi chân khá nhiều, vì vậy hãy lựa chọn những xăng đan có dây đai ở mắt cá chân hoặc dép loại khóa dán để bé có thể chạy nhảy thoải mái hơn mà không bị tuột dép, đồng thời giảm bớt việc ra mồ hôi chân ở trẻ. Bạn có thể mua những đôi dép nhựa cho nhưng trẻ lớn hơn nhưng với chất liệu mềm để tránh việc làm tổn hại sức khỏe đôi chân của bé, và để bé có thể thoải mái tháo dép ra ngoài cho thoáng chân khi chân trẻ ra nhiều mồ hôi.

Trên đây là các tư vấn cho các ông bố bà mẹ khi lựa chọn trang phục hè cho bé yêu để bé yêu được thoải mái vui chơi và không bị cái nóng mùa hè làm cho mệt mỏi, ngoài ra một chiếc mũ rộng vành, khẩu trang, kính mát, áo che nắng là những phụ kiện không thể thiếu giúp bảo vệ bé yêu tránh giảm bớt ảnh hưởng của cái nắng oi bức của mùa hè. Chúc các bé luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/lua-chon-quan-ao-mua-he-cho-be.html

Cách chăm sóc bé bị bệnh Sởi

Tình trạng dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng. Một số lưu ý sau sẽ giúp các bố mẹ có hướng chăm sóc con nhỏ bị sởi hợp lý hơn.

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Vậy khi trẻ bị sởi, cần chăm sóc như thế nào?
Cách phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ sởi

Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, gây tổn thương não nghiêm trọng, gây tâm thần phân liệt, trầm cảm…

Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng thêm nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…

- Để tránh biến chứng, cần kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.




Nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị sởi. Ảnh minh họa.


- Khi bị sởi, trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, sữa, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi.

- Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị sởi

Khi trẻ bị sởi, bạn nên dùng các thực phẩm như: củ năng, đậu hũ, cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, mía lau, nấm hương, củ cải đường, hoa hiên (hoa kim châm), bí đỏ, bông cải xanh, bí đao, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, giấm gạo, cá chép, cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau), cá hồi, cá trích, thịt heo nạc, nho, trà xanh, rong biển, cà chua, cà rốt, chuối, táo, lê, đậu xanh, hạt sen, hạt mè, hạt ý dĩ…
Thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị sởi

Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển, đậu phộng, chocolate, pho mát, sữa, trứng, phụ gia thực phẩm, các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.

Với tình trạng dịch sởi đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ có biện pháp tiêm phòng mới có thể kiểm soát tốt được dịch sởi. Khi phát hiện trẻ có sốt phát ban, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Hạ Vy(Tổng hợp)

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/so-sinh/cach-cham-soc-be-bi-benh-soi.html

Mùa hè nóng bức trẻ em thường mắc bệnh gì?

Cả nước đang trải qua các đợt nắng nóng gay gắt nhất, khu vực miền Bắc nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 41 – 44 độ C. Vì vậy, các bệnh thời tiết như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi – họng, viêm phổi; các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tay – chân – miệng, cúm, sốt xuất, viêm não… gia tăng mạnh. Chúng ta cần lưu ý để phòng ngừa các bệnh này.



Một số triệu chứng của các bệnh thường gặp

Bệnh tiêu chảy

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Nếu thấy các triệu chứng nổi bật như: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.

Một số hội chứng liên quan đến nguyên nhân như hội chứng nhiễm khuẩn (sốt, lưỡi bẩn, mệt nhọc…), nhiễm độc (tùy từng chất, có biểu hiện khác nhau), mất nước và điện giải (khát nước, khô miệng, mắt trũng, da nhăn, tứ chi lạnh, chuột rút, rối loạn nhịp tim, tiểu ít hay không nước tiểu…), trụy tim mạch (mạch nhanh và nhỏ, huyết áp thấp hay không đo được…) thì phải đưa bệnh nhân đến cơ sở để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh tay - chân – miệng

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.


Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh sốt xuất huyết

Nếu phát hiện các dấu hiệu: Đột ngột sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên; Nổi chấm đỏ ở da, bầm ở da, chảy máu mũi và chân răng, nôn nhiều, nôn ra máu, phân có máu; Đau bụng nhiều do gan sưng to…; Trong vòng 3 – 6 ngày, bệnh có thể trở nặng với các dấu hiệu: hết sốt nhưng trở nên lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, nên hạn chế nguy cơ bị muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, diệt muỗi và loăng quăng.

Viêm màng não mủ

Viêm màng não là bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi. Trẻ có thể khởi bệnh với các biểu hiện như sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, quấy khóc, nôn trớ. Một số trẻ lại có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như trẻ quấy khóc, ánh mắt nhìn vô cảm… Vì thế, nhiều bà mẹ rất dễ nhầm trẻ bị viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy… và tự điều trị, không hề nghĩ đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm viêm màng não mủ.

Bệnh viêm màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vì thế, khi trẻ có bất cứ một dấu hiệu bệnh lý nào (dù chỉ là ho, sốt, chảy mũi) cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm.

Say nắng

Do cơ thể mất nước nhiều, rối loạn nghiêm trọng về sự điều hoà thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt, đặc biệt khi chiếu vào đầu và gáy. Triệu chứng thường gặp là ngủ lịm, người nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt lên đến 40 – 42 độ C…

Khi bị say nắng nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi quần áo cho thoáng, quạt mát, cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm mát hoặc tắm nước mát, nếu có co giật hãy nhanh chóng xử lý co giật và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nóng nực, thực phẩm dễ bị ôi thiu, nên ăn cần chế biến kỹ. Những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy và có kèm theo sốt. Khi có các biểu hiện cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Mùa hè nóng bức rất dễ bị nhiễm các loại bệnh cho trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh mùa hè

- Tắm gội hàng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay ‘giết’ rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

- Cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng.

- Không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh.

- Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

Do vậy, để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…).

BS. Vũ Thị Thu

Dấu hiệu nhận biết Trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.



Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng

Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng.
Không lên cân hoặc giảm cân
Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
Trẻ chậm phát triển vận động.
Trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực,ít vui chơi, kém linh hoạt
Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

Trẻ suy dinh dưỡng biếng ăn, môi xanh, mắt nhợt nhạt

Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.

Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Sưu tập - sức khoẻ cho bé

Nguồn: http://mattroibe.com/tin-tuc/tu-van-cho-be/tre-em/dau-hieu-nhan-biet-tre-suy-dinh-duong.html

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Tổng hợp thị trường tả em bé hiện nay - Giúp mẹ cách dễ dàng chọn tả cho bé



Thị trường tã cho với vô số nhãn hiệu thường làm các mẹ băn khoăn lựa chọn. Nhưng loại tã em bé nào vừa hút tốt, vừa mềm thoáng, lại vừa rẻ? Để hiểu rõ thì sau đây sẽ là bảng khảo sát về ưu nhược điểm trên 5 loại tã đang được thị trường đón nhận nhiều hiện nay.

Năm loại tả em bé (4 loại made in Việt Nam và 1 loại made in Nhật Bản) mà các mẹ hay chọn cho bé sẽ được chúng tôi đưa ra những ưu nhược điểm, để từ đó mẹ chọn cho bé loại tả thích hợp với bé nhất.

Tã Bobby Fresh vửa chất lượng lại hợp với túi tiền của mẹ nhất

Tả Bobby Fresh

Ưu: Có hai loại ban ngày và ban đêm (siêu thấm) cho bé lựa chọn. Tả có mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt, tả rất phổ biến. Hầu như cửa hàng nào cũng có và mẹ dễ dàng tìm mua cho bé đủ loại, đủ size. Giá cả ở những nơi bán không chênh lệch nhiều.

Nhược: Phần dán băng keo gây tiếng động, nên thay tả lúc ngủ khiến bé dễ bị đánh thức dậy. Chỉ cần mở phần dán băng keo 1 - 2 lần, độ dính gần như không còn.

Ý kiến của mẹ: “Bobby siêu mỏng mới có mùi thơm dễ chịu. Thấm hút tốt, khô, không bị vón cục lắm. Giá cả thì cực kỳ phải chăng và hợp với túi tiền”.

Lưu ý khi mẹ chọn tả Bobby Fresh cho bé: Nên cho bé dùng tả Bobby vào ban ngày. Khoảng 2 -3 giờ thay tả cho bé một lần.

Tả Pamper
 
Ưu: Mềm và thấm hút cũng khá tốt.
Nhược: Mặt đáy tả làm bằng nylon nên rất bí.
Ý kiến của mẹ: “Nếu xét về tiêu chí thấm hút, tôi thấy dùng tả Pamper được đấy. Vì nó khá dày, chứa được nhiều nước. Có điều, tả này hơi cứng và bí, nếu bé chịu được thì không vấn đề gì”.
Lưu ý khi mẹ chọn mua tả cho bé: Tả Pamper bao bì màu xanh là hàng made in Việt Nam. Tả Pamper bao bì màu tím là hàng nhập khẩu. Tả Pamper nhập khẩu dùng thích hơn nhưng giá hơi cao một chút.

Tả Huggies

Ưu: Có chất liệu khử mùi, chất liệu bông kết hợp hạt thấm nhỏ li ti chống thấm ngược. Bông siêu mỏng cung cấp cho da độ ẩm cần thiết.
Nhược: Chiều ngang tả hơi hẹp nên nước tè của bé hay thấm ra ngoài. Phần co dãn ở bụng của tả Huggies hơi cứng và dày, hay cọ vào bụng bé. “Săm soi” kỹ, tả có thể vẫn bị vón cục.
Ý kiến của mẹ: ““Ưng” tả Huggies nhất ở điểm phần băng keo dính hai bên đóng vào, mở ra thoải mái, không sợ hết dính và hằn chân bé. Còn các khoản khác: độ mỏng, thấm tốt, không tràn… đều thấy hài lòng”.
Lưu ý khi mẹ chọn tả Huggies cho bé: Tả Huggies bao bì xanh là hàng made in Việt Nam. Tả Huggies bao bì màu tím là loại nhập khẩu, dùng rất ổn nhưng giá thành hơi cao. Tả có độ ôm tốt, chống tràn ra ngoài.

Tả Nannys:

Ưu: Màng chống ngăn tốt nên dù bé có ở tư thế vận động nào, tả cũng “ngăn ngừa” được tình trạng “thoát nước”. Cung cấp sản phẩm cho bé từ khi sơ sinh đến lúc nặng 25kg.
Nhược: Tả hơi dày. Phần dán keo ở ngoài nó là giấy, dính gai, hơi cứng.
Ý kiến của mẹ: “Tả Nannys dùng được, thoáng, thấm hút khá tốt, bề mặt khô. Nếu chưa đủ tiền dùng những loại tả khác cao cấp hơn thì dùng Nannys là hoàn toàn ổn”.
Lưu ý cho mẹ khi chọn tả Nannys cho bé: Tả dày, bé mặc hay khó chịu, nên tả dùng thích hợp hơn trong mùa đông.
Tả em bé Goon

Ưu: Sờ tay vào tả thấy mềm mịn như tơ, mỏng, gọn, thấm hút suốt đêm tốt và giúp bé hoàn toàn không bị hăm.
Nhược: Luôn làm mẹ bị “viêm màng túi”.
Ý kiến của mẹ: “Khi dùng tả Goon, tôi không thấy nhược điểm gì về chất lượng nhưng giá thì hơi cao. Nếu theo tiêu chí "tốt", thì tôi vote cho Goon. Nếu theo tiêu chí "rẻ", tôi không bao giờ vote cho Goon. Nếu căn cứ vào chất lượng thì giá đó là hợp lý”.
Lưu ý khi mẹ chọn tả Goon cho bé: Tả Goon có 2 loại: 1 loại xuất khẩu (ít miếng hơn và có tiếng Anh trên bao bì) và 1 loại nội địa (nhiều miếng hơn và toàn tiếng Nhật trên bao bì). Chất lượng tả của 2 loại này như nhau, nhưng rõ ràng các mẹ chọn mua loại nội địa thì “kinh tế” hơn nhiều.
Tuy nhiên, loại nội địa có một điểm khác là khu vực trong tả thay đổi màu sang màu hồng (để chỉ lượng nước tiểu/phân bé sản xuất ra) không được rõ như hàng xuất khẩu, dẫn đến việc khó xác định lượng nước tiểu đã ngấm bằng mắt thường.
Trên đây chỉ là 5 trong số những loại tả phổ biến mà các mẹ thường hay lựa chọn cho bé yêu của mình. Thực tế, thị trường tả còn rất nhiều nhãn hiệu khác như Happy, Petpet, Merries, No wet, Fitti, Mamy Poko… Mỗi loại tả đều có những thế mạnh và nhược điểm riêng của mình.

Dù mẹ có chọn cho bé loại tả nào, tốt nhất hãy làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu mẹ chọn dùng cho con loại tả nào, thấy con bị dị ứng hoặc có dấu hiệu mẩn đỏ, hăm da thì nên chuyển ngay cho con dùng một loại tả khác. Nhưng điều đó cũng chưa phải là căn cứ cuối cùng đánh giá chất lượng của một loại tả. Rất có thể, bé không hợp loại tả này nhưng lại hợp loại tả khác.

Chú ý chung khi sử dụng tả cho bé:

Tả có nhiều sự tiện dụng, nhưng thỉnh thoảng mẹ nên tháo tả để bé được thoải mái và khô thoáng
Quan trọng nhất khi cho bé dùng tả là phải thay tả cho bé thường xuyên. Ít nhất khoảng 4 - 6 lần/ngày.
Không nên để bé mặc tả quá lâu, nước tiểu ngấm ngược trở lại rất có hại cho bé, đặc biệt là các bé trai.
Để dùng tả một cách “kinh tế” mà vẫn hiệu quả, các mẹ có thể cho con sử dụng kết hợp nhiều loại tả.
Ban ngày, các mẹ chủ động được việc thay tả cho con, nên cho con dùng những loại tả giá cả phải chăng, bình dân. Ban đêm, mẹ hãy chọn cho bé loại tả có chất lượng tốt hơn để bé ngủ sâu giấc.


Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Tất tần tật những điều về rạn da mẹ bầu muốn biết



Chế đ dinh dưỡng đa dng và tăng cân va đ là cách giúp m bu ngăn nga rn da trong thi kỳ mang thai tt nht.

 

T khi biết mình mang bu, mt trong nhng vn đ được ch Mai (Liu Giai, Hà Ni) quan tâm đó chính là rạn da. Đ ngăn chn tình trng này, ch Mai đã mua sn mt tuýp kem chng rn da v bôi. Thai kỳ đã bước sang tháng th 7 nhưng da ch vn chưa xut hin mt vết rn nào. Ch Mai rt mng vì mình đã biết cách phòng nga t sm. 

Nhưng khi bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ thì da bụng chị bắt đầu xuất hiện những vết rạn màu hồng ngày càng đậm và nhiều hơn. Không chỉ ở bụng, những vết rạn còn lan cả xuống đùi và mông. 

Làm thế nào để phòng tránh rạn da khi
mang thai là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Hiểu được nguyên nhân gây rạn da sẽ giúp bạn phòng ngừa phần nào nguy cơ bị rạn da và có những biện pháp để làm mờ chúng sau khi sinh con.

1. Nguyên nhân gây rạn da

Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn – đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.


Sử dụng kem chống rạn da không có nhiều tác dụng như các mẹ vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa)

Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.

Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.

2. Những cách ngăn ngừa rạn da cho bà bầu

- Chế độ dinh dưỡng đa dạng: Rạn da có thể do thiếu hụt 2 yếu tố thiết yếu: vitamin và protein. Vì thế, một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu omega 3 như cá chứa dầu vì nó có tác dụng tăng sự khỏe mạnh cho làn da. Rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, cá... phải được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sự đa dạng trong thực phẩm làm da tăng sức đàn hồi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chăm chỉ uống nước
. Uống đủ nước giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, vì vậy sẽ hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Không có kem giữ ẩm nào tốt nhất cho da nếu bạn lười uống nước.

Uống đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ. Đồng thời, cũng là cách quan trọng để có làn da khỏe đẹp cho cả mẹ và bé.

- Kiểm soát cân nặng để ngừa rạn da: Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình để ngăn ngừa rạn da. Vẫn còn nhiều mẹ bầu hiểu sai về khái niệm “ăn cho hai người” nên họ cố gắng ăn thật nhiều. Đây là một quan niệm không đúng khoa học. Hãy đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ, cách tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. Bởi tăng cân đột ngột là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị rạn da.  

- Tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa rạn da: Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu chăm chỉ
tập thể dục. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.

Yoga được khuyến khích vì nó có nhiều bài tập nhẹ phù hợp cho phụ nữ mang thai. Dù tập động tác nào, bạn cũng không nên duỗi hoặc căng mạnh cơ vùng bụng, vùng chậu hoặc căng cơ quá nhiều.

- Sử dụng kem chống rạn da: Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể - trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da - sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có.

3. Cẩn thận khi dùng kem chống rạn da

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội khuyến cáo các mẹ: "Việc bôi kem chống rạn da chỉ là cách hỗ trợ, phù hợp hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hiện nay, chưa có một chuyên gia hoặc nghiên cứu nào khẳng định rằng bôi kem rạn da sẽ phục hồi được làn da. Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời gian mang thai, nếu chị em bôi kem chống rạn da quá "nhiệt tình" sẽ dẫn đến nguy cơ bị
sẩy thai hoặc sinh non".

Lý giải cho điều này, bác sĩ Dung cho biết: "Khi bôi kem chống rạn da, bà bầu thường phải có thao tác xoa và mát-xa vùng bụng. Việc xoa bụng trong suốt thời gian có thai làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến sẩy thai, động thai,
sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng và tránh mát-xa". 

4. Có cách nào điều trị rạn da sau sinh?

Cũng theo bác sĩ Dung, không thể hoàn toàn triệt tiêu các vết rạn một khi chúng đã xuất hiện, nghĩa là chúng ta không thể điều trị tận gốc mà chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa các vết rạn da bằng các phương pháp kết hợp một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Các vết rạn da không có liên quan gì đến vấn đề sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đây hoàn toàn là vấn đề thẩm mỹ.

Theo y học phương Tây, điều trị bằng Laser là một trong những phương pháp tốt nhất để phục hồi làn da đã bị rạn bởi với phương pháp này các collagen bị phá vỡ có thể được xây dựng lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện kinh tế để điều trị bằng Laser. 

Hiện nay có nhiều mẹ xử lý rạn da sau khi sinh bằng cách bôi nghệ hoặc bôi rượu ngâm gừng – nghệ trực tiếp lên vùng da bị rạn trong khoảng 1-2 tháng. Phương pháp này cần đến sự kiên nhẫn khi thực hiện bởi không chỉ phải ngửi mùi rượu mà bạn còn phải chịu đựng màu sắc của nghệ trên da mình nữa, ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả cũng như các tác động tích cực hay tiêu cực của nó lên cơ thể bạn.