Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Dinh dưỡng trước và trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của em bé

Từ thời điểm quyết định sẽ mang thai, người mẹ cần hiểu được rằng sức khoẻ không chỉ có ý nghĩa quan trọng với chính mình mà còn với cả đứa con tương lai. Và cũng từ lúc đó, mẹ biết cần phải “ăn cho hai người”, không phải về lượng mà còn về chất.

Vì sao phải bổ sung dinh dưỡng sớm trước khi mang thai?

Phụ nữ mang thai cần phải ăn nhiều và bổ dưỡng hơn, điều đó quá dễ hiểu, nhưng nếu người mẹ chỉ bắt đầu chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi biết mình đã mang thai thì chưa đủ. Ngày nay, các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu chế độ chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt ngay khi bắt đầu có ý định có con trước từ 3 – 6 tháng.

Vì sao người mẹ lại cần khởi động sớm như vậy? Sao không đợi đến lúc chính thức mang thai? Thứ nhất, rất khó để mẹ biết chính xác thời điểm thụ thai, vì vậy khi biết mình mang thai, mẹ chắc chắn đã chậm một bước trong việc chuẩn bị nền tảng sức khoẻ và dinh dưỡng để mang thai.


Thứ hai, một số bộ phận quan trọng của thai nhi được hình thành rất sớm trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu cơ thể người mẹ thiếu một số dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của các bộ phận này, thai nhi có thể bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Chẳng hạn, tình trạng thiếu axit folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh bẩm sinh, nứt đốt sống và thai vô sọ.

Từ trước khi mang thai, cơ thể người mẹ có thể đã tồn tại một số mầm bệnh tiềm ẩn có thể phát triển thành bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy bà mẹ cần được khám sức khoẻ tổng quát và tiêm chủng trước khi mang thai để đảm bảo sức khoẻ khi bước vào giai đoạn thai nghén. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hoàn thiện cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và miễn dịch, khiến mẹ khó chống chọi với bệnh tật trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm này.

Dinh dưỡng đặc biệt cho mẹ vì tương lai của con

Vì những lý do nêu trên, chế độ dinh dưỡng trước và trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của em bé trong giai đoạn hình thành và sức khoẻ của bé khi sinh ra, đồng thời đảm bảo sức khoẻ của mẹ trong khi mang thai, chuẩn bị cho giai đoạn cho con bú và cả sức khoẻ tổng quát của mẹ về sau.

Để có nền tảng dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé, chế độ ăn uống tự nhiên hàng ngày đủ chất và đủ lượng là tốt nhất, tuy nhiên các loại thực phẩm chức năng dạng viên uống bổ sung vitamin cũng được khuyên dùng cho thai phụ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của cả mẹ và em bé.

So với chế độ dinh dưỡng bình thường, phụ nữ mang thai có nhu cầu đặc biệt cao đối với một số loại dưỡng chất và cần giới hạn nghiêm ngặt với một số dưỡng chất khác, ví dụ:

- Tối thiểu 5mcg vitamin D/ ngày trong suốt thai kỳ và tiếp tục duy trì nếu mẹ cho con bú mẹ.

- Tối thiểu 600mcg acid folic/ ngày từ ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai cho đến hết 12 tuần đầu thai kỳ.

- Không quá 3000mcg (10.000 UI) vitamin A/ ngày để tránh ngộ độc vitamin A – sẽ gây hại cho thai nhi.

Bên cạnh đó, một số khoáng chất quan trọng cũng có nhu cầu tăng cao ở bà mẹ mang thai như sắt giúp tạo máu và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ, canxi giúp tăng cường hệ xương của mẹ và cung cấp canxi hình thành xương cho thai nhi (nếu mẹ cung cấp thiếu canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ). Ngoài ra, thai phụ cũng cần được bổ sung các kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà mẹ trong suốt thai kỳ và cung cấp kháng thể cho bé thông qua sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu

Có những thực phẩm không tốt cho bà bầu, vì vậy mẹ bầu cần tránh trong suốt thời kỳ mang thai của mình.

Ăn uống hợp lý với thực đơn lành mạnh là điều vô cùng quan trọng với sức khỏe đặc biệt khi bạn đang mang thai. Có những chất dinh dưỡng thiết yếu gồm nhiều vitamin và các khoáng chất phát triển nhu cầu của hai mẹ con, ăn uống đa dạng là điều bà bầu nên làm song có những thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng.

Bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm không tốt cho bà bầu dưới đây.

Thịt tái

Hải sản, thịt bò, thịt lợn, gà… nếu chưa được nấu chín kỹ, mẹ bầu cần tránh sử dụng bởi thực phẩm tái chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như coliform, toxoplasmosis, và salmonella.

Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển. Những vi khuẩn xấu có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm bệnh cho em bé dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Lời khuyên chân thành từ các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé đó là bạn cần ăn đồ ăn được nấu chín kỹ.

Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này vào người, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển (Ảnh minh họa)
Cá có nồng độ thủy ngân cao

Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa, đây được cho là thực phẩm tối kỵ. Nếu bà bầu không may ăn phải hải sản chứa nồng độ cao về thủy ngân, em bé sẽ bị chậm phát triển và tổn thương não nặng. Đó là những loại cá: cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.

Dù khi được đóng hộp, lượng thủy ngân trong cá ngừ thấp đi nhiều so với bình thường song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em vẫn nên tránh xa chúng.

Đặc biệt, trong những bữa tiệc buffe, bà bầu nên tránh ăn sushi bởi một số loại cá được sử dụng trong món sushi có hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu khó lòng kiểm chứng được.


Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa (Ảnh minh họa)

Thức ăn đông lạnh, hun khói

Đúng là thực phẩm đông lạnh và hun khói thường có mùi vị đặc biệt, thơm ngon do được tẩm ướp lâu trong nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên, bà bầu nên tránh sử dụng chúng bởi chúng có nguy cơ chứa lượng vi khuẩn Listeria lớn.

Vi khuẩn này có thể khiến người mẹ bị sảy thai, thai phụ bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nó tấn công não và hệ thần kinh của người bệnh. Không những thế nó còn là mầm mống của nhiều loại ung thư.


Đồ ăn đông lạnh là mầm mống của nhiều loại ung thư (Ảnh minh họa)

Cá bị nhiễm chất độc

Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua. Nếu như mua phải cá sống trong các ao hồ bị nhiễm bẩn, ao hồ chứa nồng độ cao về chất độc thì không ổn chút nào cho sức khỏe của mẹ và bé. Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm với mẹ và bé là không hề thấp.


Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua (Ảnh minh họa)

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào hay bất cứ thực phẩm nào có chứa trứng lòng đào, chưa được chế biến kỹ, bà bầu nên tránh bởi trứng lòng đào chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella. Chúng nằm trong danh sách thực phẩm tối kỵ, sẽ khiến nguy cơ sảy thai của bà bầu tăng cao.

Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn.

Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn (Ảnh minh họa)

Pho mát mềm

Pho mát mềm nhập khẩu có thể chứa lượng vi khuẩn lớn Listeria – loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai ở bà bầu. Bạn cần tìm mua những loại pho mát mềm được chế biến hoàn toàn bằng sữa tiệt trùng thì sẽ an toàn hơn.

Pate gan

Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria. Thêm vào đó, quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho em bé của bạn.


Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chứa caffeine

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bà bầu sử dụng lượng caffeine vừa phải thì không sao nhưng có nhiều nghiên cứu lại khẳng định caffeine có liên quan đến sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân ở trẻ.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra. Theo nguyên tắc chung, bà bầu không nên dùng quá 200mg mỗi ngày. Caffeine là một chất lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chất lỏng từ cơ thể và vô tình khiến mẹ bầu bị mất nước và mất canxi.

Có thể bạn có thói quen dùng chất caffeine trước khi mang bầu song bạn nên hạn chế. Bạn có thể thay bằng nhiều sự lựa chọn khác: uống nhiều nước, nước trái cây, và sữa.


Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra (Ảnh minh họa)

Rượu

Đây là đồ uống không hề an toàn với bà bầu, bạn cần phải tránh xa chúng. Người mẹ uống rượu có sự liên quan tới sự chậm phát triển ở trẻ. Tùy thuộc vào số lượng, thời gian, và mô hình sử dụng, tiêu thụ rượu trong khi mang thai, bạn sẽ khiến trẻ bị rối loạn các chức năng khác nhau.

Nếu bạn có thói quen uống rượu trước khi mang thai, bạn hãy ngừng uống ngay bây giờ là tốt nhất.

Rau quả chưa rửa

Rau quả rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau củ quả chưa được rửa sạch thì đây có thể là nguy cơ khiến bạn bị sẩy thai, con nhẹ cân, chậm phát triển, người mẹ bị chậm phát triển.

Bạn cần rửa sạch rau củ quả trước khi ăn để tránh tiếp xúc với nguy cơ nhiễm toxoplasma, loại vi khuẩn chứa trong đất bị ô nhiễm.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

10 lưu ý "sống còn" khi mẹ bầu tập thể dục

Tập thể dục khi bầu bí mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nhưng mẹ bầu cần hết sức lưu ý những điều sau.

1. Không bắt đầu tập mà quên khởi động

Dù bất kỳ lý do nào, bạn cũng không nên bỏ qua giai đoạn làm ấm cơ thể trước khi tập luyện chính thức. 5-10 phút khởi động rất có ích trước khi bạn tiến tới những động tác có cường độ mạnh hơn. Tác dụng của khởi động là khiến các mạch máu lưu thông, cung cấp oxy tới các cơ bắp, “bôi trơn” các khớp xương và ngăn ngừa chấn thương.

2. Không chơi những hoạt động thể thao có tính chất xóc nảy

Đó là những môn đòi hỏi bạn phải di chuyển và thay đổi vị trí liên tục như bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá… Trong thời gian mang thai, các khớp xương của bạn dễ bị yếu. Khả năng giữ cân bằng cũng thay đổi theo. Do đó, nguy cơ bị chấn thương khi luyện tập là rất lớn.

Nếu muốn tham gia những môn thể thao nào đó, bạn nên chọn hình thức nhẹ hơn như đi bộ, bơi lội…


Bạn nên tránh nín thở trong những động tác thể dục thông thường, trừ những bài tập thở Yoga. (Ảnh minh họa)

3. Không nín thở, nhất là trong động tác nâng trọng lượng

Trừ những bài tập thở kiểu Yoga; nếu không, bạn nên tránh nín thở trong những động tác thể dục thông thường. Việc nhịn thở trong vòng vài giây (hoặc hơn) dễ làm giảm sự cung cấp oxy vào bào thai. Bạn cũng nên đảm bảo giữ nhịp thở ổn định trong những phần bài tập khó.

4. Không sử dụng các bài tập nằm duỗi lưng, trong quý III

Tư thế này khiến lưng gây sức ép lên các động mạch chính. Thay vào đó, bạn nên đổi sang những động tác với tư thế đứng (có thể chống tay), nằm nghiêng một bên hoặc những động tác luyện tập với bóng (loại bóng to, chuyên dụng dành cho thai phụ).

5. Không tập đến kiệt sức

Mang thai không phải là giai đoạn bạn tập luyện với mục đích giảm cân. Bạn nên tránh ép cơ thể hoạt động quá công suất hoặc duy trì thời gian luyện tập dài hơn (dù chỉ là 5 phút) lúc trước khi mang bầu.

6. Không ngồi ngay sau lúc tập luyện

Bạn nên dành khoảng 5-10 phút để đi lại nhẹ nhàng trước khi kết thúc buổi tập. Phương pháp này khiến cho nhịp tim ổn định, các mạch máu tuần hoàn bình thường, tránh cho bạn cảm giác choáng váng.

7. Thay đổi động tác một cách từ từ

Khi bụng bầu lớn, bạn càng khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đó là lý do vì sao bạn nên đặc biệt cẩn thận khi thay đổi vị trí luyện tập. Thao tác quá nhanh sẽ khiến bạn bị chóng mặt, dễ bị ngã.


Bạn nên chọn những loại trang phục rộng rãi, dễ thở trong quá trình tập luyện. (Ảnh minh họa)

8. Hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên

Cho dù bạn đã có thói quen tập thể dục đều đặn từ lúc trước khi mang thai thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bài tập nào là phù hợp, bài tập nào gây nguy hiểm…

Nếu bạn chưa luyện tập trước đó, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.

9. Trang phục phù hợp

Bạn nên chọn những loại trang phục rộng rãi, dễ thở trong quá trình tập luyện. Lúc mới khởi động, bạn nên mặc thêm một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài. Khi đã làm nóng cơ thể, bạn mới nên cởi bỏ chiếc áo này. Bởi vì, khi mang thai, thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn bình thường. Do đó, nếu chủ quan (ăn mặc phong phanh), bạn dễ bị nhiễm lạnh.

Bạn cũng nên chọn loại áo lót rộng rãi hơn, đi kèm với đôi giày tập phù hợp với kích cỡ bàn chân, giúp bạn nâng đỡ cơ thể. Những đôi giày tập nên được thay đổi size, nhất là trong giai đoạn bạn có dấu hiệu bị phù ở chân.

10. Uống nhiều nước

Bạn có thể uống nước lọc trước, trong và sau quá trình luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước – nguyên nhân của những cơn co bóp dạ con, thân nhiệt tăng. Nếu mất nước nghiêm trọng, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.

Không có chuẩn mức chính xác nào về việc thai phụ nên dùng bao nhiêu nước. Tuy nhiên, bạn nên uống một tách (loại dùng để uống trà) nước lọc trước lúc tập luyện; 1 tách sau mỗi 20 phút tập và 1 tách kết thúc buổi tập. Nếu trời nóng hoặc bạn thấy khát nhiều, bạn có thể tăng khối lượng nước uống. Đây là ý kiến của Jame Pivarnik (Giáo sư trường Đại học tổng hợp Michigan).

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Trước tiên, bạn có thể đi kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát ở bệnh viện Phụ sản hoặc khoa sản. Bác sĩ sẽ biết chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài bao lâu, có đều không, có dùng thuốc tránh thai không?… Tiếp theo, bạn có thể được kiểm tra những bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, giang mai, mụn rộp và cả HIV.


Nếu chồng của bạn từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần trao đổi với bác sĩ. Nhiều bệnh ban đầu thì không có triệu chứng gì nhưng khi mang bầu, chúng mới khởi phát. Tốt nhất, nên động viên cả chồng bạn đi khám để đảm bảo hai vợ chồng khỏe mạnh.

Những vấn đề khác mà bạn có thể đi khám trước khi có kế hoạch mang thai, từ Babycenter:

Tiền sử mang thai

Hãy cho bác sĩ biết, nếu bạn có trục trặc ở lần mang thai trước đó như sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc những bất thường khác. Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giữ một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Chẳng hạn, tiền sử mang thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng đến lần mang thai này. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm sớm để đảm bảo điều này không lặp lại. Nếu trong gia đình bạn có tiền sử sinh con bị gai đôi cột sống thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng axit folic trước và trong thai kỳ để phòng tránh dị tật này.

Tiền sử dùng thuốc

Hãy nói cho bác sĩ biết bất kỳ loại thuốc nào bạn đã từng dùng để điều trị hen suyễn, tiểu đường hoặc cao huyết áp… Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh để việc dùng thuốc không ảnh hưởng tới thai kỳ. Một số bệnh vẫn phải dùng thuốc nhưng loại (hoặc liều) thuốc có thể được điều chỉnh lại trước và trong thai kỳ.

Hãy hỏi bác sĩ về các loại vitamin, thảo mộc hoặc các loại thuốc cần tránh cho bà bầu. Hỏi bác sĩ về việc dùng axit folic trước khi mang thai. Thông thường, phụ nữ có thể bắt đầu sử dụng 400 mcg axit folic một ngày (dùng riêng hoặc được đóng gói thành vitamin tổng hợp) ít nhất một tháng trước khi có ý định mang bầu. Axit folic giúp làm giảm dị tật ống thần kinh, xương sống chẻ đôi ở bé về sau. Nếu muốn bổ sung vitamin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Những loại vitamin được dùng quá liều đều gây hại, như vitamin A có thể nguy hiểm cho bào thai.

Tiền sử tiêm văcxin

Hãy cho bác sĩ biết những loại văcxin bạn từng tiêm. Nếu bạn không nhớ là tiêm phòng Rubella chưa thì bạn có thể làm xét nghiệm và tiêm phòng.

Nếu bạn không chắc đã tiêm phòng thủy đậu chưa thì bạn có thể làm xét nghiệm và được tiêm văcxin trước khi mang bầu. Văcxin thủy đậu có 2 liều, mỗi liều tiêm cách nhau 4-8 tuần. Hai bệnh trên nếu không được tiêm phòng trước khi mang bầu có thể gây dị tật thai nhi hoặc các rắc rối khác, nếu mắc phải khi mang thai. Với mỗi loại văcxin, cần tiêm trước khi mang thai ít nhất 1-3 tháng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng cúm, quai bị hoặc những bệnh khác được khuyến cáo tiêm trước khi mang bầu.

Tiền sử cảm xúc

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, kém ăn hoặc dùng một loại thuốc nào đó về sức khỏe tinh thần.

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ kiểm tra mẫu nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không. Những triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu dễ nhận thấy là tiểu rắt, đau khi đi tiểu. Nếu bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh.

Qua xét nghiệm nước tiểu, còn kiểm tra được bệnh tiểu đường. Nếu mắc tiểu đường, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ điều trị tiểu đường trước khi mang thai.

Xét nghiệm máu

Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được bạn cần bổ sung sắt không và bổ sung bao nhiêu trước khi mang bầu để tránh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn không chắc đã miễn dịch với rubella hoặc thủy đậu chưa thì xét nghiệm máu sẽ biết được điều này. Xét nghiệm máu còn giúp kiểm tra bệnh giang mai, viêm gan B hoặc HIV.
Nếu bạn có vật nuôi (nhất là mèo), cần đề phòng mắc phải chứng toxoplasmosis, không gây hại cho người lớn nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra chứng bệnh này.

Kiểm tra gene

Nếu gia đình bạn (hoặc gia đình chồng) có tiền sử dị tật (hoặc các bệnh về gene); bạn từng sảy thai liên tiếp; trên 35 tuổi… thì bạn cần đi kiểm tra gene trước khi mang thai. Điều này giúp tránh nguy cơ mắc bệnh về gene ở bé sau này.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Cẩn trọng thực phẩm gây sảy thai

Phụ nữ cần tránh một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.

rong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngoài việc ăn uống lành mạnh, phụ nữ cần tránh một số loại thực phẩm nhất định làm ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai.

 Đồ biển

Tuy đồ biển chứa nhiều a-xít béo omega-3 có lợi cho sự phát triển của trẻ nhưng bạn cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân. Những đồ biển thường chứa thủy ngân như cá hồi, cua hoặc thịt cá mập… có thể gây hại cho não trẻ.

Thực phẩm ăn sống

Kiêng đồ sống trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng quan trọng. Những thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn và virus, có thể đe dọa sự an toàn cho thai nhi và mẹ. Chuyên gia khuyên các bà bầu nên ăn thực phẩm nấu chín và đã được chọn lọc kỹ lưỡng, tránh đồ ăn chứa nhiều vi khuẩn hay có khả năng nhiễm virus.


Bầu bí không nên ăn thực phẩm tái sống. (ảnh minh họa)
Đồ uống không tiệt trùng

Các bà bầu nên tránh dùng các sản phẩm sữa, phô mai, sữa chua không nhãn mác, không nguồn gốc, chưa qua quá trình tiệt trùng. Thai phụ có thể ăn pho mát hoặc uống các loại sữa không béo nhưng nên tránh các loại phô mai không tiệt trùng như feta hoặc brie.

Trái cây, rau quả chưa rửa sạch

Nấu chín thức ăn là việc làm vô cùng quan trọng đối với các bà bầu. Ngoài việc không nên ăn thịt, cá sống, chưa chín tới, các bà mẹ tương lai đừng quên rửa trái cây, rau quả và các thực phẩm khác thật sạch trước khi ăn.

Cà phê, trà, rượu

Tránh sử dụng cà phê, trà và rượu trong suốt thai kỳ giúp phụ nữ ngăn ngừa các biến chứng trong thời gian sinh nở và tránh dị tật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bà bầu uống quá nhiều 3 chất kích thích trên sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai. 

Theo Lê Thoa (NLĐ)


Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

10 thực phẩm dưới đây không những giúp các bà bầu ngon miệng mà còn có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

1. Nước dừa

Thông thường, một phụ nữ tăng khoảng 15kg nước trong quá trình mang thai vì lượng máu của bạn sẽ tăng lên, cùng với đó là việc hình thành túi nước ối. Đó là chưa kể lượng nước có tác dụng điều hòa và giúp bạn bớt căng thẳng và mệt mỏi.

Hãy đảm bảo uống 8 cốc nước mỗi ngày, bao gồm cả nước từ các thực phẩm ăn hàng ngày, nước trái cây. Trong các loại nước quả thì nước dừa là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp cho cơ thể các phân tử điện phân tự nhiên như kali hay chất béo.

2. Sữa chua

Sữa chua cung cấp protein, men vi sinh và canxi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng lượng đường có lợi trong máu cũng như hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Trong thời kì mang thai, hầu hết các bà bầu thường mắc táo bón, ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề này.


3. Quả việt quất

Khi mang thai, bạn rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nam việt quất đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên cho đường tiết niệu. Nó cung cấp một chất dinh dưỡng đặc biệt làm giảm nguy cơ vi khuẩn bám vào các thành ống dẫn tiết niệu.

4. Rau chân vịt

Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin A, canxi, vitamin B và folate giúp tăng năng lượng và phát triển các dây thần kinh. Rau bina cũng nổi tiếng với khả năng bảo vệ mắt bởi nó chứa cả lutein - loại dưỡng chất có tác dụng như chiếc kính râm làm mát cho đôi mắt của cả mẹ và bé.

5. Omega 3

Loại  axit béo này có nhiều trong cá biển, tảo và hạt lanh; hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thống tuần hoàn của thai nhi. Bạn có thể ăn cá ngừ để có lượng omega 3 cần thiết. Ngoài omega 3, cá ngừ còn chứa cả selen - một loại khoáng chất chống oxy hóa và ung thư. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cá ngừ vì một số chất thủy ngân trong thực phẩm này có thể gây hại đến hệ thống thần kinh của bé.


6. Chuối

Giàu kali, chuối là thực phẩm lí tưởng giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giảm nguy cơ tích nước đồng thời đây cũng là loại quả chứa rất nhiều tinh bột, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, lượng tryptophan trong chuối cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.

7. Khoai lang

Cách tốt nhất là ăn khoai lang với chút dầu ô liu. Bạn cũng có thể hấp, luộc hay nướng. Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, canxi, vitamin C và betacaroten. Đặc biệt, vitamin A trong loại củ này cũng rất tốt cho sự phát triển của da và mắt.

8. Hạt hướng dương

Nằm trong danh sách những đồ ăn vặt lí tưởng, đây thực sự là lựa chọn tốt cho các bà bầu mỗi khi tán gẫu, xem phim hay đọc sách. Hẳn là nhiều bà mẹ trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi biết đây là nguồn cung cấp cả axit béo omega-3 và omega-06 cũng như magiê, vitamin A, B, D, E, K, canxi, sắt, kali và kẽm.


9. Dâu tây

Thật khó để cưỡng lại sự hấp dẫn của những quả dâu đỏ mọng và ngọt ngào. Càng khó để loại chúng ra khỏi danh sách những thực phẩm cần thiết cho các bà bầu bởi chúng cung cấp cho cơ thể bạn một lượng lớn vitamin C (cực tốt để có làn da khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch), beta-carotene, acid folic và kali.

Nếu bạn ăn dâu tây sau khi một bữa ăn giàu chất sắt, vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu chất sắt.

10. Đậu phụ

Lượng protein trong đậu phụ không hề thua kém lượng protein trong các loại thịt, cá, trứng.  Đặc biệt,chất sắt, canxi, magiê, vitamin A và vitamin K trong đậu phụ rất tốt để quá trình đông máu xảy ra bình thường, đặc biệt là sau khi sinh.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D).

Chúng có mặt trong thức ăn với số lượng nhỏ, cấu trúc hoàn toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng lại rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường của cơ thể. Khi bị thiếu hụt vitamin sẽ gây nên bệnh lý đặc hiệu.

Có mấy loại vitamin?

Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu mà các vitamin được xếp thành 2 nhóm: vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K…) và vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12 và vitamin C).

Tuỳ theo giới và giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu vitamin rất khác nhau. Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản. Sự thiếu hụt vitamin do nhiều nguyên nhân và đồng thời có thể thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc. Do vậy, trong điều trị cần phải tìm nguyên nhân và phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau.

Bổ sung vitamin cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin hàng ngày.

Trẻ nào cần bổ sung vitamin?

Nếu hàng ngày ta cho trẻ ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin. Ðặc biệt, nên tăng cường rau củ, trái cây các loại cho bữa ăn vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên tốt nhất. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin; hoặc trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm khuẩn, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết.

Vậy đối với trẻ bình thường có nên bổ sung vitamin? Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin.

Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C sẽ không còn...). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho những trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K.

Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại vitamin đa sinh tố (multivitamin) ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D.

Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.

Theo SKĐS

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con

Nếu bạn nghĩ rằng tiền bạc, tình dục hay cái chết... là những vấn đề không cần thiết phải dạy con thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy!

Muốn là một phụ huynh thành công, bạn cần là một người cha/mẹ biết cách giao tiếp với con cái một cách hiệu quả.

1. Giới tính

Nhiều cha mẹ thật thà chia sẻ, họ thực sự cảm thấy khó khăn khi phải nói với con về vấn đề giới tính. Nó thực sự là một vấn đề khó khăn mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải đối mặt, vấn đề là thời điểm nào thì nên bắt đầu mà thôi.

Các nhà tâm lý học cho rằng, đây là một trong những vấn đề cha mẹ bắt buộc phải dạy con, thậm chí là nói thường xuyên.

Khi con của bạn đủ lớn để thắc mắc những vấn đề về giới tính, bạn cần nghiêm túc trò chuyện với con về vấn đề này nếu như bạn muốn con mình có những hiểu biết lành mạnh.

Nếu bạn làm được như thế, cược là con bạn sẽ hiểu rõ hơn rất nhiều về vấn đề này, nó sẽ bớt đi sự tò mò và hiểu được khi nào là thích hợp. Bạn không cần phải đề cập đến an toàn tình dục khi chưa đến thời điểm thích hợp.

2. Rượu và ma túy

Hãy kể cho con nghe về những bài học cuộc sống của những người đã từng là nạn nhân của rượu và ma túy. Điều quan trọng các nhà tâm lý muốn nhắn nhủ tới cha mẹ là hãy nói vấn đề này với con bằng thái độ thật nghiêm túc nhưng không cần phải tỏ ra không cần phải tỏ ra quá đau đớn.

Con bạn có thể sẽ không thích thú gì cho lắm với những câu chuyện như thế, nhưng nếu bạn không nói, một ngày nào đó có thể gia đình bạn sẽ bị tổn thương, thậm chí tồi tệ hơn thế, nếu bạn không biến chúng thành kinh nghiệm học tập cho con bằng cách nói về chúng một cách nghiêm túc với con bạn.


Hãy nói với con 6 vấn đề trên nếu như bạn muốn con trở thành một người như mong muốn. (Ảnh minh họa)

3. Cái chết

Trong quá trình trưởng thành, trẻ thường chứng kiến rất nhiều về sự ra đi của vật nuôi hoặc người thân trong gia đình. Sự quan tâm về cái chết của đứa trẻ giống như sự quan tâm về những vấn đề tệ hại nào đó mà chúng thường nghĩ ra trong khi chúng đánh răng, đó thường là khởi đầu cho cả tá câu hỏi cần được giải quyết một cách tế nhị.

Nhưng đừng vì con bạn không hỏi về chúng nữa mà cho rằng trẻ không quan tâm đến vấn đề đó nữa. Sẽ không có gì sai trái nếu bạn quay trở lại vấn đề một cách từ từ để đảm bảo rằng không có sự quan tâm của chúng nào rơi rớt lại. Bạn sẽ trở thành một ông bố bà mẹ tuyệt vời.

4. Tiền bạc

Đến một lúc nào đó, con bạn sẽ tự đặt ra một số câu hỏi như: Tiền từ đâu ra? Gia đình mình thuộc đẳng cấp nào trong xã hội? Đây chính là lúc bạn cần nói với con về vấn đề tiền bạc. Điều tuyệt vời nhất là bạn nên nhắc nhở chúng về việc dù chúng đang đứng ở đâu, đó chỉ là một phân tầng trong xã hội mà thôi.

Một cuộc thảo luận về tiền bạc sẽ mở ra cánh cửa cho sự thảo luận về các giá trị và nếu như bạn thảo luận vấn đề này một cách thẳng thắn thì con của bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để không bao giờ sai lầm trong việc nhìn nhận giá trị bản thân so với giá trị thực tế.

5. Bắt nạt

Không ai thích những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác. Nhưng có một thực tế là con của bạn sẽ bị bắt nạt một hoặc nhiều lần vào thời điểm nào đó. Nhưng bắt nạt thường bắt đầu dần dần. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn nên hành động tích cực bằng cách khuyến khích con mạnh mẽ, thẳng thắn lên để những kẻ bắt nạt phải tôn trọng mình.

Với sự huấn luyện của bạn, hẳn con bạn dần dần sẽ xử lý những chuyện như vậy với sự tự tin. Và điều buồn cười về những kẻ hay đi bắt nạt là chúng thường “nản chí” khi đối mặt với những nạn nhân tự tin như vậy.

6. Internet

Internet là kho tri thức vô hạn nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm khôn lường. Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ về thế giới thực mà chúng ta sống hằng này cũng như về thế giới ảo trên mạng.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối

Giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Mỗi ngày, cơ thể mẹ cần khoảng 2550 kcal (giống giai đoạn 3 tháng giữa), do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước.

Khẩu phần ăn trong 2 tháng đầu trong giai đoạn này cần giữ tương tự như giai đoạn 3 tháng giữa, tuy nhiên khẩu phần đạm cần tăng hơn để bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt.

Tiếp tục cung cấp lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi

Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn

Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng

Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu

Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa

Trong quá trình dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh ăn uống và dinh dưỡng theo sự yêu cầu của bác sĩ (đặc biệt là tháng cuối trước sinh) tránh tăng cân quá nhiều làm thai nhi quá to hoặc ăn uống thiếu chất dẫn tới thai nhi kém phát triển.

Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.
Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.

Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.

Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.

Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).

Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…), rất tốt để đề phòng thiếu máu.

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.


Những gì nên tránh?

Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.

Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng

Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.

Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay

Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…

Tránh đu đủ xanh, lô hội, mướp đắng, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng

Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:

Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.

Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn

Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng

Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu

Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa

Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.


Những gì nên tránh?

Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.

Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng

Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.

Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay

Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…

Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng

Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

5 lý do để mẹ không cho con uống nhiều nước trái cây

Không thể phủ nhận những lợi ích từ nước trái cây đem lại cho sức khỏe của trẻ, nhưng nếu mẹ cho bé uống quá nhiều lại là điều không tốt.

Dưới đây là 5 lý do thuyết phục đáng để mẹ cân nhắc lại việc cho con uống quá nhiều nước trái cây.

- Học viện nhi khoa Mỹ tiến hành nghiên cứu và cho thấy: những bé được cha mẹ cho uống quá nhiều nước trái cây mỗi ngày (khoảng 300-400ml/ ngày) hoặc sẽ lâm vào tình trạng không tăng cân
, hoặc là tăng cân quá nhiều. 

Lý do được đưa ra ở đây là do lượng đường tự nhiên có trong nước trái cây làm cho trẻ có cảm giác lúc nào cũng thấy no và sẽ ăn ít hơn so với nhu cầu của bé, dẫn đến tăng cân không đủ. Trong khi đó ở một số bé khác thừa kalo do nước quả, cộng với ăn uống thường xuyên và dẫn tới thừa cân. 

- Uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến bé bị đi ngoài phân lỏng, nặng hơn là tiêu chảy. Nguyên nhân là do phần lớn nước hoa quả đều chứa chất sorbitol (một hợp chất khó tiêu của đường). Nếu lượng sorbitol vượt ngưỡng cho phép, cơ thể bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường – yếu tố tăng tình trạng tiêu chảy. Người lớn cũng khó tiêu hóa nếu hấp thu quá nhiều sorbitol.


Nước ép trái cây tốt nhưng không phải vì thế mà mẹ nên cho trẻ uống nhiều. (Ảnh minh họa)

- Nước quả khiến bé đầy bụng
, gây giảm cảm giác thèm ăn, nhất là với những thực phẩm lành mạnh khác.

- Nước quả thường chỉ cung cấp một (hoặc hai) chất dinh dưỡng (thường là vitamin C) trong khi sữa và các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng hơn.

- Uống nước quả bằng bình sữa có thể dẫn đến sâu răng vì lượng đường tự nhiên có trong nước quả rất cao. 

Những lưu ý khi cho bé uống nước trái cây

- Về liều lượng: Học viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo, bé 1-6 tuổi nên giới hạn khoảng 120ml nước quả/ngày (nước quả tự ép là tốt nhất), bé 7-18 tuổi, tối đa là 240ml nước quả/ngày.

- Trên thực tế thì nước hoa quả có đầy đủ các vitamin như trong hoa quả tươi nhưng lại thiếu đi chất xơ. Vì vậy bên cạnh việc cho con uống nước hoa quả, cha mẹ nên tạo thói quen ăn hoa quả tươi cho bé. 

- Nước cam hoặc những loại quả thuộc họ cam như bưởi, quýt chứa nhiều axit có vị chua, dễ gây tiêu chảy cho bé. Đó là lý do vì sao, bác sĩ khuyến cáo, bạn nên cho bé uống nước cam ít nhất khi bé đã được một tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn thiện (dễ dàng hấp thu được loại axit có trong cam, quýt).

- Mẹ tuyệt đối tránh cho đường, mật ong hoặc bất kỳ chất nào vào nước hoa quả cho bé để tránh rối loạn tiêu hóa.


Mẹ nên khuyến khích con ăn cả trái cây thay vì chỉ uống nước. (Ảnh minh họa)

- Mẹ nên tự làm nước hoa quả cho bé uống thay vì mua đồ hộp. Ngay sau khi chế biến, mẹ nên cho bé uống nước hoa quả ngay. Tránh cho bé uống nước quả đã để bên ngoài quá 20 phút. 

- Mẹ chỉ nên cho bé thử một loại nước hoa quả (hoặc hoa quả) tại một thời điểm. Khi bé quen rồi mẹ mới có thể kết hợp 2-3 món hoa quả với nhau. Tiếp đến, mẹ nên theo dõi phản ứng khi bé thử loại hoa quả mới. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tiêu chảy, mẹ nên cẩn thận.

- Tuyệt đối không đựng nước hoa quả vào bình, chai để cho trẻ ngậm uống vì cách uống này thường khiến cho trẻ ngậm mút trong một thời gian dài, a-xít từ các loại hoa quả sẽ làm hỏng men răng bé. Thay vào đó hãy đổ nước hoa quả đã hòa vào một chiếc tách và cho bé uống hết ngay một lúc.

- Mẹ cũng không nên cho bé uống nước trái cây trước giờ đi ngủ vì a-xít trong nước trái cây có thể làm bé bứt rứt, khó ngủ. 

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách

Hải sản là nguồn dưỡng chất cực tốt cho bà bầu nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn bạn cần đặc biệt chú ý.

Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày nhưng có một số yếu tố quan trọng khi ăn thai phụ cần đặc biệt chú ý.


Lợi ích

Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân. Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Những điều cần tránh

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.


Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản

Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.

Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?

- Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
- Một tuần nên ăn khoảng 340 gram hải sản.

- Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…

- Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Võng điện cho trẻ giấc ngủ ngon - mẹ khỏe

VÕNG RU BÉ NGOAN GIẤC

Chiếc võng là vật dụng gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Nhịp đưa nhè nhẹ, đều đặn như tay mẹ vỗ về, như nhịp bài hát mẹ ru dỗ dành con ngoan giấc. Thế nhưng không phải lúc nào những ông bố bà mẹ cũng đủ sức khỏe và thời gian để ru con mọi lúc hay canh con suốt cả giấc ngủ. Vì thế những chiếc võng điện đã ra đời để hỗ trợ giấc ngủ của bé yêu.

Vừa có thể "ru” bé theo nhịp với chế độ tự động, vừa có thể để mẹ ru con bằng tay và dỗ dành với những câu hát ầu ơ. Không chỉ đơn thuần là nơi con nằm ngủ, chiếc võng điện còn thay lời mẹ thủ thỉ với bé những lời yêu thương qua nhịp đẩy không ngừng.



CHI TIẾT SẢN PHẨM:

Kích thước đạt chuẩn hành lý hàng không.

Nhịp võng đều, êm - Bé ngủ ngon.

An toàn tuyệt đối với bộ biến điện từ 06v - 12v.

Kích thước thùng: (DxRxC): 102 x 38 x 11 cm.

Sức đưa: 20 kg.

Kỹ thuật đưa mới, nhịp võng đều, êm, không giật cục.

Khi đưa bằng tay không cần thao tác chuyển đổi.

Sản phẩm có thể đưa điện hoặc đưa tay.


BẢO HÀNH

+ Thời gian bảo hành: 1 năm, chỉ áp dụng cho lỗi kỹ thuật.

+ Trong mỗi thùng nôi tự động Autoru có sẵn 1 tờ Hướng dẫn sử dụng kiêm phiếu Bảo hành sản phẩm (khổ A4), đã đóng sẵn ngày hết hạn bảo hành (tính từ ngày xuất xưởng).

+ Trường hợp khách hàng làm mất phiếu sẽ căn cứ ngày xuất xưởng của sản phẩm dựa trên tem dán trên hộp máy truyền động hoặc Adaptor.

Chi tiết sp: http://mattroibe.com/thiet-bi-vat-dung/vong-vong-xep-vong-dien/vong-dien-cho-tre-giac-ngu-ngon-me-khoe.html

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tiêm phòng bệnh gì trước khi mang thai?

Khi mang thai, sức đề kháng của các bà mẹ giảm đi nhiều so với thời kỳ chưa có thai.

Khi mang thai, sức đề kháng của các bà mẹ giảm đi nhiều so với thời kỳ chưa có thai nên rất dễ bị mắc một số bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, trước khi mang thai, việc khám sức khoẻ tổng thể là cần thiết để biết được rằng cơ thể mình có sẵn sàng cho quá trình mang thai hay chưa? Thông thường trước khi mang thai tối thiểu là 3 tháng, bạn nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B, C, tiêm phòng uốn ván, sởi – quai bị - rubella.

Rubella:

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rubella. Ngay cả người khoẻ mạnh nhất cũng không nên coi nhẹ bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và tư vấn của bác sỹ.

Viêm gan B:

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có thai, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ dẫn tới bệnh ung thư gan.

Thuỷ đậu:

Thuỷ đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thuỷ đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng dị thể, liệt tay chân. Ngoài ra người mẹ mắc thuỷ đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có thai, bạn cũng nên tiêm phòng thuỷ đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên mang thai.

Uốn ván:

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây chứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Tiêm phòng cúm:

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai để tránh bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, thai phụ nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Vắc xin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khoẻ mẹ hoặc tháng 11- giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghĩ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

5 quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Có những quan niệm về chăm sóc mẹ và bé tuy sai lầm nhưng vẫn được nhiều mẹ tin sái cổ.

Đối với bé

1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương
Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.
Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.


2. Bé cần được tắm mỗi ngày
Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.
Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.
Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.
Đối với mẹ
3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng
Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như:
Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.
Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh
Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.

4. Sau sinh phải kiêng tắm gội
Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.
Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.
5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh
Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.
Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.