Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Võng xếp inox cao cấp

KHUNG VÕNG INOX CAO CẤP
  • GIÁ TRÊN BAO GỒM LƯỚI VÕNG + KHUNG.
  • Khung võng inox ống phi 32 cực khỏe, dành cho người lớn.
  • Lưới võng lớn, đẹp, dày, êm ái, khổ rộng co giãn vừa phải.
  • Kích thước khi đóng gói: 111 x 14 x 20 cm.
  • Thanh ngang dẹp cực chắc chắn có khóa vặn ở giữa.
  • Hệ thống mũ gài inox chống mòn, sút, đầu bịt ống bằng inox bền, an toàn khi sử dụng.
  • Chiều dài khung khi sử dụng: 230cm dài x 80cm ngang x 90cm cao.
  • Miễn phí giao hàng trong bán kình 10 km tại HN.
  • Sản phẩm được bảo hành 12 tháng.



Chi tiết sản phẩm:  http://mattroibe.com/thiet-bi-vat-dung/vong-vong-xep-vong-dien/vong-xep-inox-cao-cap.html

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Võng xếp Duy Lợi




Khung sơn tĩnh điện kiểu thường, dành cho người lớn: được ưa chuộng & sử dụng phổ biến ở thị trường nội địa, Châu Á.

Kích thước khi đóng gói: 113 x 14.5 x 19.5 cm

Chiều dài KHUNG khi sử dụng: 259 x 74,5 x 79,0 cm

Chiều dài LƯỚI: 175 x 240 cm

Nguồn:  http://mattroibe.com/thiet-bi-vat-dung/vong-vong-xep-vong-dien/vong-xep-duy-loi.html

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Dạy trẻ nói tốt trước 1 tuổi

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Khi tiếp xúc, cố gắng dùng ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ không lời, khi bé muốn yêu cầu điều gì, người lớn cần dùng lời nói để diễn tả trước khi đưa đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM khuyên, ngay từ khi trẻ chào đời, cha mẹ nên chú ý dạy con cách giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua cử chỉ, lời nói. Thông thường khi được 12 tuần tuổi trẻ đã biết cười khi người khác nói chuyên với mình và phát âm thanh "ê...a", 16 tuần bé biết quay đầu về phía giọng nói phát ra... Nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa bé đi khám, bởi những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường bị những rối nhiễu về ngôn ngữ.

Để phụ huynh có thể đối chiếu, bà Minh nên khái quát các đặc điểm phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi như sau:

Sự phát triển nhận thức:
 
-Từ 3 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng nhìn mọi người và mọi vật chăm chú hơn. Bé bắt đầu biết tìm hiểu về cơ thể mình như chăm chú nhìn các ngón tay, bàn tay, theo dõi cử động của tay, dang cả hai tay và đặt tay này lên tay kia. 

                                   

- Từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ thường cảm nhận mọi vật xung quanh bằng mắt. Các em tìm hiểu thế giới bằng cách sờ mó vào vật mà chúng nhìn thấy. Bé có thể dõi theo những vật chuyển động. Vừa dõi theo vật mình thích, trẻ vừa đập chân đập tay, vừa phát ra những âm thanh sung sướng. Bé còn có khả năng bắt chước các biểu hiện nét mặt khác nhau của người lớn. Đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển và gìn giữ mối liên hệ tình cảm giữa trẻ và cha mẹ.

Nhằm phát triển khả năng nhận thức cho bé, cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên đưa trẻ đi dạo chơi để bé có thể quan sát cảnh vật xung quanh. Như thế sẽ giúp trẻ làm quen và thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng mới mẻ về thế giới bên ngoài.

Đặc điểm phát triển trí nhớ:
Từ 4 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt giữa vật cũ và vật mới. Bé có xu hướng thích nhìn các đồ vật mới hơn, điều đó chứng tỏ rằng trẻ nhớ rõ các đồ vật mà chúng được nhìn thấy trước đó. Để bắt chước người lớn, trẻ cần phải ghi nhớ các âm thanh và hành động của người lớn. Để nhận ra mẹ thì trẻ phải nhớ khuôn mặt mẹ, giọng nói của mẹ. Để tìm được đồ chơi bị giấu trước mắt, trẻ phải nhớ lại nơi mà món đồ đó được giấu.

Nắm bắt được đặc điểm này, cha mẹ cần nên tổ chức nhiều hoạt động, nhiều trò chơi lặp đi lặp lại để rèn luyện trí nhớ cho con. Khi chơi, nên sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nhằm giúp bé phát triển trí nhớ và khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ:

Ngay từ khi mới sinh, trẻ đã có cách biểu hiện những đòi hỏi, mong muốn trước cha mẹ. Ví dụ: Bé khóc khi muốn ăn, ọ ẹ khi tã lót bị ướt. Đến thời điểm gần một năm tuổi, hầu hết trẻ đã biết phát âm từ đầu tiên. Trẻ đã học được các cách thức giao tiếp cơ bản với người lớn. Trình độ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ.

- 12 tuần tuổi: Cười khi người khác nói chuyên với mình, phát ra âm thanh "ê...a".

- 16 tuần: Quay đầu về phía giọng nói phát ra.

- 6 tháng tuổi: Từ âm thanh "ê a" chuyển sang nói bập bẹ.

- 8 tháng tuổi: Phát âm lặp đi lặp lại các âm tiết như "ma ma", "ba ba"...

Để giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn từ, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Khi tiếp xúc, luôn dùng lời nói, cả ngôn ngữ không lời, khi trẻ yêu cầu một điều gì, cần dùng ngôn ngữ diễn ra trước khi đưa đồ vật. Như thế sẽ giúp bé phát triển tối ưu khả năng sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: Nếu trẻ chỉ cốc nước, người lớn không nên đưa ngay mà nên vừa chỉ cốc nước vừa nói “Con muốn cốc nước phải không?” hay “Mẹ sẽ lấy cốc nước cho con nhé?”.

Mặt khác nếu trẻ đến từng mốc giai đoạn mà chưa đạt được các tiêu chuẩn trên, nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi. Trên thực tế, những đứa trẻ bị tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý thường có những rối nhiễu về ngôn ngữ.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Cách Cha Mẹ Giúp Con Điều Hòa Ăn Uống Từ Bên Trong


Những hướng dẫn cho ăn này có ích cho mọi đứa trẻ, nhưng đặc biệt quan trọng với trẻ ăn quá ít nhiều hay ăn quá nhiều.

1. Học cách phân biệt giữa đói và no

Để khắc phục tình trạng ăn uống thất thường, bất thường bạn hãy lập thời gian biểu khoa học với giờ ăn chính và ăn vặt điều độ, cách nhau ít nhất 3-4 tiếng, và không ăn hay uống gì giữa các bữa ăn ngoài nước lọc. Khi chỉ được phép ăn vào đúng bữa, các bé sẽ bắt đầu có cảm giác đói, và phân biệt được với cảm giác no ở cuối mỗi bữa ăn. cũng sẽ học được người ta chỉ ăn khi “có cảm giác đói ở bụng”, chứ không phải bất cứ khi nào thấy có thức ăn ngon lành.

Bạn có thể áp dụng chế độ ăn sáng vào khoảng 7-8 giờ, ăn trưa khoảng 12 giờ, ăn xế khoảng 15 giờ và ăn tối khoảng 18.30 hay 19 giờ. Nhưng trước khi áp dụng, hãy nhớ giải thích kỹ cho con để bé biết điều gì sắp xảy ra, chuẩn bị tinh thần cho con là sẽ không có bim bim giữa các bữa chính và bữa xế nữa, và chính cha mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần để bảo đảm nghiêm túc theo kế hoạch, nhất là trước những áp lực năn nỉ và ăn vạ của con.

Trẻ cần nhận được thông điệp rõ ràng là chỉ được ăn trong bữa chính và bữa xế, ngoài ra không được ăn linh tinh!

2. Nhận ra được cảm giác no và giảm tốc độ ăn

Cha mẹ đừng hạn chế con trong bữa ăn mà hãy cho ăn từng ít một cho tới khi bé nhận ra dạ dày đã no. Bạn hãy múc cho con từng phần nhỏ, rồi cho bé tự múc thêm 2-4 lần, bé sẽ ăn chậm lại. Trước khi lấy thêm thức ăn cho bé, cha mẹ nên hỏi: “bụng con còn đói hay đã thấy no rồi?” để bé hướng sự chú ý vào dạ dày của mình và “kiểm tra” xem cảm giác ở đó ra sao. Cha mẹ cũng nên bình luận về cảm giác đói, no của chính mình, thay vì nói, “Cha/mẹ ăn xong rồi” thì nên tập làm mẫu cho con bằng cách nói “cha/mẹ no rồi”. Làm như vậy sẽ tập cho bé nhận thức rõ hơn về cảm giác đói và no.

Quá trình “học no” này có thể mất một thời gian, nhưng cũng có thể chỉ cần vài ngày là bé đã biết được khi nào cần ngừng ăn rồi!

3. Học ăn những thức ăn ngon từng tí một

Không dùng đồ ăn vặt và đồ ngọt ra để dụ dỗ con, nhưng thỉnh thoảng có thể cho những món này thành một phần của bữa ăn bình thường, cho con muốn ăn trước nếu thích. Đây là một thử thách lớn, nhưng cần thiết cho cả trẻ nhỏ và cha mẹ.

Từ khi còn rất bé, trẻ con đã hình thành mối liên hệ mạnh mẽ giữa thực phẩm chúng ăn với những trải nghiệm về cảm xúc. Việc cho bé ăn bánh kẹo để thể hiện tình cảm của chúng ta đã khiến đồ ngọt càng ngọt hơn, và việc giữ món tráng miệng lại cho tới khi bé ăn xong thức ăn lành mạnh là chính ta đã “hạ giá” thức ăn lành mạnh trong nhận thức của bé. Thay khi đó, nếu món tráng miệng chỉ được coi như bất kỳ món nào khác trong bữa ăn, bé sẽ không còn đánh giá quá cao món tráng miệng nữa, và học được cách ăn đồ tráng miệng ngọt một cách điều độ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần giới hạn lượng tráng miệng cho con ăn. Nếu bé đòi thêm, cha mẹ có thể nói, “bữa nay chúng ta chỉ có thế thôi, con sẽ lại được ăn tráng miệng vào bữa khác.”

4. Học tự dỗ mà không cần sự giúp đỡ của thức ăn

Trong tuổi tập đi, trẻ nhỏ cần học cách điều hòa ăn, ngủ và cảm xúc. Đây là khoảng tuổi mà các bé dễ dàng nổi cơn tam bành khi mọi việc không như ý, và cũng là khoảng tuổi mà cha mẹ cần dạy cho con hiểu một số hành vi là không chấp nhận được. Tùy theo tính nết của đứa trẻ, tuổi này có thể là một giai đoạn vô cùng thách thức. Nhiều bé chỉ cần cha mẹ nghiêm giọng, “Không làm thế!” là đã biết dừng ngay một hành động “hư hỏng”; nhưng cũng có những bé khác lại thích “thử” xem giới hạn đến đâu, thậm chí sau nhiều lần cảnh cáo vẫn dám nhìn thẳng vào mắt cha mẹ và tiếp tục làm điều chúng thích.

Những năm đầu đời rất quan trọng để giúp một đứa trẻ phân biết được giữa “cảm giác đói ở bụng” với những nhu cầu tình cảm. Cha mẹ cần cho con ăn vào đúng bữa, khi chúng đói, chứ không nên cho bé bình sữa hoặc thức ăn vào những lúc khác chỉ để xoa dịu cảm xúc. Bé có thể khổ sở và nổi cơn tam bành khi cha mẹ không nhượng bộ, nhưng các bé cần học cách tự dỗ mình mà không cần thức ăn.

5. Học xem TV hay đi xem phim mà không ăn 

Kết hợp ăn với xem TV lâu nay đã trở thành thú tiêu khiển rất phổ biến, có vẻ như ai cũng làm vậy, và có vẻ như không ai thắc mắc liệu điều ấy có nên không. Bắp nổ và coi phim đã gắn chặt với nhau đến nỗi nhiều đứa trẻ cho rằng phải có bắp nổ hay bim bim thì mới gọi là thưởng thức bộ phim được trọn vẹn. Nhưng cha mẹ cần biết: đứa trẻ vừa ăn vừa xem một bộ phim lý thú sẽ không thể để ý mình đã no hay chưa, và có thể sẽ cứ tiếp tục ăn bất kể đói hay không cho tới khi hoặc là thức ăn hết, hoặc là phim hết.
Tốt nhất là không để hình thành những thói quen ăn uống không tốt khi con bạn còn nhỏ, vì càng lớn sẽ càng khó thay đổi.